H 40: Long Thụ (Lạt-ma Anāgārika Gô-vin-đa phóng hoạ).
Công lớn của Sư là hệ thống hoá các tư tưởng được nêu lên trong Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (s: pnajñāpāramitā-sūtra) và đào sâu các tư tưởng đó. Sư phát triển một phương pháp biện chứng (e: dialectic) rất đặc biệt, siêu phàm và nương vào đây chỉ rõ những nhược điểm, những điểm sơ xuất không thống nhất trong một lí thuyết mà chính đối thủ đưa ra. Từ sự nhận thức rằng, một sự thật chỉ tồn tại bởi sự hiện diện của cái đối nghịch, Sư luận rằng mọi sự đều tương đối, không có gì bất biến trường tồn nằm sau sự vật, tất cả đều là Không (s: śūn-yatā). Sư từ chối mọi quan điểm cực đoan và đây chính là điểm xuất phát của tư tưởng Trung đạo (s: mādhyamāpradipadā), giáo lí căn bản của Trung quán tông. Quan điểm Trung quán này được biểu hiện bằng kệ tụng Bát bất (tám phủ nhận) đầu bản Trung quán luận:
不生亦不滅。不常亦不斷
不一亦不異。不來亦不出
Bất sinh diệc bất diệt
Bất thường diệc bất đoạn
Bất nhất diệc bất dị
Bất lai diệc bất xuất.
*Không phải sinh cũng không phải diệt,
Không phải thường cũng không phải đoạn,
Không phải một cũng không phải khác,
Không phải đi cũng không phải đến.
Sư là người đầu tiên trong lịch sử Phật giáo tạo dựng một »hệ thống« triết học hẳn hoi, trong đó Sư tìm cách minh chứng thế giới hiện tượng không thật hiện hữu. Ðó thật ra là kiến giải xuất phát từ kinh nghiệm tu hành – theo kinh Bát-nhã. Với những thành tựu to lớn, Sư đã đặt nền tảng đầu tiên cho Trung quán tông và cũng gây nhiều ảnh hưởng trong nền triết lí của các tông phái Phật giáo khác ra đời sau.
Long Thụ lấy thuyết Mười hai nhân duyên làm khởi điểm, vì đối với Sư, đó là quy luật nói lên bản chất của thế giới. Sư xem bản chất đó là Không – vì trong đó không có thành hay hoại, vô thường hay trường cửu.
Tính chất trống không của thế gian được Long Thụ chỉ rõ bằng sự tương đối của khái niệm. Các khái niệm chỉ dựa lên nhau mà có, không có khái niệm nào tồn tại độc lập. Từ đó Sư suy ra, sự vật cũng không có thật vì mỗi sự vật đều phải dựa lên trên những sự vật khác mà hiện hữu. Ðây là một trong những lí luận tối trọng về tính Không chính là Vô ngã.
Sư trình bày quan điểm của mình trong tác phẩm Hồi tránh luận (迴諍論; s: vigraha-vyāvartanī hoặc vigraha-vyāvartanīkārikā), thông qua một ví dụ – »Hai cha con«:
»Nếu đứa con được sinh thành bởi người cha, và người cha chỉ mới sinh thành với sự hiện diện của chính đứa con này – hãy nói thử xem ai sinh ra ai? Nói thử xem: Ai trong hai người này là cha, ai là con? Cả hai đều mang dấu hiệu của cha và dấu hiệu của một người con«.
Như thế thì, trước khi đứa »con« ra đời, người ta không thể nói đến một người »cha«. Và như vậy thì – theo Sư – trong đứa con phải có một cái gì đó dẫn khởi sự xuất hiện của một người cha – có thể gọi là một đặc tính trợ giúp một người nào đó trở thành một người cha. Trường hợp cũng tương tự như thế quy về đứa con. Trong bản chú giải bài luận này, Sư bảo rằng, cả hai – cha cũng như con – đều mang những đặc tướng của cái »thành tạo« và cái »được thành tạo.« Và như vậy có nghĩa rằng, người ta chỉ nói về một sự vật nào đó quy về một sự vật khác nào đó, trong mối quan hệ với một sự vật khác và trong »một sự vật nào đó« đã có »sự vật khác nào đó.« Nói một cách khác, không có một nguyên nhân cơ bản mà chỉ có nhưng mối kết cấu, một mạng lưới duyên khởi. Và nếu chỉ có thể nói về một mạng lưới duyên khởi thì cũng không thể nào tìm thấy được một cách tồn tại độc lập, tự sinh, tự khởi. Và như vậy người ta có thể kết luận là: Tất cả đều trống không (s: śūnya) cách tuyệt một tự tính (s: svabhāva), không có một tự tính nào cả.
Theo Sư, mọi hiện hữu đều vô ngã vì nếu chúng có tự tính (s: svabhāva), tự ngã, chúng phải trường tồn bất biến, một điều kiện mà chúng không đạt được. Thế giới hiện tượng chỉ gồm những sự vật chịu dưới sự hoại diệt nên thế giới đó chỉ có thể là Không.
Ðối với Sư, tính Không có nghĩa là thiếu vắng một cái ngã, không phải là không tồn tại như là một trình hiện (có thể nói: »Tất cả là ảo ảnh không thật, nhưng có những trình hiện có vẻ như thật«). Vì vậy, nếu nói sự vật có hay không là đặt vấn đề sai. Sự thật nằm ở giữa hai khái niệm đó, trong tính Không (s: śūnyatā). Thế giới hiện tượng cũng phải được xem là sự thật, ta gọi là sự thật tương đối (Chân lí quy ước; s: saṃvṛti-satya), nó không phải là sự thật cuối cùng (Chân lí tuyệt đối; s: paramārtha-satya). Trong chân lí quy ước thì thế giới này và cả Phật pháp có giá trị. Theo chân lí tuyệt đối, tất cả chúng đều không có thật, chúng chỉ là những trình hiện. Theo Sư, thế giới hiện tượng xuất phát từ cái dụng thiên hình vạn trạng (đa dạng; s: prapañca), trên đó con người »tưởng tượng« ra và từ đó ta tưởng nhầm có một thế giới bên ngoài thật. Trong chân lí tuyệt đối thì lại vắng bóng cái dụng thiên hình vạn trạng đó. Ðộc lập với cái dụng đó thì chính là Niết-bàn. Trong Niết-bàn vắng hẳn sự đa nguyên của vạn sự, không còn quy luật nhân duyên nữa. Niết-bàn là niềm an vui tự tại (s: sahajānanda). Ðối với Long Thụ – như kinh Bát-nhã chỉ rõ – Niết-bàn và thế giới hiện tượng thật tế chỉ là một, là hai mặt của một cái duy nhất. Niết-bàn không phải là một pháp có thể chứng đắc được; chỉ cần nhận chân ra thể tính của mọi sự, trong đó cái dụng thiên hình vạn trạng nọ trở lại yên nghỉ, đó là Niết-bàn.
Tên của Long Thụ gồm từ Long (rồng, s: nāga) và Thụ (một loại cây; s: arjuna). Sư sinh ra trong một gia đình Bà-la-môn (s: brāhmaṇa) ở Trung Ấn (s: vidarbha) và xuất gia lúc còn trẻ tuổi. Ðến Na-lan-đà (s: nālandā), một trung tâm Phật học danh tiếng thuộc thành Vương xá (s: rājagṛha), Sư tu tập nghiên cứu kinh điển dưới sự hướng dẫn của La-hầu-la Bạt-đà-la (s: rāhulabhadra). Sau đó Sư trở thành Pháp sư tại ngôi chùa vĩ đại này và tương truyền rằng, trong thời gian này Sư được Long vương đem về thuỷ cung giáo hoá. Vì vậy nghệ thuật Bắc Ấn và Tây Tạng thường vẽ những con rồng trong hào quang của Sư. Khi tuổi đã cao, Sư trở về quê hương ở Trung Ấn, sống trên núi Phạm thiên (s: brahmagiri) trên cao nguyên Śrīparvata, gần sông Kṛṣṇā. Ngọn đồi với ngôi chùa bây giờ vẫn còn và được mang tên của Sư »Ðồi Long Thụ« (s: nāgārjunakoṇḍa). Các nhà nghiên cứu lịch sử sau này đã xác định được khoảng thời gian Sư hoằng hoá vì người ta biết rằng vị vua có quan hệ với Sư ngự trị từ năm 106-130 (Vua xứ Śāta-vāhana, tên Gautamīputra Śatakarṇin, được dịch âm Hán Việt là Kiều-đạt-di Phổ-đặc-la Khả-nhĩ-ni). Sư đã viết thơ khuyên vị vua này và những lời khuyên đó còn được lưu truyền trong tập Khuyến giới vương tụng.
Các tác phẩm còn được lưu lại dưới tên Sư (trích): 1. Căn bản trung quán luận tụng ([mūla-] madhyama-ka-kārikā), cũng được gọi là Trung quán luận tụng, hoặc Trung quán luận (madhyamaka-śāstra); 2. Căn bản trung quán luận thích vô uý chú (mūlamā-dhyamikavṛtti-akutobhayā), được gọi tắt là Vô uý chú, chỉ còn bản Tạng ngữ; 3. Ðại trí độ luận (mahāprajñāpāramitā-śāstra, mahāprajñāpāramito-padeśa), 100 quyển, Cưu-ma-la-thập dịch; 4. Thập nhị môn luận (dvādaśa-nikāya-śāstra, dvā-daśadvāra-śāstra), Cưu-ma-la-thập dịch; 5. Nhân duyên tâm luận tụng (pratītya-samutpāda-hṛdaya-kārikā), không biết người dịch; 6. Ðại thừa nhị thập tụng (mahāyāna-viṃśikā), Thí Hộ dịch; 7. Bảo hành vương chính luận (rājaparikathā-ratnāvalī, cũng được gọi là ratnāvalī, là Vòng bảo châu), 1 quyển, Chân Ðế (paramārtha) dịch; 8. Thất thập không tính luận (śūnyatā-saptati), bản Tạng ngữ vẫn còn; 9. Thất thập không tính luận thích (śūnyatā-saptativṛtti), chú giải Thất thập không tính luận (śūnyatā-saptati), Nguyệt Xứng (candrakīrti) và Parahita cũng có soạn một tác phẩm dưới tên này; 10. Phương tiện tâm luận (upāya-hṛdaya), một tác phẩm về Luận lí học (nhân minh) được xem là của Sư, bản dịch Hán vẫn còn do Cát-ca-dạ dịch; 11. Tập kinh luận (sūtrasamuccaya); có hai tập dưới tên này: một tác phẩm có lẽ đã thất truyền của Tịch Thiên (śāntideva) và một tác phẩm được xem là của Sư; 12. Hồi tránh luận (vigraha-vyāvartanī, vigra-havyāvartanīkārikā), Tì-mục Trí Tiên và Cù-đàm Lưu-chi dịch chung; 13. Hồi tránh luận thích (vigraha-vyāvartanī-vṛtti); 14. Long Thụ Bồ Tát khuyến giới vương tụng (ārya-nāgārjuna-bodhisattva-suhṛllekha), Nghĩa Tịnh dịch; 15. Quảng phá kinh (vaidalya-sūtra?), Quảng phá luận (vaidalyaprakaraṇa?), bản dịch Hán và Tạng ngữ vẫn còn; 16. Lục thập tụng như lí luận (yukti-ṣaṣṭhikā), Thí Hộ dịch, cũng có bản Tạng ngữ; 17. Thập trụ tì-bà-sa luận (daśabhūmi-vibhāṣā-śāstra), 17 quyển, Cưu-ma-la-thập dịch; 18. Bồ-đề tâm li tướng luận (lakṣaṇavimukta-bodhihṛdaya-śāstra), 1 quyển, Thí Hộ dịch; 19. Ðại thừa phá hữu luận (mahāyāna-bhavabheda-śāstra), 1 quyển, Ðạt-ma Cấp-đa (dharmagupta) dịch; 20. Tán Pháp giới tụng (dharmadhātu-stotra), 1 quyển, Thí Hộ dịch; 21. Bồ-đề tư lương luận (bodhisaṃbhāraka), 6 quyển, Ðạt-ma Cấp-đa (dharmagupta) dịch.
Trang tra cứu Thuật ngữ Phật học từ các nguồn từ điển tổng hợp hiện có, bao gồm từ điển Phật Quang, từ điển Đạo Uyển... do Liên Phật Hội thực hiện.">
H 40: Long Thụ (Lạt-ma Anāgārika Gô-vin-đa phóng hoạ).
Công lớn của Sư là hệ thống hoá các tư tưởng được nêu lên trong Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (s: pnajñāpāramitā-sūtra) và đào sâu các tư tưởng đó. Sư phát triển một phương pháp biện chứng (e: dialectic) rất đặc biệt, siêu phàm và nương vào đây chỉ rõ những nhược điểm, những điểm sơ xuất không thống nhất trong một lí thuyết mà chính đối thủ đưa ra. Từ sự nhận thức rằng, một sự thật chỉ tồn tại bởi sự hiện diện của cái đối nghịch, Sư luận rằng mọi sự đều tương đối, không có gì bất biến trường tồn nằm sau sự vật, tất cả đều là Không (s: śūn-yatā). Sư từ chối mọi quan điểm cực đoan và đây chính là điểm xuất phát của tư tưởng Trung đạo (s: mādhyamāpradipadā), giáo lí căn bản của Trung quán tông. Quan điểm Trung quán này được biểu hiện bằng kệ tụng Bát bất (tám phủ nhận) đầu bản Trung quán luận:
不生亦不滅。不常亦不斷
不一亦不異。不來亦不出
Bất sinh diệc bất diệt
Bất thường diệc bất đoạn
Bất nhất diệc bất dị
Bất lai diệc bất xuất.
*Không phải sinh cũng không phải diệt,
Không phải thường cũng không phải đoạn,
Không phải một cũng không phải khác,
Không phải đi cũng không phải đến.
Sư là người đầu tiên trong lịch sử Phật giáo tạo dựng một »hệ thống« triết học hẳn hoi, trong đó Sư tìm cách minh chứng thế giới hiện tượng không thật hiện hữu. Ðó thật ra là kiến giải xuất phát từ kinh nghiệm tu hành – theo kinh Bát-nhã. Với những thành tựu to lớn, Sư đã đặt nền tảng đầu tiên cho Trung quán tông và cũng gây nhiều ảnh hưởng trong nền triết lí của các tông phái Phật giáo khác ra đời sau.
Long Thụ lấy thuyết Mười hai nhân duyên làm khởi điểm, vì đối với Sư, đó là quy luật nói lên bản chất của thế giới. Sư xem bản chất đó là Không – vì trong đó không có thành hay hoại, vô thường hay trường cửu.
Tính chất trống không của thế gian được Long Thụ chỉ rõ bằng sự tương đối của khái niệm. Các khái niệm chỉ dựa lên nhau mà có, không có khái niệm nào tồn tại độc lập. Từ đó Sư suy ra, sự vật cũng không có thật vì mỗi sự vật đều phải dựa lên trên những sự vật khác mà hiện hữu. Ðây là một trong những lí luận tối trọng về tính Không chính là Vô ngã.
Sư trình bày quan điểm của mình trong tác phẩm Hồi tránh luận (迴諍論; s: vigraha-vyāvartanī hoặc vigraha-vyāvartanīkārikā), thông qua một ví dụ – »Hai cha con«:
»Nếu đứa con được sinh thành bởi người cha, và người cha chỉ mới sinh thành với sự hiện diện của chính đứa con này – hãy nói thử xem ai sinh ra ai? Nói thử xem: Ai trong hai người này là cha, ai là con? Cả hai đều mang dấu hiệu của cha và dấu hiệu của một người con«.
Như thế thì, trước khi đứa »con« ra đời, người ta không thể nói đến một người »cha«. Và như vậy thì – theo Sư – trong đứa con phải có một cái gì đó dẫn khởi sự xuất hiện của một người cha – có thể gọi là một đặc tính trợ giúp một người nào đó trở thành một người cha. Trường hợp cũng tương tự như thế quy về đứa con. Trong bản chú giải bài luận này, Sư bảo rằng, cả hai – cha cũng như con – đều mang những đặc tướng của cái »thành tạo« và cái »được thành tạo.« Và như vậy có nghĩa rằng, người ta chỉ nói về một sự vật nào đó quy về một sự vật khác nào đó, trong mối quan hệ với một sự vật khác và trong »một sự vật nào đó« đã có »sự vật khác nào đó.« Nói một cách khác, không có một nguyên nhân cơ bản mà chỉ có nhưng mối kết cấu, một mạng lưới duyên khởi. Và nếu chỉ có thể nói về một mạng lưới duyên khởi thì cũng không thể nào tìm thấy được một cách tồn tại độc lập, tự sinh, tự khởi. Và như vậy người ta có thể kết luận là: Tất cả đều trống không (s: śūnya) cách tuyệt một tự tính (s: svabhāva), không có một tự tính nào cả.
Theo Sư, mọi hiện hữu đều vô ngã vì nếu chúng có tự tính (s: svabhāva), tự ngã, chúng phải trường tồn bất biến, một điều kiện mà chúng không đạt được. Thế giới hiện tượng chỉ gồm những sự vật chịu dưới sự hoại diệt nên thế giới đó chỉ có thể là Không.
Ðối với Sư, tính Không có nghĩa là thiếu vắng một cái ngã, không phải là không tồn tại như là một trình hiện (có thể nói: »Tất cả là ảo ảnh không thật, nhưng có những trình hiện có vẻ như thật«). Vì vậy, nếu nói sự vật có hay không là đặt vấn đề sai. Sự thật nằm ở giữa hai khái niệm đó, trong tính Không (s: śūnyatā). Thế giới hiện tượng cũng phải được xem là sự thật, ta gọi là sự thật tương đối (Chân lí quy ước; s: saṃvṛti-satya), nó không phải là sự thật cuối cùng (Chân lí tuyệt đối; s: paramārtha-satya). Trong chân lí quy ước thì thế giới này và cả Phật pháp có giá trị. Theo chân lí tuyệt đối, tất cả chúng đều không có thật, chúng chỉ là những trình hiện. Theo Sư, thế giới hiện tượng xuất phát từ cái dụng thiên hình vạn trạng (đa dạng; s: prapañca), trên đó con người »tưởng tượng« ra và từ đó ta tưởng nhầm có một thế giới bên ngoài thật. Trong chân lí tuyệt đối thì lại vắng bóng cái dụng thiên hình vạn trạng đó. Ðộc lập với cái dụng đó thì chính là Niết-bàn. Trong Niết-bàn vắng hẳn sự đa nguyên của vạn sự, không còn quy luật nhân duyên nữa. Niết-bàn là niềm an vui tự tại (s: sahajānanda). Ðối với Long Thụ – như kinh Bát-nhã chỉ rõ – Niết-bàn và thế giới hiện tượng thật tế chỉ là một, là hai mặt của một cái duy nhất. Niết-bàn không phải là một pháp có thể chứng đắc được; chỉ cần nhận chân ra thể tính của mọi sự, trong đó cái dụng thiên hình vạn trạng nọ trở lại yên nghỉ, đó là Niết-bàn.
Tên của Long Thụ gồm từ Long (rồng, s: nāga) và Thụ (một loại cây; s: arjuna). Sư sinh ra trong một gia đình Bà-la-môn (s: brāhmaṇa) ở Trung Ấn (s: vidarbha) và xuất gia lúc còn trẻ tuổi. Ðến Na-lan-đà (s: nālandā), một trung tâm Phật học danh tiếng thuộc thành Vương xá (s: rājagṛha), Sư tu tập nghiên cứu kinh điển dưới sự hướng dẫn của La-hầu-la Bạt-đà-la (s: rāhulabhadra). Sau đó Sư trở thành Pháp sư tại ngôi chùa vĩ đại này và tương truyền rằng, trong thời gian này Sư được Long vương đem về thuỷ cung giáo hoá. Vì vậy nghệ thuật Bắc Ấn và Tây Tạng thường vẽ những con rồng trong hào quang của Sư. Khi tuổi đã cao, Sư trở về quê hương ở Trung Ấn, sống trên núi Phạm thiên (s: brahmagiri) trên cao nguyên Śrīparvata, gần sông Kṛṣṇā. Ngọn đồi với ngôi chùa bây giờ vẫn còn và được mang tên của Sư »Ðồi Long Thụ« (s: nāgārjunakoṇḍa). Các nhà nghiên cứu lịch sử sau này đã xác định được khoảng thời gian Sư hoằng hoá vì người ta biết rằng vị vua có quan hệ với Sư ngự trị từ năm 106-130 (Vua xứ Śāta-vāhana, tên Gautamīputra Śatakarṇin, được dịch âm Hán Việt là Kiều-đạt-di Phổ-đặc-la Khả-nhĩ-ni). Sư đã viết thơ khuyên vị vua này và những lời khuyên đó còn được lưu truyền trong tập Khuyến giới vương tụng.
Các tác phẩm còn được lưu lại dưới tên Sư (trích): 1. Căn bản trung quán luận tụng ([mūla-] madhyama-ka-kārikā), cũng được gọi là Trung quán luận tụng, hoặc Trung quán luận (madhyamaka-śāstra); 2. Căn bản trung quán luận thích vô uý chú (mūlamā-dhyamikavṛtti-akutobhayā), được gọi tắt là Vô uý chú, chỉ còn bản Tạng ngữ; 3. Ðại trí độ luận (mahāprajñāpāramitā-śāstra, mahāprajñāpāramito-padeśa), 100 quyển, Cưu-ma-la-thập dịch; 4. Thập nhị môn luận (dvādaśa-nikāya-śāstra, dvā-daśadvāra-śāstra), Cưu-ma-la-thập dịch; 5. Nhân duyên tâm luận tụng (pratītya-samutpāda-hṛdaya-kārikā), không biết người dịch; 6. Ðại thừa nhị thập tụng (mahāyāna-viṃśikā), Thí Hộ dịch; 7. Bảo hành vương chính luận (rājaparikathā-ratnāvalī, cũng được gọi là ratnāvalī, là Vòng bảo châu), 1 quyển, Chân Ðế (paramārtha) dịch; 8. Thất thập không tính luận (śūnyatā-saptati), bản Tạng ngữ vẫn còn; 9. Thất thập không tính luận thích (śūnyatā-saptativṛtti), chú giải Thất thập không tính luận (śūnyatā-saptati), Nguyệt Xứng (candrakīrti) và Parahita cũng có soạn một tác phẩm dưới tên này; 10. Phương tiện tâm luận (upāya-hṛdaya), một tác phẩm về Luận lí học (nhân minh) được xem là của Sư, bản dịch Hán vẫn còn do Cát-ca-dạ dịch; 11. Tập kinh luận (sūtrasamuccaya); có hai tập dưới tên này: một tác phẩm có lẽ đã thất truyền của Tịch Thiên (śāntideva) và một tác phẩm được xem là của Sư; 12. Hồi tránh luận (vigraha-vyāvartanī, vigra-havyāvartanīkārikā), Tì-mục Trí Tiên và Cù-đàm Lưu-chi dịch chung; 13. Hồi tránh luận thích (vigraha-vyāvartanī-vṛtti); 14. Long Thụ Bồ Tát khuyến giới vương tụng (ārya-nāgārjuna-bodhisattva-suhṛllekha), Nghĩa Tịnh dịch; 15. Quảng phá kinh (vaidalya-sūtra?), Quảng phá luận (vaidalyaprakaraṇa?), bản dịch Hán và Tạng ngữ vẫn còn; 16. Lục thập tụng như lí luận (yukti-ṣaṣṭhikā), Thí Hộ dịch, cũng có bản Tạng ngữ; 17. Thập trụ tì-bà-sa luận (daśabhūmi-vibhāṣā-śāstra), 17 quyển, Cưu-ma-la-thập dịch; 18. Bồ-đề tâm li tướng luận (lakṣaṇavimukta-bodhihṛdaya-śāstra), 1 quyển, Thí Hộ dịch; 19. Ðại thừa phá hữu luận (mahāyāna-bhavabheda-śāstra), 1 quyển, Ðạt-ma Cấp-đa (dharmagupta) dịch; 20. Tán Pháp giới tụng (dharmadhātu-stotra), 1 quyển, Thí Hộ dịch; 21. Bồ-đề tư lương luận (bodhisaṃbhāraka), 6 quyển, Ðạt-ma Cấp-đa (dharmagupta) dịch.
Trang tra cứu Thuật ngữ Phật học từ các nguồn từ điển tổng hợp hiện có, bao gồm từ điển Phật Quang, từ điển Đạo Uyển... do Liên Phật Hội thực hiện." />
H 40: Long Thụ (Lạt-ma Anāgārika Gô-vin-đa phóng hoạ).
Công lớn của Sư là hệ thống hoá các tư tưởng được nêu lên trong Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (s: pnajñāpāramitā-sūtra) và đào sâu các tư tưởng đó. Sư phát triển một phương pháp biện chứng (e: dialectic) rất đặc biệt, siêu phàm và nương vào đây chỉ rõ những nhược điểm, những điểm sơ xuất không thống nhất trong một lí thuyết mà chính đối thủ đưa ra. Từ sự nhận thức rằng, một sự thật chỉ tồn tại bởi sự hiện diện của cái đối nghịch, Sư luận rằng mọi sự đều tương đối, không có gì bất biến trường tồn nằm sau sự vật, tất cả đều là Không (s: śūn-yatā). Sư từ chối mọi quan điểm cực đoan và đây chính là điểm xuất phát của tư tưởng Trung đạo (s: mādhyamāpradipadā), giáo lí căn bản của Trung quán tông. Quan điểm Trung quán này được biểu hiện bằng kệ tụng Bát bất (tám phủ nhận) đầu bản Trung quán luận:
不生亦不滅。不常亦不斷
不一亦不異。不來亦不出
Bất sinh diệc bất diệt
Bất thường diệc bất đoạn
Bất nhất diệc bất dị
Bất lai diệc bất xuất.
*Không phải sinh cũng không phải diệt,
Không phải thường cũng không phải đoạn,
Không phải một cũng không phải khác,
Không phải đi cũng không phải đến.
Sư là người đầu tiên trong lịch sử Phật giáo tạo dựng một »hệ thống« triết học hẳn hoi, trong đó Sư tìm cách minh chứng thế giới hiện tượng không thật hiện hữu. Ðó thật ra là kiến giải xuất phát từ kinh nghiệm tu hành – theo kinh Bát-nhã. Với những thành tựu to lớn, Sư đã đặt nền tảng đầu tiên cho Trung quán tông và cũng gây nhiều ảnh hưởng trong nền triết lí của các tông phái Phật giáo khác ra đời sau.
Long Thụ lấy thuyết Mười hai nhân duyên làm khởi điểm, vì đối với Sư, đó là quy luật nói lên bản chất của thế giới. Sư xem bản chất đó là Không – vì trong đó không có thành hay hoại, vô thường hay trường cửu.
Tính chất trống không của thế gian được Long Thụ chỉ rõ bằng sự tương đối của khái niệm. Các khái niệm chỉ dựa lên nhau mà có, không có khái niệm nào tồn tại độc lập. Từ đó Sư suy ra, sự vật cũng không có thật vì mỗi sự vật đều phải dựa lên trên những sự vật khác mà hiện hữu. Ðây là một trong những lí luận tối trọng về tính Không chính là Vô ngã.
Sư trình bày quan điểm của mình trong tác phẩm Hồi tránh luận (迴諍論; s: vigraha-vyāvartanī hoặc vigraha-vyāvartanīkārikā), thông qua một ví dụ – »Hai cha con«:
»Nếu đứa con được sinh thành bởi người cha, và người cha chỉ mới sinh thành với sự hiện diện của chính đứa con này – hãy nói thử xem ai sinh ra ai? Nói thử xem: Ai trong hai người này là cha, ai là con? Cả hai đều mang dấu hiệu của cha và dấu hiệu của một người con«.
Như thế thì, trước khi đứa »con« ra đời, người ta không thể nói đến một người »cha«. Và như vậy thì – theo Sư – trong đứa con phải có một cái gì đó dẫn khởi sự xuất hiện của một người cha – có thể gọi là một đặc tính trợ giúp một người nào đó trở thành một người cha. Trường hợp cũng tương tự như thế quy về đứa con. Trong bản chú giải bài luận này, Sư bảo rằng, cả hai – cha cũng như con – đều mang những đặc tướng của cái »thành tạo« và cái »được thành tạo.« Và như vậy có nghĩa rằng, người ta chỉ nói về một sự vật nào đó quy về một sự vật khác nào đó, trong mối quan hệ với một sự vật khác và trong »một sự vật nào đó« đã có »sự vật khác nào đó.« Nói một cách khác, không có một nguyên nhân cơ bản mà chỉ có nhưng mối kết cấu, một mạng lưới duyên khởi. Và nếu chỉ có thể nói về một mạng lưới duyên khởi thì cũng không thể nào tìm thấy được một cách tồn tại độc lập, tự sinh, tự khởi. Và như vậy người ta có thể kết luận là: Tất cả đều trống không (s: śūnya) cách tuyệt một tự tính (s: svabhāva), không có một tự tính nào cả.
Theo Sư, mọi hiện hữu đều vô ngã vì nếu chúng có tự tính (s: svabhāva), tự ngã, chúng phải trường tồn bất biến, một điều kiện mà chúng không đạt được. Thế giới hiện tượng chỉ gồm những sự vật chịu dưới sự hoại diệt nên thế giới đó chỉ có thể là Không.
Ðối với Sư, tính Không có nghĩa là thiếu vắng một cái ngã, không phải là không tồn tại như là một trình hiện (có thể nói: »Tất cả là ảo ảnh không thật, nhưng có những trình hiện có vẻ như thật«). Vì vậy, nếu nói sự vật có hay không là đặt vấn đề sai. Sự thật nằm ở giữa hai khái niệm đó, trong tính Không (s: śūnyatā). Thế giới hiện tượng cũng phải được xem là sự thật, ta gọi là sự thật tương đối (Chân lí quy ước; s: saṃvṛti-satya), nó không phải là sự thật cuối cùng (Chân lí tuyệt đối; s: paramārtha-satya). Trong chân lí quy ước thì thế giới này và cả Phật pháp có giá trị. Theo chân lí tuyệt đối, tất cả chúng đều không có thật, chúng chỉ là những trình hiện. Theo Sư, thế giới hiện tượng xuất phát từ cái dụng thiên hình vạn trạng (đa dạng; s: prapañca), trên đó con người »tưởng tượng« ra và từ đó ta tưởng nhầm có một thế giới bên ngoài thật. Trong chân lí tuyệt đối thì lại vắng bóng cái dụng thiên hình vạn trạng đó. Ðộc lập với cái dụng đó thì chính là Niết-bàn. Trong Niết-bàn vắng hẳn sự đa nguyên của vạn sự, không còn quy luật nhân duyên nữa. Niết-bàn là niềm an vui tự tại (s: sahajānanda). Ðối với Long Thụ – như kinh Bát-nhã chỉ rõ – Niết-bàn và thế giới hiện tượng thật tế chỉ là một, là hai mặt của một cái duy nhất. Niết-bàn không phải là một pháp có thể chứng đắc được; chỉ cần nhận chân ra thể tính của mọi sự, trong đó cái dụng thiên hình vạn trạng nọ trở lại yên nghỉ, đó là Niết-bàn.
Tên của Long Thụ gồm từ Long (rồng, s: nāga) và Thụ (một loại cây; s: arjuna). Sư sinh ra trong một gia đình Bà-la-môn (s: brāhmaṇa) ở Trung Ấn (s: vidarbha) và xuất gia lúc còn trẻ tuổi. Ðến Na-lan-đà (s: nālandā), một trung tâm Phật học danh tiếng thuộc thành Vương xá (s: rājagṛha), Sư tu tập nghiên cứu kinh điển dưới sự hướng dẫn của La-hầu-la Bạt-đà-la (s: rāhulabhadra). Sau đó Sư trở thành Pháp sư tại ngôi chùa vĩ đại này và tương truyền rằng, trong thời gian này Sư được Long vương đem về thuỷ cung giáo hoá. Vì vậy nghệ thuật Bắc Ấn và Tây Tạng thường vẽ những con rồng trong hào quang của Sư. Khi tuổi đã cao, Sư trở về quê hương ở Trung Ấn, sống trên núi Phạm thiên (s: brahmagiri) trên cao nguyên Śrīparvata, gần sông Kṛṣṇā. Ngọn đồi với ngôi chùa bây giờ vẫn còn và được mang tên của Sư »Ðồi Long Thụ« (s: nāgārjunakoṇḍa). Các nhà nghiên cứu lịch sử sau này đã xác định được khoảng thời gian Sư hoằng hoá vì người ta biết rằng vị vua có quan hệ với Sư ngự trị từ năm 106-130 (Vua xứ Śāta-vāhana, tên Gautamīputra Śatakarṇin, được dịch âm Hán Việt là Kiều-đạt-di Phổ-đặc-la Khả-nhĩ-ni). Sư đã viết thơ khuyên vị vua này và những lời khuyên đó còn được lưu truyền trong tập Khuyến giới vương tụng.
Các tác phẩm còn được lưu lại dưới tên Sư (trích): 1. Căn bản trung quán luận tụng ([mūla-] madhyama-ka-kārikā), cũng được gọi là Trung quán luận tụng, hoặc Trung quán luận (madhyamaka-śāstra); 2. Căn bản trung quán luận thích vô uý chú (mūlamā-dhyamikavṛtti-akutobhayā), được gọi tắt là Vô uý chú, chỉ còn bản Tạng ngữ; 3. Ðại trí độ luận (mahāprajñāpāramitā-śāstra, mahāprajñāpāramito-padeśa), 100 quyển, Cưu-ma-la-thập dịch; 4. Thập nhị môn luận (dvādaśa-nikāya-śāstra, dvā-daśadvāra-śāstra), Cưu-ma-la-thập dịch; 5. Nhân duyên tâm luận tụng (pratītya-samutpāda-hṛdaya-kārikā), không biết người dịch; 6. Ðại thừa nhị thập tụng (mahāyāna-viṃśikā), Thí Hộ dịch; 7. Bảo hành vương chính luận (rājaparikathā-ratnāvalī, cũng được gọi là ratnāvalī, là Vòng bảo châu), 1 quyển, Chân Ðế (paramārtha) dịch; 8. Thất thập không tính luận (śūnyatā-saptati), bản Tạng ngữ vẫn còn; 9. Thất thập không tính luận thích (śūnyatā-saptativṛtti), chú giải Thất thập không tính luận (śūnyatā-saptati), Nguyệt Xứng (candrakīrti) và Parahita cũng có soạn một tác phẩm dưới tên này; 10. Phương tiện tâm luận (upāya-hṛdaya), một tác phẩm về Luận lí học (nhân minh) được xem là của Sư, bản dịch Hán vẫn còn do Cát-ca-dạ dịch; 11. Tập kinh luận (sūtrasamuccaya); có hai tập dưới tên này: một tác phẩm có lẽ đã thất truyền của Tịch Thiên (śāntideva) và một tác phẩm được xem là của Sư; 12. Hồi tránh luận (vigraha-vyāvartanī, vigra-havyāvartanīkārikā), Tì-mục Trí Tiên và Cù-đàm Lưu-chi dịch chung; 13. Hồi tránh luận thích (vigraha-vyāvartanī-vṛtti); 14. Long Thụ Bồ Tát khuyến giới vương tụng (ārya-nāgārjuna-bodhisattva-suhṛllekha), Nghĩa Tịnh dịch; 15. Quảng phá kinh (vaidalya-sūtra?), Quảng phá luận (vaidalyaprakaraṇa?), bản dịch Hán và Tạng ngữ vẫn còn; 16. Lục thập tụng như lí luận (yukti-ṣaṣṭhikā), Thí Hộ dịch, cũng có bản Tạng ngữ; 17. Thập trụ tì-bà-sa luận (daśabhūmi-vibhāṣā-śāstra), 17 quyển, Cưu-ma-la-thập dịch; 18. Bồ-đề tâm li tướng luận (lakṣaṇavimukta-bodhihṛdaya-śāstra), 1 quyển, Thí Hộ dịch; 19. Ðại thừa phá hữu luận (mahāyāna-bhavabheda-śāstra), 1 quyển, Ðạt-ma Cấp-đa (dharmagupta) dịch; 20. Tán Pháp giới tụng (dharmadhātu-stotra), 1 quyển, Thí Hộ dịch; 21. Bồ-đề tư lương luận (bodhisaṃbhāraka), 6 quyển, Ðạt-ma Cấp-đa (dharmagupta) dịch.
Trang tra cứu Thuật ngữ Phật học từ các nguồn từ điển tổng hợp hiện có, bao gồm từ điển Phật Quang, từ điển Đạo Uyển... do Liên Phật Hội thực hiện."/>

Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển thuật ngữ Phật học »» Đang xem mục từ: Long Thụ »»

Từ điển thuật ngữ Phật học »» Đang xem mục từ: Long Thụ




KẾT QUẢ TRA TỪ

Từ điển Đạo uyển

TRA THEO VẦN TRONG CÁC TỪ ĐIỂN

Chọn từ điển để xem theo vần A, B, C...


Hướng dẫn: Quý vị có thể nhập nguyên một từ để tìm xem tất cả những từ ngữ bắt đầu bằng từ đó. Ví dụ, nhập quyết để xem Quyết định tâm, Quyết định tạng luận, Quyết định tín v.v...



_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...