Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Thành ngữ Việt Nam »» Đang xem mục từ: ba lá »»
nd. Giống lúa chiêm thân cao và cứng, bông dài nhiều hạt, gạo trắng.
nd. Người đàn bà làm nghề đồng bóng. Cũng gọi Bà bóng.
nd. Người đàn bà làm nghề đỡ đẻ.
nt. Bậy bạ, không đáng kể, không ăn nhập vào đâu. Chuyện ba láp.
pd. Bản nhạc có tính sử thi hay có kịch tính. Các ba lát của Chopin.
nt. Vớ vẩn, không có giá trị ý nghĩa gì. Nói ba lăng nhăng. Học những thứ ba lăng nhăng.
nd. Ba lần sinh sau ba lần chết theo thuyết luân hồi của đạo Phật. Nói về tình duyên gắn bó. Ví chăng duyên nợ ba sinh (Ng. Du).
nd. Cò dùng làm mồi để bắt con cò khác; chỉ người dụ kẻ khác để bịp bợm trong một vài môn bạc. Cò mồi của bài ba lá.
nđg 1 (ht tiếu). Nhếch môi hoặc há miệng lộ vẻ vui hay có một ý tứ gì khác: Chưa nói đã cười, chưa đi đã chạy, thứ người hư thân (t.ng). Cười bả lả: cười muốn giải hòa. Cười bò càng, cười bò kềnh: cười lăn ra. Cười duyên: Cười làm duyên kín đáo. Cười gằn: Cười thành tiếng ngắn để mỉa mai, tỏ sự bực tức. Cười góp: cười theo người khác. Cười gượng: cố giả vờ cười. Cười huề: cười bả lả. Cười khan, cười lạt: cười lấy lệ. Cười khà: cười thành tiếng thích thú. Cười khẩy: cười nhếch mép vẻ khinh thường. Cười khì: cười cố tâm hoặc cười ngu ngốc. Cười khúc khích: cười nho nhỏ và bụm miệng lại làm bộ như không cho nghe. Cười lả lơi, cười lẳng: cười có vẻ cớt nhả, không đứng đắn. Cười mỉm, cười mím chi, cười miếng chi: cười không có tiếng, không mở miệng. Cười mơn: cười lấy lòng. Cười mát: cười nhếch mép tỏ vẻ khinh hay hờn giận. Cười mũi: Cười ngậm miệng, chỉ phát ra vài tiếng ở mũi tỏ ý coi khinh. Cười nịnh: cười giả dối để lấy lòng. Cười nụ: Cười chúm môi lại, không thành tiếng, tỏ sự thích thú một mình hay tỏ tình kín đáo. Cười ngất: cười lớn tiếng từng chuỗi dài, tỏ ý thích thú. Cười nhạt: cười nhếch mép, tỏ ý không bằng lòng hay khinh bỉ. Cười như nắc nẻ (hay Cười nắc nẻ): cười giòn từng tràng như bướm nắc nẻ đập cánh. Cười ồ: nhiều người cùng bật lên tiếng cười to, do thích thú đột ngột hoặc để trêu chọc mua vui. Cười phá: nhiều người cùng bật lên tiếng cười to thành chuỗi dài vì rất thích thú một cách đột ngột. Cười ra nước mắt: Gượng cười trong khi đáng lẽ phải khóc. Cười rộ: nhiều người cùng bật lên tiếng cười to thành một chuỗi dài. Cười ruồi: cười chúm môi, do điều thích thú riêng. Cười sằng sặc (hay Cười sặc): cười thành tràng thoải mái. Cười tình: cười hé miệng để tỏ tình. Cười trừ: cười để tránh phải trả lời. Cười tủm: cười mỉm một cách kín đáo. Cười vỡ bụng: cười to thành chuỗi dài. Cười xòa: cười thành tiếng vui vẻ.
2. Trêu ghẹo, ngạo nghễ: Cười người chớ khá cười lâu, Cười người hôm trước hôm sau người cười (c.d). Cười chê: cười để ngạo. Anh làm chi, cho thiên hạ cười chê, Trai khôn sao dễ dụ, si mê chi gái nạ dòng (c.d). Cười cợt: trêu ghẹo.
nd. Đàn bà làm đồng bóng. Đồng cô bóng cậu.
nt. Gầy ốm, suy giảm thể lực đến trông già hẳn đi. Hom hem như bà lão.
nIđg. 1. Trực tiếp cho biết tên gọi, nghề nghiệp, thuộc tính, bản chất của người, vật, hiện tượng. Người đang hát là Xuân Hoa. Anh này là công nhân. Vàng là kim loại quý.
2. Chỉ quan hệ tương đương về giá trị. Một với một là hai. Im lặng là vàng.
IIl. 1. Cho biết nội dung của điều vừa nói. Cứ tưởng là anh ấy gặp rủi ro. Ai cũng khen là giỏi. Chị ấy nói là đang bận.
2. Chỉ kết quả của điều kiện vừa nêu. Đã nói là làm. Nói động đến là tự ái. Học xong là chạy ra sân bóng.
IIItr. 1. Làm cho lời nói có vẻ tự nhiên hay có vẻ ý kiến chủ quan của người nói. Chẳng khác nhau là mấy. Tôi thấy là chưa vững lắm.
2. Kết hợp với từ lặp lại liền sau để nhấn mạnh về sự khẳng định hay về mức độ. Rét ơi là rét. Trông nó hiền hiền là. Bà là bà bảo thật.
nd. Lá phụ nhỏ ở trong một lá kép. Lá đậu tương gồm ba lá chét.
nd. Nữ hung thần theo Phật giáo, chỉ người đàn bà hung dữ, lắm mồm. Gặp bà la sát ấy rồi.
nId. 1. Người già khoảng 70 tuổi trở lên. Ông lão. Bà lão. Sống lâu lên lão làng (t.ng).
2. Chỉ người đàn ông thuộc hạng già hay đứng tuổi. Lão thầy bói. Lão chủ keo kiệt.
IIt.1. Già, hết sức phát triển. Cây dừa lão.
2. Thêm trước danh từ chỉ người để chỉ người có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, đáng kính trọng. Lão nghệ nhân. Lão danh y.
nd. 1. Một trường hợp, một thời điểm xảy ra một sự kiện, một hiện tượng lặp đi lặp lại và thường dùng để tính, để đếm. Có gặp nhau mấy lần. Lần đầu tiên anh ấy sai hẹn. Đã dặn đi dặn lại năm lần bảy lượt.
2. Lớp gồm nhiều vật ngăn cách từ bên ngoài đến bên trong. Bóc hết lần vỏ ngoài. Qua ba lần cửa.
3. Chỉ là số nhân hay số chia khi nói về sự tăng hay giảm. Tăng ba lần. Giảm hai lần. Hai lần năm là mười.
nIđg. 1. Đưa cái của mình hay cái có sẵn ra dùng. Lấy sách ra đọc. Lấy tiền trả cho người ta.
2. Lấy cái thuộc về người khác làm của mình. Lấy trôm. Lấy của công.
3. Dùng phương tiện của mình để tạo ra cái mình cần. Vào rừng lấy củi. Cho vay lấy lãi.Lấy công làm lời.
4. Tự tạo ra cho mình. Lấy giọng. Lấy đà.
5. Xin. Lấy chữ ký. Lấy ý kiến rộng rãi.
6. Chỉnh lại hay tìm biết cho chính xác. Lấy lại giờ theo đài. Lấy nhiệt độ cho bệnh nhân.
7. Đòi giá bán là bao nhiêu. Con gà này bà lấy bao nhiêu?
8. Trích ra. Câu này lấy ở Truyện Kiều.
9. Đi mua. Đi lấy hàng về bán.
10. Kết thành vợ chồng. Lấy người cùng quê. Lấy vợ cho con.
IIp.1. Biểu thị kết quả của hành động. Học lấy lệ. Bắt lấy nó.
2. Biểu thị hành động tự người hành động tạo ra. Ông ấy tự lái lấy xe. Trẻ đã có thể giặt lấy quần áo.
3. Nhấn mạnh về mức độ tối thiểu. Ở lại chơi thêm lấy vài ngày. Túi không còn lấy một đồng.
nđg. 1. Làm phép nhân trong toán học. Hai nhân ba là sáu.
2. Làm tăng thêm nhiều lần. Nhân bèo hoa dâu. Nhân các điển hình tốt.
hd. Loại cây nhỡ có hoa đẹp, mỗi ngày thay sắc ba lần (trắng, vàng, đỏ) và sớm nở, tối tàn.
nt. Già. Ông tra bà lão.
nc. Những tiếng để mở đầu câu thần chú; dùng để đùa, khi muốn cho là mình làm phép cho xảy ra việc gì. Úm ba la ba đồng thành bảy.
dt. Con gái, đàn bà làm nghề khiêu vũ.
nđg(thgt). Ăn. Ngày ba lần xực coi còn đói (Ph. Ch. Trinh).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập