Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Thành ngữ Việt Nam »» Đang xem mục từ: lót »»
nIđg. 1. Đặt thêm một miếng vào phía trong hay ở dưới một vật. Áo lót. Rế lót nồi. Lót tã cho trẻ.
2. Lát, trải. Lót đường. Lót gạch nền nhà.
3. Đệm vào giữa các âm một vài tiếng. Điệu hát có nhiều tiếng lót. Tên nữ thường lót tiếng thị.
4. Ém sẵn quân. Lót quân.
5. Đút lót. Tính bài lót đó luồn đây (Ng. Du). IId.1. Lần vải phía trong một số loại áo. Vải làm lót áo khoác.
2. Tã. May lót.
hd. Mượn lốt nhà sư để làm việc xấu. Ác tăng đội lốt thầy tu, Thấy cô gái đẹp bỏ chùa đi theo (cd).
nđg.1. Nhận tiền của kẻ đút lót. Hắn không chịu ăn tiền.
2. Chắc chắn thành công. Làm như thế, nhất định phải ăn tiền.
hđg. Bóc lột. Bác tước dân lành.
nd. 1. Lột lớp vỏ ngoài. Bóc vỏ. Bóc bánh chưng.
2. Mở, xé bao ra. Bóc thư.
nth. Bóc lột, vơ vét cả những thứ cần thiết cho cuộc sống.
nđg. Chiếm đoạt thành quả lao động, những của cải của người dựa vào quyền hành thế lực. Người lao động bị chủ tư bản bóc lột.
nđg. Lấy hai tay ấn cổ cho nghẹt; hiểu rộng chỉ việc hà hiếp bóc lột thái quá.
hđg. Tước, lột chức phận.
nd. Cũng nói. Cách mạng xã hội chủ nghĩa: Cách mạng nhằm thủ tiêu chế độ người bóc lột người, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười 1917.
nđg. 1. Lớt phớt bên ngòai, không thật sự bắt tay vào việc gì. Cứ chàng màng không chịu làm gì.
2. Ve vãn, muốn quan hệ yêu đương không thích đáng. Đi chàng màng một người đàn bà có chồng.
nd. Học thuyết chủ trương xây một xã hội dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất trong đó không còn bóc lột giai cấp và áp bức dân tộc, sản xuất xã hội phát triển thỏa mãn ngày càng đầy đủ các nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi người.
nd. Chính sách của các nước tư bản chủ nghĩa bóc lột và áp bức nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc.
nd. Hình thái xã hội - kinh tế xuất hiện sau chế độ phong kiến, trong đó tính chất cơ bản của nền kinh tế là sản xuất hàng hóa, các tư liệu sản xuất do giai cấp tư sản chiếm hữu và dùng làm phương tiện để bóc lột lao động làm thuê.
nd. Địa chủ lớn thời xưa ; gọi người làm chủ nhiều ruộng đất và bóc lột về địa tô.
nđg.1. Dừng lại, không tiếp tục. Chùn bước, chùn chân.
2. Lọt xuống: Xe chùn xuống ruộng.
nd. Cuộc chơi có quân ghi dấu, bày ra thế trận do hai người đánh với nhau. Cờ cao Đế Thích chấp hai xe (Thơ cổ). Cờ bỏi: cờ tướng diễn ra trên khoảng đất mà quân cờ được đổi thành biển gỗ lớn và mỗi nước đi được ra hiệu bằng trống bỏi. Cờ chó(hoặc cờ chân chó): cờ đánh bốn quân đi từ bốn gốc. Cờ gánh: cờ chơi với 16 quân, khi nào quân của mình lọt vào giữa hai quân của phe địch thì ăn cả hai quân ấy. Cờ người: lối cờ tướng lấy người thế vào các quân cờ. Cờ tây: cờ chơi theo lối của người phương Tây trên bàn cờ có 64 ô vuông và 32 quân cờ. Cờ tướng: Cờ có 32 quân (gồm tướng, sĩ, tượng, xe, phao, mã, chốt, mỗi loại quân có cách đi riêng, bên nào ăn được tướng của bên kia là thắng. Cờ vây (cờ vi): cờ mỗi bên có 150 quân, khi đánh đặt từ quân một để vây lẫn nhau.
nId. 1. Vật mình có, mình tạo được, tiền bạc, tài sản: Ở đời muôn sự của chung, Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi (c.d). Của chìm của nổi: bất động sản và động sản. Của đút: tiền hối lộ, đút lót. Của phi nghĩa: của làm ra không ngay thẳng. Của phù vân: của không chính đáng, của dễ mất. Của tổ ấm: của ông bà để lại.
2. Đồ vật: Của rẻ của ôi (t.ng). Của hiếm. Của quí. Của tin: vật để làm tin. Của tin gọi một chút này làm ghi (Ng. Du).
3. Thức ăn, đồ ăn: Của không ngon, đông bà con cũng hết (t.ng). Của chua: trái còn xanh chưa chín.
IIgi. Thuộc về: Sách của anh. Tiền của nó.
nd. Cua mới lột, mai còn mềm. Cũng gọi Cua dẽ, Cua lột.
nd. Cua mới lột, còn ít thịt, nhiều nước, trái với Cua chắc.
nd. Mức tột cùng. Bị bóc lột đến cùng cực.
nt. Dễ lọt vào lỗ tai, không khó chịu khi nghe đến, hợp lý: Lời nói dễ nghe.
nd. Cuộc đấu tranh giữa các giai cấp để thủ tiêu hay để duy trì áp bức bóc lột.
nđg. Bóc lột. Đẽo khoét dân nghèo.
nI. 1. Đồ nhận bông gòn hoặc cỏ, v.v... để lót, nằm, ngồi cho êm. Đệm hồng thúy thơm cho mùi xạ (Ô. Nh. Hầu).
2. Cái đặt thêm vào cho không còn hở hay sự cọ xát êm hơn. Miếng đệm bằng mút.
IIđg. 1. Đặt vào một miếng đệm. Đệm rơm chung quanh cho êm khi di chuyển.
2. Thêm vào tiếng nói hay âm thanh. Đệm vào những tiếng ạ sau câu nói. Đệm đàn pianô cho tốp ca.
hd. Phần huê lợi hay tiền mà người thuê ruộng phải nộp cho chủ ruộng. Địa chủ bóc lột địa tô.
nđg.1. Thay cái vỏ ngoài (nói về thú vật). Rắn đổi lốt.
2. Thay hình đổi dạng.
nđg. Giả dạng. Đội lốt thầy tu.
nđg.1. Nhồi, lót vào bên trong. Độn bông vào gối.
2. Trộn lẫn thêm lương thực phụ. Cơm độn khoai. Ăn độn.
nd.1. Kim loại màu đỏ lợt. Phòng văn hơi giá như đồng (Ng. Du). Đồng bạch. Đồng đen. Đồng thau. Đồng thòa: đồng trộn ít vàng.
2. Một phần mười của một lạng. Kẻ chín đồng, người một lạng.
3. Đơn vị tiền tệ. Đồng đô-la. Đồng rúp. Đồng bạc.
4. Tiền bạc nói chung. Đồng lương. Đồng ra đồng vào.
nđg. Giúp đỡ người đẻ khi thai lọt lòng.
nd. Thanh tre mỏng ghép lại với nhau để lót giường, chõng (cũng gọi là vạc). Giát giường.
nd. Giấy thô làm bằng các nguyên liệu thừa, dùng để lót hàng, bao gói.
nd. Giấy có phết một lớp muội than, dùng để lót giữa các tờ giấy trắng khi đánh máy hay viết nhiều bản.
hdg. Đút lót tiền bạc cho người có quyền hành để được lợi. Của hối lộ. Nạn hối lộ.
nđg. Bóc lột tàn nhẫn.
nd. Khoảng trống nhỏ giữa hai vật tiếp giáp nhau. Nước lọt qua kẽ tay. Kẽ hở.
ht (khd). Chăn, mền, vải bọc người chết. Khâm liệm.Hạ khâm: tấm vải lót dưới người chết khi để trong quan tài.
nd. 1. Kẽ hở dài và hẹp. Gió lọt vào khe cửa.
2. Đường nước chảy giữa hai vách núi. Nước khe trong vắt.
nt&p.1. Các mặt đã ngăn chắn, không gì lọt qua được. Che kín ngọn đèn. Nhà kín gió.
2. Dày đặc, không thể chen thêm vào nữa. Người ngồi kín cả khán đài.
3. Giấu kỹ, không để ai lấy hoặc biết được. Cất kín trong phòng riêng.
4. Bí mật, không để cho ai biết được. Bàn kín với nhau. Bỏ phiếu kín.
nd. Cây mọc ở chỗ ẩm có bóng mát, lá hình giống lá trầu, dùng làm rau hay bọc thịt băm để nướng. Bò nướng lá lốt.
nt. Chỉ âm thanh cao, vang, hơi chói tai. Tiếng còi tàu lảnh lót.
nt. Chỉ âm thanh, cao, trong và âm vang. Tiếng chim lảnh lót.
nd.1. Các cuộc lễ, các thứ lễ vật. Những ngày lễ lạt. Bày biện lễ lạt lên bàn thờ.
2. Của biếu xén, của đút lót. Quan ngài rất nhã nhặn với mọi người và lễ lạt ngài ăn cứ ngọt xớt.
nđg.1. Không yên lòng vì sợ rằng việc không hay có thể xảy ra. Lo vỡ đê. Lo mất mùa. Không có gì đáng lo.
2. Suy tính chuẩn bị để làm tốt việc gì. Lo làm nhà. Lo lễ tết.
3. Dùng hết tâm trí, sức lực để làm cho được. Lo học. Lo vợ cho con.
4. Lo lót, hối lộ. Phải lo mấy chỉ vàng mới xong.
nđg. Lọt vào. Gió lò khe cửa.
nđg. Tìm cách hối lộ. Lo lót với giám đốc để được vào biên chế.
np.1. Nghe trộm, xem trộm. Học lỏm.
2. Lọt gọn vào. Đút lỏm vào mồm.
pd. Phù hiệu quân hàm của quân đội một số nước. Đeo lon đại úy. Lột lon.
nd.1. Những bộ phận của con vật giết thịt. Xào lòng gà. Cỗ lòng lợn. Cháo lòng.
2. Bụng con người. Ấm cật no lòng. Trẻ mới lọt lòng.
3. Bụng dạ, tâm tính người. Thà mất lòng trước mà được lòng sau (t.ng). Làm vui lòng. Làm mất lòng.
4. Phần ở giữa, ở trong. Lòng chén. Lòng bàn tay. Lòng sông. Lòng súng.
nđg. 1. Qua được chỗ trống, chỗ hở. Gió lọt qua khe cửa.
2. Đưa được vào lòng hẹp của vật. Chân không lọt giày.
3. Qua được chỗ khó khăn. Đội bóng đã lọt vào chung kết.
4. Lộ ra ngoài khi muốn giữ kín. Không nên để lọt chuyện này.
5. Rơi vào chỗ nguy hiểm do người khác bố trí. Đoàn xe lọt vào trận địa phục kích.
nđg. Ăn ít thường vào buổi sáng, ăn cho đỡ đói. Sáng sớm chưa lót dạ. lót dạ mấy củ khoai.
nđg. Vừa mới sinh. Đứa bé vừa lọt lòng.
nđg. Chỉ gia súc chết khi mới đẻ ra. Lứa lợn lót ổ mất hai con.
nt. Xuôi tai. Nói nghe cũng lọt tai.
nđg. Lọt hẳn vào giữa một cách dễ dàng. Bánh xe lọt thỏm xuống hố.
nđg. Tới lui, ra vào, quanh quẩn đây đó luôn. Tối ngày nó lọt xọt trong xóm.
nđg. 1. Để lọt vào trong. Lồng kính vào khung.Lồng giấy để viết.
2. Ẩn. Lẩn vào trong. Vàng gieo ngắn nước cây lồng bóng sân (Ng. Du).
3. Hăng, mạnh lên, có cử chỉ thô bạo do quá tức tối. Ngựa chạy lồng lộn. Tức lồng lên.
nd.1. Xác bọc ngoài. Rắn đổi lốt.
2. Hình thức bên ngoài để che đậy con người thật. Đội lốt nhà đạo đức.
3. Vết dấu. Lốt chân.
nd. Cây hình giống dây tiêu, lá như lá trầu, ăn được. Thịt bò nướng lá lốt.
nđg. 1. Bóc tuột ra. Lột da ếch. Lột mặt nạ. Lột trần.
2. Thay lốt. Rắn lột. Cua lột.
3. Lấy, cướp sạch. Cướp vừa lột hết tiền của hành khách.
4. Làm cho bày ra. Lột hết tinh thần của vở kịch. Lột trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa.
nđg. Cách chức. Vì lạm quyền vừa bị lột chức.
nđg. Thể hiện đầy đủ, sinh động bản chất sự vật, sự việc. Lột tả tính cách một nhân vật.
nIt. Phủ một lớp mỏng, thưa bên ngoài. Mưa bụi lớt phớt. Má lớt phớt chút phấn son.
IIp. Hời hợt bề ngoài, không đi vào thực chất. Làm ăn lớt phớt. Học lớt phớt như thế, thi hỏng là phải.
nđg. 1. Chui qua một chỗ nhỏ, xỏ qua. Khác nào sợi chỉ mà luồn trôn kim (N. Đ. Chiểu).
2. Khéo len lỏi lọt qua nơi nguy hiểm. Luồn qua bót địch.
3. Đưa lọt vào một cách khéo léo. Luồn người vào tổ chức địch.
nđg. Luồn cúi, quỵ lụy vì danh lợi. Luồn lọt không thiếu cửa nào.
hdg. Núp để đánh thình lình. Lọt vào trận địa mai phục.
nd. Lớp mô lót một số bộ phận của cơ thể, có thể tiết chất nhầy. Cũng gọi Niêm mạc.
pd. Áo dệt kim, ngắn chỉ đến quãng dưới thắt lưng, dùng mặc lót bên trong. Cũng gọi Áo thun.
nd. 1. Mặt giả để che giấu mặt thật. Bọn cướp đeo mặt nạ.
2. Bề ngoài giả dối. Lột trần mặt nạ giả nhân.
3. Dụng cụ mang ở đầu và mặt để tránh tác hại của chất độc, chất phóng xạ. Mang mặt nạ chống hơi độc.
nd. 1. Sự lựa chọn, đánh giá của người phụ nữ. Lọt vào mắt xanh của người đẹp.
2. Sự hợp ý nói chung.
nd. 1. Lượng thức ăn vừa để cho vào miệng một lần. Ăn vài miếng lót dạ. Miếng cơm manh áo.
2. Cái ăn. Miếng ngon vật lạ. Có khó mới có miếng ăn (tng).
nd. Mũ mềm có lót bông, có bộ phận bịt kín tai, lưỡi trai vuông, thường dùng cho bộ đội biên phòng.
nt. Như Lợt. Sắc mặt nhợt đi. Da xanh nhợt.
nd. Thứ nong nhỏ, mặt đan sít. Lọt sàng xuống nia (tng).
hd.1. Nơi trải rơm rạ, cỏ, để nằm cho êm hoặc để đẻ. Ổ chim. Ổ gà. Ổ kiến.
2. Đàn động vật con sinh trong cùng một ổ. Gà cùng một ổ.
3. Nơi tụ tập của những người xấu, vật độc hại. Ổ buôn lậu. Ổ vi trùng.
4. Nơi bố trí tập trung lực klượng chiến đấu. Ổ chiến đấu. Lọt vào ổ phục kích.
5. Vật có hình tròn như cái ổ. Ổ bánh nướng. Ổ bánh mì.
6. Đùm bánh xe. Cũng gọi Vòng bi.
nđg.1. Lợt bớt màu hay hương vị. Phai mùi. Phai màu.
2. Bớt nồng thắm. Kỷ niệm không thể nào phai.
hId. 1. Chế độ phong kiến (nói tắt). Tư tưởng chống phong kiến.
2. Những người thuộc giai cấp thống trị trong chế độ phong kiến. Phong kiến cấu kết với đế quốc.
IIt. Thuộc về chế độ hoặc giai cấp phong kiến. Lối bóc lột phong kiến. Anh ấy còn phong kiến lắm.
hd. Nhà có quyền thế. Luồn lọt chốn quyền môn.
nđg. Sinh ra trên đời, lọt lòng mẹ. Đứa bé mới ra đời. Tác phẩm mới ra đời.
nd. Bánh xe có đường rãnh để lọt sợi dây vào mà kéo vật nặng cho dễ.
nd. Người đội lốt sư để làm những việc gian ác, bậy bạ.
nd. Năng lực lao động của con người bao gồm thể lực và trí lực. Bóc lột sức lao động.
nd. Mảnh vải dùng để quấn, lót cho trẻ em từ mới sinh đến dưới một năm. Quấn tã cho con.
hp. Tàn nhẫn và tệ ác. Đối xử tàn tệ. Bóc lột tàn tệ.
hdg.1. Ngấm qua và rỉ ra, chảy đi. Nước sông thẩm lậu qua đê.
2. Lọt ra ngoài từng ít một. Hàng mậu dịch thẩm lậu ra chợ đen.
hp. Tồi tệ hết mức. Bị bóc lột thậm tệ.
nId. 1. Tiếng lót giữa họ và tên của người nữ để phân biệt với tên người nam. Đoàn Thị Điểm.
2. Từ đặt trước tên riêng của người phụ nữ ở tầng lớp dưới trong xã hội. Thị Mầu. Thị Hến.
IIđ. Chỉ người phụ nữ ở ngôi thứ ba với ý xem khinh. Thị bị bắt khi buôn lậu.
hdg. Lột vỏ, thay xác (như con ve, con rắn). Cũng nói Lột xác.
nđg. Cho qua lọt, chấp nhận. Thỏa ước vừa được Thượng viện thông qua.
hdg. Bí mật lọt vào trận địa của đối phương. Trinh sát tiềm nhập đồn địch.
nId. Tầng lớp người sản xuất nhỏ có tư liệu sản xuất riêng và không bóc lột người khác.
IIt. Thuộc tầng lớp tiểu tư sản. Tâm lý tiểu tư sản.
ht.1. Có cấu tạo phức tạp với những chi tiết nhỏ nhặt. Máy móc tinh vi.
2. Có nội dung hay hình thức rất kín đáo, phức tạp, khó nhận ra. Thủ đoạn bóc lột tinh vi.
nđg. Dùng nhựa hay chất dính để làm cho kín, để gắn chặt. Trám thuyền. Trám khe hở. Đút lót tiền để trám miệng.
nIt. 1. Không mặc áo, để lộ nửa phần trên của thân thể. Mình trần. Cởi trần.
2. Không được che bọc mà để lộ cả ra. Đi đầu trần. Dây điện trần. Lột trần mặt nạ. Vạch trần sự dối trá.
3. Ở trạng thái không có cái thường đi kèm theo. Nằm trần, không chăn chiếu, mùng màn.
IIđg. Đem hết sức lực của thân thể ra làm một cách vất vả. Trần lưng ra làm. Trần thân mới có hạt cơm.
IIIp. Chỉ có như thế mà thôi. Đi hết, chỉ còn trần lại có ba người.
hd. Khu vực đánh nhau. Lọt vào trận địa.
nđg. Đe dọa, làm cho khiếp sợ để cướp giật. Bị trấn lột trên đường đi.
np. Qua được cái khó khăn để làm xong. Mang hàng lậu đi trót lọt.
nt.1. Như Trớt (nghĩa mạnh hơn). Môi trớt lớt.
2. Tuột hết cả. Trớt lớt, chẳng được gì.
nIđg.1. Từ trên cao xuống một mạch. Tuột từ trên ngọn cây.
2. Để rơi, để sút mất. Tuột tay.
3. Trầy, lột. Tuột da.
4. Tháo cởi ra. Tuột đôi giày ra.
IIp. Dứt khỏi mau lẹ. Lôi tuột đi. Đổ tuột cả xuống đất.
hId. 1. Giá trị mang lại cho kẻ chiếm hữu nó giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê.
2. Người chiếm hữu tư bản: Nhà tư bản.
IIt. Tư bản chủ nghĩa (nói tắt). Các nước tư bản.
hId. Người thuộc giai cấp chiếm hữu - các tư liệu sản xuất chủ yếu, sống và tàm giàu bằng cách bóc lột lao động làm thuê. Nhà tư sản.
IIt. Thuộc giai cấp tư sản, có tính chất của giai cấp tư sản. Lối sống tư sản.
nđg.1. Bóc ra mà kéo xuống. Tước vỏ cây. Tước đay.
2. Lột bỏ. Tước khí giới.Tước chức. Tước quyền công dân.
nt. Thấm nước. Ướt như chuột lột.
nd.1. Vật hình tấm có nhiều lỗ nhỏ đan bằng tre, để lót trong nồi, vại. Vỉ lót chõ xôi.
2. Vỉ buồm (nói tắt).
3. Tấm nhỏ bằng giấy để gài hay gắn một số lượng nhất định vật nhỏ. Vỉ thuốc. Vỉ cúc bấm.
nId. Lòng thành của kẻ nhỏ mọn; chỉ lễ vật ít oi mang đến biếu kẻ bề trên. Gọi là có chút vi thiềng, mong ngài nhân cho.IIđg. Đút lót. Không có gì vi thiềng quan thì việc không xong đâu.
nd. Sự vây quanh để đối phương không thể lọt qua. Thoát khỏi vòng vây.
hId. Người lao động không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê và bị bóc lột trong chế độ tư bản. Cố nông là những người vô sản ở nông thôn.
IIt.1. Thuộc giai cấp công nhân. Cách mạng vô sản.
2. Hoàn toàn không có tài sản gì. Anh ta nghèo lắm, là một người vô sản hoàn toàn.
nId.1. Phần thân thể của con người. Hồn lìa khỏi xác (chết).
2. Bản thân của mỗi người. Nó lù lù dẫn xác đến. Mặc xác nó.
3. Thân người hay vật đã chết. Tìm thấy xác. Mổ xác. Xác máy bay bị rơi.
4. Lớp da, lớp vỏ của một số loài vật sau khi lột vỏ. Xác ve. Xác rắn lột.
5. Phần vỏ hay bã của vật còn lại sau khi đã được dùng. Xác mía. Xác chè. Tan như xác pháo.
IIt&p. Chỉ còn trơ trụi cái vỏ, cái hình thức bên ngoài. Nghèo xác. Lúa xác như cỏ may.
nd. Xương và tủy; phần ở sâu nhất bên trong của con người. Bóc lột đến tận xương tủy.
nd. Mảnh vải giống yếm đeo ở ngực trẻ con để lót cho khỏi vấy bẩn vì nước dãi.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập