Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: A Na Luật »»
(s: Aniruddha, p: Anuruddha, 阿冕樓馱): còn gọi là A Na Luật (阿那律), A Nan Luật (阿難律), A Lâu Đà (阿樓陀), hay A Ni Luật Đà (阿尼律陀), A Nê Lô Đậu (阿泥盧豆); ý dịch là Vô Diệt (無滅), Vô Tham (無貪), Vô Chướng (無障), Như Ý (如意), Thiện Ý (善意), Bất Tranh Hữu Vô (不爭有無); là người em họ của Đức Phật, một trong các vị đại đệ tử của Phật. Về xuất xứ tên Vô Tham của Tôn Giả, do đời trước xa xưa đói khát, ông thường lấy thức ăn của mình cúng dường cho một vị Bích Chi Phật (辟支佛), do đó, 7 đời sanh lên cõi trời đều làm Thiên Vương; 7 đời sanh vào cõi người đều làm vua, đời đời về sau mọi cầu mong đều được như ý, và trong 91 kiếp không chịu nỗi khổ nghèo cùng, khốn khổ. Về thân thế của Tôn Giả, Khởi Thế Kinh (起世經) quyển 10, Ngũ Phần Luật (五分律) quyển 15, Chúng Hứa Ma Ha Đế Kinh (眾許摩訶帝經) quyển 2, v.v., cho biết rằng Tôn Giả là con của Hộc Phạn Vương (斛飯王). Tuy nhiên, Phật Bản Hạnh Tập Kinh (佛本行集經) quyển 11, Đại Trí Độ Luận (大智度論) quyển 3 lại cho rằng Tôn Giả là con Cam Lồ Phạn Vương (甘露飯王). Sau khi thành đạo, đức Phật trở về thăm cố hương, lúc đó A Na Luật cùng với A Nan (阿難), Nan Đà (難陀), Ưu Ba Ly (優波離), v.v., xuất gia làm đệ tử đức Phật. Tôn Giả cũng giống như A Nan và rất nhiều người trong giòng họ xuất gia theo Phật. Tôn Giả có tật vừa nghe thuyết pháp vừa ngủ gục nên một lần kia bị Đức Phật quở mắng, Ngài phát thệ nguyện từ đó trở đi, tuyệt đối không ngủ nghỉ, đến nỗi, về sau Tôn Giả bị mù cả hai mắt. Tuy nhiên, do kết quả của sự tinh tấn tu hành như vậy, Tôn Giả đã chứng được Thiên Nhãn. Tôn Giả thông cả Bát Đại Niệm (八大念, tức tám điều giác ngộ của bậc đại nhân) và Tứ Niệm Xứ (四念處, bốn phép Thiền Quán). Tôn Giả được liệt vào 10 vị đại đệ tử và được xem là người có Thiên Nhãn Đệ Nhất. Khi Đức Phật nhập diệt thì Tôn Giả đã cùng với A Nan và các đệ tử khác hầu cận một bên.
(s, p: Devadatta, 提婆達多): gọi tắt là Đề Bà (提婆), âm dịch là Đề Bà Đạt Đâu (提婆達兜), Địa Bà Đạt Đa (地婆達多), Đề Bà Đạt (提婆達), Điều Đạt (調達); dịch là Thiên Thọ (天壽), Thiên Nhiệt (天熱), Thiên Dữ (天與). Ông là người em họ của đức Thế Tôn, anh của A Nan (s, p: Ānanda, 阿難), con của trưởng giả Thiện Giác (善覺) và là em của công chúa Da Du Đà La (s: Yaśodharā, p: Yasodharā, 耶輸陀羅). Khi đức Thế Tôn về thăm cố hương của mình, ông đã cùng với những người thanh niên của dòng họ Thích Ca như A Nan, A Na Luật (s: Aniruddha, p: Anuruddha, 阿那律), Ưu Ba Ly (s, p: Upāli, 優波離), v.v., đã xuất gia và theo làm đệ tử của đức Phật. Trong suốt 12 năm trường, ông thường có thiện tâm và nỗ lực tu tập, nhưng không chứng được thánh quả nên dần dần tâm ấy thối chuyển và sanh ra ác niệm. Ông càng ganh tỵ với thanh danh của Thế Tôn khi ấy càng lúc càng lên cao, nên đã kết hợp với Thái Tử A Xà Thế (s: Ajātaśatru, p: Ajātasattu, 阿闍世) nước Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩掲陀), tìm cách chiếm đoạt ngôi vị quốc vương và pháp vương. Riêng A Xà Thế thì đã chiếm được ngôi vị quốc vương thay cho vua cha Tần Bà Sa La (s, p: Bimbisāra, 頻婆娑羅), nhưng Đề Bà Đạt Đa thì không đạt được nguyện vọng lãnh đạo giáo đoàn thay thế đức Thế Tôn. Hơn nữa, chính ông đã chủ trương thanh lọc hóa giáo đoàn và yêu cầu quy định về nếp sống sinh hoạt nghiêm túc của các Tỳ Kheo, nhưng rồi vẫn không được tán đồng, cho nên ông đã thống lãnh 500 vị Tỳ Kheo phụ họa theo ý kiến của ông để tiến hành ý định muốn biệt lập giáo đoàn, nhưng cuối cùng vẫn không đạt được mục đích của mình. Ông đã rắp tâm lăn đá từ trên Linh Thứu Sơn (s: Gṛdhrakūṭa, p: Gijjhakūṭa, 靈鷲山) xuống để giết hại đức Thế Tôn, nhưng may thay những mảnh vụn đá chỉ làm tổn thương nhẹ ngón chân của đức Phật mà thôi. Bằng tất cả các phương kế của mình, Đề Bà Đạt Đa lại thả con voi say với ý đồ muốn sát hại đức Phật, nhưng con voi kia lại quy phục theo Phật. Với những việc làm như vậy, ông đã phạm vào các nghịch tội như phá hòa hợp tăng, làm cho thân Phật chảy máu, giết hại Tỳ Kheo Ni, v.v., cho nên khi qua đời, ông bị đọa xuống địa ngục Vô Gián.
(s, p: Upāli, 優波離): còn gọi là Ưu Bà Ly (優婆離), Ô Ba Ly (鄔波離), Ưu Ba Lợi (憂波利); ý dịch là cận chấp (近執), cận thủ (近取); là một trong 10 vị đại đệ tử của đức Phật; xuất thân xứ Ca Tỳ La Vệ (s: Kapilavastu, p: Kapilavatthu, 迦毘羅衛) của Ấn Độ, thuộc dòng dõi giai cấp Thủ Đà La (s: śūdra, p: sudda, 首陀羅), vốn là người thợ hớt tóc trong cung đình. Sau khi thành đạo được 6 năm, nhóm 7 người gồm Bạt Đề (s: Bhadrika, p: Bhaddiya, 跋提), A Na Luật (阿那律, tức A Nậu Lâu Đà [s: Aniruddha, p: Anuruddha, 阿冕樓馱]), A Nan (s, p: Ānanda, 阿難), v.v., phát tâm xuất gia; Ưu Ba Ly cũng theo nhóm này xin xuất gia. Chính tôn giả đã giúp đức Phật mở rộng cánh cửa nhiếp hóa bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, giai cấp, v.v. Tôn giả là người tinh thông về giới luật, tu trì nghiêm cẩn, được xem như là “Trì Luật Đệ Nhất (持律第一, vâng giữ giới luật số một).” Cho nên, trong cuộc kết tập kinh điển lần đầu tiên, tôn giả đã tụng Luật Bộ. Về công đức lúc sinh tiền, nhân duyên xuất gia của tôn giả, có ký lục trong Phật Bản Hạnh Tập Kinh (佛本行集經, Taishō Vol. 3, No. 190) quyển 53~55. Về phía Mật Giáo, tôn giả là một trong các vị Thanh Văn trong Thích Ca Viện thuộc Thai Tạng Giới Mạn Trà La (胎藏界曼荼羅), ở bên trái đức Phật Thích Ca. Về hình tượng, hiện thân Tỳ Kheo, ngồi kiết già trên lá sen. Ngoài ra, Ưu Ba Ly hay Ưu Bà Ly (s, p: Upāli, 優婆離), còn là tên của vị tăng người Thái Lan sống vào khoảng thế kỷ 18, vâng mệnh đức vua Ba Long Khoa Tư (波隆科斯, Borom Kos) của vương triều Đại Thành (大城) tổ chức tăng đoàn, rồi sang Tích Lan truyền trao giới pháp theo phương thức Xiêm La. Vào năm 1753, theo nghi thức của tăng đoàn Thái Lan, sư truyền trao Tỳ Kheo giới cho Tát La Nan Ca La (薩羅難迦羅) và 5 vị Sa Di Tích Lan, bắt đầu khai sáng Phái Tích Lan Xiêm La (錫蘭暹羅派, Syāma-vaṃsa), và sau đó qua đời tại xứ này.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập