H 12: Bạch Ẩn Huệ Hạc (tranh tự hoạ)
»… Một đêm nọ, khi nghe tiếng chuông chùa vang, ta hoát nhiên nhiên tỉnh ngộ… Ta tự biết, chính mình là Thiền sư Nham Ðầu, chẳng mang thương tích gì trong tam thế. Tất cả mọi lo sợ đeo đuổi từ xưa bỗng nhiên biến mất. Ta gọi lớn ›Tuyệt vời! Tuyệt vời! Chẳng cần vượt khỏi sinh tử, chẳng cần giác ngộ. Một ngàn bảy trăm công án chẳng có giá trị gì‹«.
Kinh nghiệm lần đó quá lớn lao, Sư tưởng mình là người duy nhất giác ngộ trong thiên hạ. Về sau Sư kể lại: »Lòng tự hào của ta vọt lên như núi cao, lòng kiêu mạn tràn như thác đổ.« Sư đến tham vấn Thiền sư Ðạo Kính Huệ Ðoan (道 鏡 慧 端; j: dō-kyō etan) để kể lại kinh nghiệm giác ngộ của mình. Huệ Ðoan nhận ra ngay lòng kiêu mạn đó và không ấn chứng cho Sư nhưng nhận Sư làm môn đệ. Trong những năm sau, Sư chịu đựng một thời gian tham thiền khắc nghiệt và cứ mỗi lần Sư trình bày sở đắc của mình lại bị thầy chê là »một chúng sinh đáng thương sống trong địa ngục.« Ðạo Kính Huệ Ðoan chính là người đã nhận ra tài năng xuất chúng của Sư, và đã thúc đẩy Sư càng tiến sâu vào những tầng sâu giác ngộ. Chính vì vậy ông từ chối không ấn chứng gì cho Sư cả. Mãi đến sau khi Huệ Ðoan chết, Sư mới hiểu hết giáo pháp của thầy mình và ngày nay người ta xem Sư chính là truyền nhân của Ðạo Kính.
Với những đệ tử quan trọng như Ðông Lĩnh Viên Từ (東 嶺 圓 慈), Nga Sơn Từ Ðiệu (峨 山 慈 掉), Tuý Ông Nguyên Lư (醉 翁 元 盧)… (xem biểu đồ cuổi sách), phép tu thiền của Bạch Ẩn Thiền sư ngày nay còn truyền lại trong dòng Thiền Lâm Tế Nhật Bản, gọi là phái Học Lâm. Theo Sư, hành giả cần 3 yếu tố sau đây mới toạ thiền thành công: Ðại tín căn, Ðại nghi đoàn và Ðại phấn chí. Sư coi trọng phép quán công án và xếp đặt các công án trong một hệ thống mà hành giả cần giải đáp theo thứ tự nhất định. Công án »Vô« của Triệu Châu và »bàn tay« được Sư xem là những bài học hay nhất. Sau quá trình giải công án, hành giả được ấn chứng và tiếp tục sống một đời sống viễn li cô tịch trong một thời gian vài năm để chiêm nghiệm và tiếp tục đạt thêm những kinh nghiệm giác ngộ. Sau đó hành giả mới được giáo hoá với tính cách một Thiền sư.
Sư cũng coi trọng một đời sống nghiêm túc trong thiền viện với giới luật nghiêm minh cũng như lao động hằng ngày (Bách Trượng Hoài Hải), xem lao động cũng là một phần của thiền định.
Trong tác phẩm Viễn la thiên phủ (遠 羅 天 釜; j: orategama), Sư viết như sau về »Thiền trong hoạt động«:
»… Ðừng hiểu sai ta và cho rằng cần dẹp bỏ toạ thiền và tìm một hoạt động nào đó. Ðiều đáng quý nhất chính là phép quán công án, phép này không cần quan tâm đến việc các ông đang yên tĩnh hay đang hoạt động. Thiền sinh nếu quán công án khi đi không biết mình đi, khi ngồi không biết mình ngồi. Nhằm đạt đến chiều sâu nhất của tâm và chứng ngộ cái sống thật sự của nó thì trong mọi tình huống không có cách nào khác hơn là đạt một tự tâm lắng đọng sâu xa ngay trong những hoạt động của mình.«
Sư chăm lo, quản lí hướng dẫn nhiều thiền viện, những nơi mà ngày nay vẫn còn mang đậm tính Thiền của Sư. Sư cũng để lại nhiều tác phẩm đặc sắc, mang lại niềm cảm hứng bất tận cho giới hâm mộ thiền ngày nay.
Bạch Ẩn Thiền sư toạ thiền hoà tán 白 隱 禪 師 坐 禪 和 讚; J: hakuin zenji zazen wasan;
Một bài ca tụng Toạ thiền (j: zazen) của vị Thiền sư Nhật Bản nổi danh Bạch Ẩn Huệ Hạc, được tụng nhiều trong các Thiền viện tại Nhật. Bắt đầu bằng câu »Tất cả chúng sinh bản lai là Phật«, Sư tán tụng toạ thiền là phương pháp tối trọng để thức tỉnh, về đến chân lí của đạo Phật.
Nguyên văn Toạ thiền hoà tán (bản dịch của Trúc Thiên & Tuệ Sĩ từ bản Anh ngữ, trích từ Thiền luận của D. T. Su-zu-ki):
Tất cả chúng sinh bản lai là Phật
Cũng như băng với nước
Ngoài nước, không đâu có băng
Ngoài chúng sinh, tìm đâu ra Phật?
Ðạo gần bên mình mà chẳng biết
Bao người tìm kiếm xa vời – Ðáng thương!
Ðó cũng như người nằm trong nước
Gào khát cổ xin được giải khát
Ðó cũng như con trai của trưởng giả
Lang thang sống với phường nghèo khổ
Nguyên do ta luân hồi trong sáu cõi
Là tại ta chìm đắm trong vô minh
Mãi lạc xa, xa mãi trong u minh
Biết bao giờ thoát li sinh tử?
Pháp môn toạ thiền của Ðại thừa
Ta không đủ lời để tán tụng
Những pháp hạnh cao quý như bố thí và trì giới
Như niệm hồng danh Phật, sám hối và khổ hạnh
Và biết bao công đức khác
Tất cả đều là kết quả của toạ thiền
Thậm chí những người chỉ ngồi qua một lần
Cũng diệt trừ được tất cả ác nghiệp
Không đâu tìm thấy ác đạo nữa
Mà Tịnh độ vẫn sát kề bên
Xin hãy cung kính nghe nói cái thật ấy
Dầu chỉ một lần
Hãy tán thán, hãy hoan hỉ ôm choàng lấy
Và sẽ được muôn vàn phúc huệ
Ví như người tự mình phản tỉnh
Chứng vào cái Thật của Tự tính
Cái Thật của Tự tính là Vô tự tính
Người ấy thật đã thoát ngoài điên đảo vọng tưởng
Ðã mở ra cánh cửa đồng nhất của nhân và quả
Và thênh thang con đường pháp phi nhị phi tam
Trụ nơi Bất dị giữa những cái dị
Dầu tới dầu lui cũng không bao giờ động
Nắm cái Vô niệm trong cái niệm
Trong mọi thi vi đều nghe tiếng pháp
Trời tam-muội lồng lộng vô biên
Trăng Tứ trí sáng ngời viên mãn
Ấy là lúc họ thiếu gì đâu?
Ðạo (chân lí) bản lai thanh tịnh hiện thành
Thế giới này là thế giới của Liên hoa tạng
Và thân này là Pháp thân của Phật.
Trang tra cứu Thuật ngữ Phật học từ các nguồn từ điển tổng hợp hiện có, bao gồm từ điển Phật Quang, từ điển Đạo Uyển... do Liên Phật Hội thực hiện.">
H 12: Bạch Ẩn Huệ Hạc (tranh tự hoạ)
»… Một đêm nọ, khi nghe tiếng chuông chùa vang, ta hoát nhiên nhiên tỉnh ngộ… Ta tự biết, chính mình là Thiền sư Nham Ðầu, chẳng mang thương tích gì trong tam thế. Tất cả mọi lo sợ đeo đuổi từ xưa bỗng nhiên biến mất. Ta gọi lớn ›Tuyệt vời! Tuyệt vời! Chẳng cần vượt khỏi sinh tử, chẳng cần giác ngộ. Một ngàn bảy trăm công án chẳng có giá trị gì‹«.
Kinh nghiệm lần đó quá lớn lao, Sư tưởng mình là người duy nhất giác ngộ trong thiên hạ. Về sau Sư kể lại: »Lòng tự hào của ta vọt lên như núi cao, lòng kiêu mạn tràn như thác đổ.« Sư đến tham vấn Thiền sư Ðạo Kính Huệ Ðoan (道 鏡 慧 端; j: dō-kyō etan) để kể lại kinh nghiệm giác ngộ của mình. Huệ Ðoan nhận ra ngay lòng kiêu mạn đó và không ấn chứng cho Sư nhưng nhận Sư làm môn đệ. Trong những năm sau, Sư chịu đựng một thời gian tham thiền khắc nghiệt và cứ mỗi lần Sư trình bày sở đắc của mình lại bị thầy chê là »một chúng sinh đáng thương sống trong địa ngục.« Ðạo Kính Huệ Ðoan chính là người đã nhận ra tài năng xuất chúng của Sư, và đã thúc đẩy Sư càng tiến sâu vào những tầng sâu giác ngộ. Chính vì vậy ông từ chối không ấn chứng gì cho Sư cả. Mãi đến sau khi Huệ Ðoan chết, Sư mới hiểu hết giáo pháp của thầy mình và ngày nay người ta xem Sư chính là truyền nhân của Ðạo Kính.
Với những đệ tử quan trọng như Ðông Lĩnh Viên Từ (東 嶺 圓 慈), Nga Sơn Từ Ðiệu (峨 山 慈 掉), Tuý Ông Nguyên Lư (醉 翁 元 盧)… (xem biểu đồ cuổi sách), phép tu thiền của Bạch Ẩn Thiền sư ngày nay còn truyền lại trong dòng Thiền Lâm Tế Nhật Bản, gọi là phái Học Lâm. Theo Sư, hành giả cần 3 yếu tố sau đây mới toạ thiền thành công: Ðại tín căn, Ðại nghi đoàn và Ðại phấn chí. Sư coi trọng phép quán công án và xếp đặt các công án trong một hệ thống mà hành giả cần giải đáp theo thứ tự nhất định. Công án »Vô« của Triệu Châu và »bàn tay« được Sư xem là những bài học hay nhất. Sau quá trình giải công án, hành giả được ấn chứng và tiếp tục sống một đời sống viễn li cô tịch trong một thời gian vài năm để chiêm nghiệm và tiếp tục đạt thêm những kinh nghiệm giác ngộ. Sau đó hành giả mới được giáo hoá với tính cách một Thiền sư.
Sư cũng coi trọng một đời sống nghiêm túc trong thiền viện với giới luật nghiêm minh cũng như lao động hằng ngày (Bách Trượng Hoài Hải), xem lao động cũng là một phần của thiền định.
Trong tác phẩm Viễn la thiên phủ (遠 羅 天 釜; j: orategama), Sư viết như sau về »Thiền trong hoạt động«:
»… Ðừng hiểu sai ta và cho rằng cần dẹp bỏ toạ thiền và tìm một hoạt động nào đó. Ðiều đáng quý nhất chính là phép quán công án, phép này không cần quan tâm đến việc các ông đang yên tĩnh hay đang hoạt động. Thiền sinh nếu quán công án khi đi không biết mình đi, khi ngồi không biết mình ngồi. Nhằm đạt đến chiều sâu nhất của tâm và chứng ngộ cái sống thật sự của nó thì trong mọi tình huống không có cách nào khác hơn là đạt một tự tâm lắng đọng sâu xa ngay trong những hoạt động của mình.«
Sư chăm lo, quản lí hướng dẫn nhiều thiền viện, những nơi mà ngày nay vẫn còn mang đậm tính Thiền của Sư. Sư cũng để lại nhiều tác phẩm đặc sắc, mang lại niềm cảm hứng bất tận cho giới hâm mộ thiền ngày nay.
Bạch Ẩn Thiền sư toạ thiền hoà tán 白 隱 禪 師 坐 禪 和 讚; J: hakuin zenji zazen wasan;
Một bài ca tụng Toạ thiền (j: zazen) của vị Thiền sư Nhật Bản nổi danh Bạch Ẩn Huệ Hạc, được tụng nhiều trong các Thiền viện tại Nhật. Bắt đầu bằng câu »Tất cả chúng sinh bản lai là Phật«, Sư tán tụng toạ thiền là phương pháp tối trọng để thức tỉnh, về đến chân lí của đạo Phật.
Nguyên văn Toạ thiền hoà tán (bản dịch của Trúc Thiên & Tuệ Sĩ từ bản Anh ngữ, trích từ Thiền luận của D. T. Su-zu-ki):
Tất cả chúng sinh bản lai là Phật
Cũng như băng với nước
Ngoài nước, không đâu có băng
Ngoài chúng sinh, tìm đâu ra Phật?
Ðạo gần bên mình mà chẳng biết
Bao người tìm kiếm xa vời – Ðáng thương!
Ðó cũng như người nằm trong nước
Gào khát cổ xin được giải khát
Ðó cũng như con trai của trưởng giả
Lang thang sống với phường nghèo khổ
Nguyên do ta luân hồi trong sáu cõi
Là tại ta chìm đắm trong vô minh
Mãi lạc xa, xa mãi trong u minh
Biết bao giờ thoát li sinh tử?
Pháp môn toạ thiền của Ðại thừa
Ta không đủ lời để tán tụng
Những pháp hạnh cao quý như bố thí và trì giới
Như niệm hồng danh Phật, sám hối và khổ hạnh
Và biết bao công đức khác
Tất cả đều là kết quả của toạ thiền
Thậm chí những người chỉ ngồi qua một lần
Cũng diệt trừ được tất cả ác nghiệp
Không đâu tìm thấy ác đạo nữa
Mà Tịnh độ vẫn sát kề bên
Xin hãy cung kính nghe nói cái thật ấy
Dầu chỉ một lần
Hãy tán thán, hãy hoan hỉ ôm choàng lấy
Và sẽ được muôn vàn phúc huệ
Ví như người tự mình phản tỉnh
Chứng vào cái Thật của Tự tính
Cái Thật của Tự tính là Vô tự tính
Người ấy thật đã thoát ngoài điên đảo vọng tưởng
Ðã mở ra cánh cửa đồng nhất của nhân và quả
Và thênh thang con đường pháp phi nhị phi tam
Trụ nơi Bất dị giữa những cái dị
Dầu tới dầu lui cũng không bao giờ động
Nắm cái Vô niệm trong cái niệm
Trong mọi thi vi đều nghe tiếng pháp
Trời tam-muội lồng lộng vô biên
Trăng Tứ trí sáng ngời viên mãn
Ấy là lúc họ thiếu gì đâu?
Ðạo (chân lí) bản lai thanh tịnh hiện thành
Thế giới này là thế giới của Liên hoa tạng
Và thân này là Pháp thân của Phật.
Trang tra cứu Thuật ngữ Phật học từ các nguồn từ điển tổng hợp hiện có, bao gồm từ điển Phật Quang, từ điển Đạo Uyển... do Liên Phật Hội thực hiện." />
H 12: Bạch Ẩn Huệ Hạc (tranh tự hoạ)
»… Một đêm nọ, khi nghe tiếng chuông chùa vang, ta hoát nhiên nhiên tỉnh ngộ… Ta tự biết, chính mình là Thiền sư Nham Ðầu, chẳng mang thương tích gì trong tam thế. Tất cả mọi lo sợ đeo đuổi từ xưa bỗng nhiên biến mất. Ta gọi lớn ›Tuyệt vời! Tuyệt vời! Chẳng cần vượt khỏi sinh tử, chẳng cần giác ngộ. Một ngàn bảy trăm công án chẳng có giá trị gì‹«.
Kinh nghiệm lần đó quá lớn lao, Sư tưởng mình là người duy nhất giác ngộ trong thiên hạ. Về sau Sư kể lại: »Lòng tự hào của ta vọt lên như núi cao, lòng kiêu mạn tràn như thác đổ.« Sư đến tham vấn Thiền sư Ðạo Kính Huệ Ðoan (道 鏡 慧 端; j: dō-kyō etan) để kể lại kinh nghiệm giác ngộ của mình. Huệ Ðoan nhận ra ngay lòng kiêu mạn đó và không ấn chứng cho Sư nhưng nhận Sư làm môn đệ. Trong những năm sau, Sư chịu đựng một thời gian tham thiền khắc nghiệt và cứ mỗi lần Sư trình bày sở đắc của mình lại bị thầy chê là »một chúng sinh đáng thương sống trong địa ngục.« Ðạo Kính Huệ Ðoan chính là người đã nhận ra tài năng xuất chúng của Sư, và đã thúc đẩy Sư càng tiến sâu vào những tầng sâu giác ngộ. Chính vì vậy ông từ chối không ấn chứng gì cho Sư cả. Mãi đến sau khi Huệ Ðoan chết, Sư mới hiểu hết giáo pháp của thầy mình và ngày nay người ta xem Sư chính là truyền nhân của Ðạo Kính.
Với những đệ tử quan trọng như Ðông Lĩnh Viên Từ (東 嶺 圓 慈), Nga Sơn Từ Ðiệu (峨 山 慈 掉), Tuý Ông Nguyên Lư (醉 翁 元 盧)… (xem biểu đồ cuổi sách), phép tu thiền của Bạch Ẩn Thiền sư ngày nay còn truyền lại trong dòng Thiền Lâm Tế Nhật Bản, gọi là phái Học Lâm. Theo Sư, hành giả cần 3 yếu tố sau đây mới toạ thiền thành công: Ðại tín căn, Ðại nghi đoàn và Ðại phấn chí. Sư coi trọng phép quán công án và xếp đặt các công án trong một hệ thống mà hành giả cần giải đáp theo thứ tự nhất định. Công án »Vô« của Triệu Châu và »bàn tay« được Sư xem là những bài học hay nhất. Sau quá trình giải công án, hành giả được ấn chứng và tiếp tục sống một đời sống viễn li cô tịch trong một thời gian vài năm để chiêm nghiệm và tiếp tục đạt thêm những kinh nghiệm giác ngộ. Sau đó hành giả mới được giáo hoá với tính cách một Thiền sư.
Sư cũng coi trọng một đời sống nghiêm túc trong thiền viện với giới luật nghiêm minh cũng như lao động hằng ngày (Bách Trượng Hoài Hải), xem lao động cũng là một phần của thiền định.
Trong tác phẩm Viễn la thiên phủ (遠 羅 天 釜; j: orategama), Sư viết như sau về »Thiền trong hoạt động«:
»… Ðừng hiểu sai ta và cho rằng cần dẹp bỏ toạ thiền và tìm một hoạt động nào đó. Ðiều đáng quý nhất chính là phép quán công án, phép này không cần quan tâm đến việc các ông đang yên tĩnh hay đang hoạt động. Thiền sinh nếu quán công án khi đi không biết mình đi, khi ngồi không biết mình ngồi. Nhằm đạt đến chiều sâu nhất của tâm và chứng ngộ cái sống thật sự của nó thì trong mọi tình huống không có cách nào khác hơn là đạt một tự tâm lắng đọng sâu xa ngay trong những hoạt động của mình.«
Sư chăm lo, quản lí hướng dẫn nhiều thiền viện, những nơi mà ngày nay vẫn còn mang đậm tính Thiền của Sư. Sư cũng để lại nhiều tác phẩm đặc sắc, mang lại niềm cảm hứng bất tận cho giới hâm mộ thiền ngày nay.
Bạch Ẩn Thiền sư toạ thiền hoà tán 白 隱 禪 師 坐 禪 和 讚; J: hakuin zenji zazen wasan;
Một bài ca tụng Toạ thiền (j: zazen) của vị Thiền sư Nhật Bản nổi danh Bạch Ẩn Huệ Hạc, được tụng nhiều trong các Thiền viện tại Nhật. Bắt đầu bằng câu »Tất cả chúng sinh bản lai là Phật«, Sư tán tụng toạ thiền là phương pháp tối trọng để thức tỉnh, về đến chân lí của đạo Phật.
Nguyên văn Toạ thiền hoà tán (bản dịch của Trúc Thiên & Tuệ Sĩ từ bản Anh ngữ, trích từ Thiền luận của D. T. Su-zu-ki):
Tất cả chúng sinh bản lai là Phật
Cũng như băng với nước
Ngoài nước, không đâu có băng
Ngoài chúng sinh, tìm đâu ra Phật?
Ðạo gần bên mình mà chẳng biết
Bao người tìm kiếm xa vời – Ðáng thương!
Ðó cũng như người nằm trong nước
Gào khát cổ xin được giải khát
Ðó cũng như con trai của trưởng giả
Lang thang sống với phường nghèo khổ
Nguyên do ta luân hồi trong sáu cõi
Là tại ta chìm đắm trong vô minh
Mãi lạc xa, xa mãi trong u minh
Biết bao giờ thoát li sinh tử?
Pháp môn toạ thiền của Ðại thừa
Ta không đủ lời để tán tụng
Những pháp hạnh cao quý như bố thí và trì giới
Như niệm hồng danh Phật, sám hối và khổ hạnh
Và biết bao công đức khác
Tất cả đều là kết quả của toạ thiền
Thậm chí những người chỉ ngồi qua một lần
Cũng diệt trừ được tất cả ác nghiệp
Không đâu tìm thấy ác đạo nữa
Mà Tịnh độ vẫn sát kề bên
Xin hãy cung kính nghe nói cái thật ấy
Dầu chỉ một lần
Hãy tán thán, hãy hoan hỉ ôm choàng lấy
Và sẽ được muôn vàn phúc huệ
Ví như người tự mình phản tỉnh
Chứng vào cái Thật của Tự tính
Cái Thật của Tự tính là Vô tự tính
Người ấy thật đã thoát ngoài điên đảo vọng tưởng
Ðã mở ra cánh cửa đồng nhất của nhân và quả
Và thênh thang con đường pháp phi nhị phi tam
Trụ nơi Bất dị giữa những cái dị
Dầu tới dầu lui cũng không bao giờ động
Nắm cái Vô niệm trong cái niệm
Trong mọi thi vi đều nghe tiếng pháp
Trời tam-muội lồng lộng vô biên
Trăng Tứ trí sáng ngời viên mãn
Ấy là lúc họ thiếu gì đâu?
Ðạo (chân lí) bản lai thanh tịnh hiện thành
Thế giới này là thế giới của Liên hoa tạng
Và thân này là Pháp thân của Phật.
Trang tra cứu Thuật ngữ Phật học từ các nguồn từ điển tổng hợp hiện có, bao gồm từ điển Phật Quang, từ điển Đạo Uyển... do Liên Phật Hội thực hiện."/>

Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển thuật ngữ Phật học »» Đang xem mục từ: Bạch Ẩn Huệ Hạc »»

Từ điển thuật ngữ Phật học »» Đang xem mục từ: Bạch Ẩn Huệ Hạc




KẾT QUẢ TRA TỪ

Từ điển Đạo uyển

TRA THEO VẦN TRONG CÁC TỪ ĐIỂN

Chọn từ điển để xem theo vần A, B, C...


Hướng dẫn: Quý vị có thể nhập nguyên một từ để tìm xem tất cả những từ ngữ bắt đầu bằng từ đó. Ví dụ, nhập quyết để xem Quyết định tâm, Quyết định tạng luận, Quyết định tín v.v...



_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Ai vào địa ngục


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...