H 20: Bồ-đề Ðạt-ma
Tổ hỏi: »Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?« Bồ-đề Ðạt-ma đáp: »Vô sinh vô sắc.« Tổ hỏi tiếp: »Trong mọi thứ cái gì vĩ đại nhất?« Bồ-Ðề Đạt-ma đáp: »Phật pháp vĩ đại nhất«.
Sau khi trở thành Tổ thứ 28, Bồ-đề Ðạt-ma đi thuyền qua Nam Trung Quốc năm 520. Sau khi truyền đạo cho Lương Vũ Ðế không thành, Bồ-đề Ðạt-ma đến Lạc Dương, lên chùa Thiếu Lâm trên rặng Tung Sơn. Nơi đây, Bồ-đề Ðạt-ma tu thiền định, chín năm quay mặt vào vách không nói và cũng tại đây, Huệ Khả, Nhị tổ thiền Trung Quốc đã gặp Bồ-đề Ðạt-ma, để lại truyền thuyết bất hủ về việc quyết tâm học đạo của mình.
Tư liệu về cuộc đời của Bồ-đề Ðạt-ma là một vương tử Nam Ấn Ðộ không rõ ràng. Có truyền thuyết cho rằng, sư phụ của Bồ-đề Ðạt-ma là Bát-nhã Ða-la từng dặn Sư hãy đợi 60 năm sau khi mình chết mới được đi Trung Quốc. Như thế Bồ-đề Ðạt-ma phải cao tuổi lắm lúc đến Trung Quốc. Theo tài liệu khác thì Bồ-đề Ðạt-ma đến Trung Quốc lúc 60 tuổi. Cả hai thuyết này không phù hợp với cuộc đời Sư, từ 470-543, là ngày tháng được phần lớn nguồn tài liệu công nhận. Sau khi đến, Sư nhận lời mời của Vũ Ðế đi Nam Kinh. Trong Bích nham lục, Công án đầu tiên kể lại cuộc gặp giữa Bồ-đề Ðạt-ma và Vũ Ðế. Là một người phụng sự đạo Phật, Lương Vũ Ðế đã cho xây trong nước mình nhiều chùa chiền, tháp. Vũ Ðế hỏi nhà sư từ Ấn Ðộ, nhà vua đã tạo nên phúc đức gì cho kiếp sau, Bồ-đề Ðạt-ma đáp ngắn gọn »Không có phúc đức gì cả.« Hỏi về »Ý nghĩa cao nhất của Phật pháp«, Bồ-đề Ðạt-ma đáp »Trống rỗng, không có gì là cao cả.« Cuối cùng Vũ Ðế hỏi »Ai đứng trước mặt ta đây?« Bồ-đề Ðạt-ma đáp »không biết.« Ðó là những lời khai thị về yếu tính Phật pháp rất rõ ràng, nhưng Vũ Ðế không lĩnh hội.
Cuộc gặp với Lương Vũ Ðế cho Bồ-đề Ðạt-ma thấy rõ là chưa đến thời truyền pháp tại Trung Quốc. Sau đó – theo truyền thuyết – Sư vượt sông Dương Tử bằng một chiếc thuyền con (chiếc thuyền về sau trở thành một đề tài của hội hoạ thiền), đến chùa Thiếu Lâm ở Bắc Trung Quốc. Người ta không biết rõ Sư mất tại đó hay rời Thiếu Lâm sau khi truyền tâm ấn cho Huệ Khả. Theo một truyền thuyết thì Bồ-đề Ðạt-ma về lại Ấn Ðộ sau chín năm lưu lại Trung Quốc.
Trước khi về, Sư gọi đệ tử trình bày sở đắc. Người đầu tiên cho rằng, không nên dựa vào văn tự cũng không nên bài bác, nên xem nó là phương tiện trên con đường đạo. Bồ-đề Ðạt-ma đáp »Ngươi đã được phần da của ta.« Người kế là một vị ni sư cho rằng, chân như được ví như quốc độ các vị Phật, chỉ thấy một lần rồi thôi. Bồ-đề Ðạt-ma đáp »Ngươi đã được phần thịt của ta.« Vị đệ tử kế tiếp cho rằng, Tứ đại chủng chỉ là Không và Ngũ uẩn không có thật. Thật tế không có gì để chứng cả. Bồ-đề Ðạt-ma đáp »Ngươi đã được phần xương của ta.« Cuối cùng tới phiên Huệ Khả. Huệ Khả không nói gì, chỉ nghiêng mình im lặng. Bồ-đề Ðạt-ma đáp »Ngươi đã được phần tuỷ của ta.«
Theo một thuyết khác thì Bồ-đề Ðạt-ma sống đến 150 tuổi, cuối cùng bị đầu độc và được chôn ở Hồ Nam. Sau đó một vị tăng đi hành hương ở Ấn Ðộ về gặp Bồ-đề Ðạt-ma trên núi Hùng Nhĩ. Bồ-đề Ðạt-ma, tay cầm một chiếc dép, cho biết mình trên đường về Ấn Ðộ và Trung Quốc sẽ tiếp nối dòng Thiền của mình. Về tới Trung Quốc vị tăng này vội báo cho đệ tử, đệ tử mở áo quan ra thì không thấy gì cả, chỉ còn một chiếc dép. Vì tích này, tranh tượng của Bồ-đề Ðạt-ma hay được vẽ vai vác gậy mang một chiếc dép.
Bồ-đề Ðạt-ma truyền phép thiền định mang truyền thống Ðại thừa Ấn Ðộ, đặc biệt Sư chú trọng đến bộ kinh Nhập Lăng-già (s: laṅkāvatāra-sūtra). Tuy nhiên, Thiền tông Trung Quốc chỉ thành hình thật sự với Huệ Năng, Tổ thứ sáu, kết hợp giữa thiền (s: dhyāna) Ấn Ðộ và truyền thống đạo Lão, được xem là một trường phái đặc biệt »nằm ngoài giáo pháp nguyên thuỷ«. Thiền tông Trung Quốc phát triển rực rỡ kể từ đời Ðường.
Theo Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì Bồ-đề Ðạt-ma có thể từng đến Việt Nam (Giao Châu) cuối đời nhà Tống (420-447) cùng với một vị sư Ấn Ðộ tên là Pháp Thiên (s: dharmadeva).
Trang tra cứu Thuật ngữ Phật học từ các nguồn từ điển tổng hợp hiện có, bao gồm từ điển Phật Quang, từ điển Đạo Uyển... do Liên Phật Hội thực hiện.">
H 20: Bồ-đề Ðạt-ma
Tổ hỏi: »Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?« Bồ-đề Ðạt-ma đáp: »Vô sinh vô sắc.« Tổ hỏi tiếp: »Trong mọi thứ cái gì vĩ đại nhất?« Bồ-Ðề Đạt-ma đáp: »Phật pháp vĩ đại nhất«.
Sau khi trở thành Tổ thứ 28, Bồ-đề Ðạt-ma đi thuyền qua Nam Trung Quốc năm 520. Sau khi truyền đạo cho Lương Vũ Ðế không thành, Bồ-đề Ðạt-ma đến Lạc Dương, lên chùa Thiếu Lâm trên rặng Tung Sơn. Nơi đây, Bồ-đề Ðạt-ma tu thiền định, chín năm quay mặt vào vách không nói và cũng tại đây, Huệ Khả, Nhị tổ thiền Trung Quốc đã gặp Bồ-đề Ðạt-ma, để lại truyền thuyết bất hủ về việc quyết tâm học đạo của mình.
Tư liệu về cuộc đời của Bồ-đề Ðạt-ma là một vương tử Nam Ấn Ðộ không rõ ràng. Có truyền thuyết cho rằng, sư phụ của Bồ-đề Ðạt-ma là Bát-nhã Ða-la từng dặn Sư hãy đợi 60 năm sau khi mình chết mới được đi Trung Quốc. Như thế Bồ-đề Ðạt-ma phải cao tuổi lắm lúc đến Trung Quốc. Theo tài liệu khác thì Bồ-đề Ðạt-ma đến Trung Quốc lúc 60 tuổi. Cả hai thuyết này không phù hợp với cuộc đời Sư, từ 470-543, là ngày tháng được phần lớn nguồn tài liệu công nhận. Sau khi đến, Sư nhận lời mời của Vũ Ðế đi Nam Kinh. Trong Bích nham lục, Công án đầu tiên kể lại cuộc gặp giữa Bồ-đề Ðạt-ma và Vũ Ðế. Là một người phụng sự đạo Phật, Lương Vũ Ðế đã cho xây trong nước mình nhiều chùa chiền, tháp. Vũ Ðế hỏi nhà sư từ Ấn Ðộ, nhà vua đã tạo nên phúc đức gì cho kiếp sau, Bồ-đề Ðạt-ma đáp ngắn gọn »Không có phúc đức gì cả.« Hỏi về »Ý nghĩa cao nhất của Phật pháp«, Bồ-đề Ðạt-ma đáp »Trống rỗng, không có gì là cao cả.« Cuối cùng Vũ Ðế hỏi »Ai đứng trước mặt ta đây?« Bồ-đề Ðạt-ma đáp »không biết.« Ðó là những lời khai thị về yếu tính Phật pháp rất rõ ràng, nhưng Vũ Ðế không lĩnh hội.
Cuộc gặp với Lương Vũ Ðế cho Bồ-đề Ðạt-ma thấy rõ là chưa đến thời truyền pháp tại Trung Quốc. Sau đó – theo truyền thuyết – Sư vượt sông Dương Tử bằng một chiếc thuyền con (chiếc thuyền về sau trở thành một đề tài của hội hoạ thiền), đến chùa Thiếu Lâm ở Bắc Trung Quốc. Người ta không biết rõ Sư mất tại đó hay rời Thiếu Lâm sau khi truyền tâm ấn cho Huệ Khả. Theo một truyền thuyết thì Bồ-đề Ðạt-ma về lại Ấn Ðộ sau chín năm lưu lại Trung Quốc.
Trước khi về, Sư gọi đệ tử trình bày sở đắc. Người đầu tiên cho rằng, không nên dựa vào văn tự cũng không nên bài bác, nên xem nó là phương tiện trên con đường đạo. Bồ-đề Ðạt-ma đáp »Ngươi đã được phần da của ta.« Người kế là một vị ni sư cho rằng, chân như được ví như quốc độ các vị Phật, chỉ thấy một lần rồi thôi. Bồ-đề Ðạt-ma đáp »Ngươi đã được phần thịt của ta.« Vị đệ tử kế tiếp cho rằng, Tứ đại chủng chỉ là Không và Ngũ uẩn không có thật. Thật tế không có gì để chứng cả. Bồ-đề Ðạt-ma đáp »Ngươi đã được phần xương của ta.« Cuối cùng tới phiên Huệ Khả. Huệ Khả không nói gì, chỉ nghiêng mình im lặng. Bồ-đề Ðạt-ma đáp »Ngươi đã được phần tuỷ của ta.«
Theo một thuyết khác thì Bồ-đề Ðạt-ma sống đến 150 tuổi, cuối cùng bị đầu độc và được chôn ở Hồ Nam. Sau đó một vị tăng đi hành hương ở Ấn Ðộ về gặp Bồ-đề Ðạt-ma trên núi Hùng Nhĩ. Bồ-đề Ðạt-ma, tay cầm một chiếc dép, cho biết mình trên đường về Ấn Ðộ và Trung Quốc sẽ tiếp nối dòng Thiền của mình. Về tới Trung Quốc vị tăng này vội báo cho đệ tử, đệ tử mở áo quan ra thì không thấy gì cả, chỉ còn một chiếc dép. Vì tích này, tranh tượng của Bồ-đề Ðạt-ma hay được vẽ vai vác gậy mang một chiếc dép.
Bồ-đề Ðạt-ma truyền phép thiền định mang truyền thống Ðại thừa Ấn Ðộ, đặc biệt Sư chú trọng đến bộ kinh Nhập Lăng-già (s: laṅkāvatāra-sūtra). Tuy nhiên, Thiền tông Trung Quốc chỉ thành hình thật sự với Huệ Năng, Tổ thứ sáu, kết hợp giữa thiền (s: dhyāna) Ấn Ðộ và truyền thống đạo Lão, được xem là một trường phái đặc biệt »nằm ngoài giáo pháp nguyên thuỷ«. Thiền tông Trung Quốc phát triển rực rỡ kể từ đời Ðường.
Theo Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì Bồ-đề Ðạt-ma có thể từng đến Việt Nam (Giao Châu) cuối đời nhà Tống (420-447) cùng với một vị sư Ấn Ðộ tên là Pháp Thiên (s: dharmadeva).
Trang tra cứu Thuật ngữ Phật học từ các nguồn từ điển tổng hợp hiện có, bao gồm từ điển Phật Quang, từ điển Đạo Uyển... do Liên Phật Hội thực hiện." />
H 20: Bồ-đề Ðạt-ma
Tổ hỏi: »Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?« Bồ-đề Ðạt-ma đáp: »Vô sinh vô sắc.« Tổ hỏi tiếp: »Trong mọi thứ cái gì vĩ đại nhất?« Bồ-Ðề Đạt-ma đáp: »Phật pháp vĩ đại nhất«.
Sau khi trở thành Tổ thứ 28, Bồ-đề Ðạt-ma đi thuyền qua Nam Trung Quốc năm 520. Sau khi truyền đạo cho Lương Vũ Ðế không thành, Bồ-đề Ðạt-ma đến Lạc Dương, lên chùa Thiếu Lâm trên rặng Tung Sơn. Nơi đây, Bồ-đề Ðạt-ma tu thiền định, chín năm quay mặt vào vách không nói và cũng tại đây, Huệ Khả, Nhị tổ thiền Trung Quốc đã gặp Bồ-đề Ðạt-ma, để lại truyền thuyết bất hủ về việc quyết tâm học đạo của mình.
Tư liệu về cuộc đời của Bồ-đề Ðạt-ma là một vương tử Nam Ấn Ðộ không rõ ràng. Có truyền thuyết cho rằng, sư phụ của Bồ-đề Ðạt-ma là Bát-nhã Ða-la từng dặn Sư hãy đợi 60 năm sau khi mình chết mới được đi Trung Quốc. Như thế Bồ-đề Ðạt-ma phải cao tuổi lắm lúc đến Trung Quốc. Theo tài liệu khác thì Bồ-đề Ðạt-ma đến Trung Quốc lúc 60 tuổi. Cả hai thuyết này không phù hợp với cuộc đời Sư, từ 470-543, là ngày tháng được phần lớn nguồn tài liệu công nhận. Sau khi đến, Sư nhận lời mời của Vũ Ðế đi Nam Kinh. Trong Bích nham lục, Công án đầu tiên kể lại cuộc gặp giữa Bồ-đề Ðạt-ma và Vũ Ðế. Là một người phụng sự đạo Phật, Lương Vũ Ðế đã cho xây trong nước mình nhiều chùa chiền, tháp. Vũ Ðế hỏi nhà sư từ Ấn Ðộ, nhà vua đã tạo nên phúc đức gì cho kiếp sau, Bồ-đề Ðạt-ma đáp ngắn gọn »Không có phúc đức gì cả.« Hỏi về »Ý nghĩa cao nhất của Phật pháp«, Bồ-đề Ðạt-ma đáp »Trống rỗng, không có gì là cao cả.« Cuối cùng Vũ Ðế hỏi »Ai đứng trước mặt ta đây?« Bồ-đề Ðạt-ma đáp »không biết.« Ðó là những lời khai thị về yếu tính Phật pháp rất rõ ràng, nhưng Vũ Ðế không lĩnh hội.
Cuộc gặp với Lương Vũ Ðế cho Bồ-đề Ðạt-ma thấy rõ là chưa đến thời truyền pháp tại Trung Quốc. Sau đó – theo truyền thuyết – Sư vượt sông Dương Tử bằng một chiếc thuyền con (chiếc thuyền về sau trở thành một đề tài của hội hoạ thiền), đến chùa Thiếu Lâm ở Bắc Trung Quốc. Người ta không biết rõ Sư mất tại đó hay rời Thiếu Lâm sau khi truyền tâm ấn cho Huệ Khả. Theo một truyền thuyết thì Bồ-đề Ðạt-ma về lại Ấn Ðộ sau chín năm lưu lại Trung Quốc.
Trước khi về, Sư gọi đệ tử trình bày sở đắc. Người đầu tiên cho rằng, không nên dựa vào văn tự cũng không nên bài bác, nên xem nó là phương tiện trên con đường đạo. Bồ-đề Ðạt-ma đáp »Ngươi đã được phần da của ta.« Người kế là một vị ni sư cho rằng, chân như được ví như quốc độ các vị Phật, chỉ thấy một lần rồi thôi. Bồ-đề Ðạt-ma đáp »Ngươi đã được phần thịt của ta.« Vị đệ tử kế tiếp cho rằng, Tứ đại chủng chỉ là Không và Ngũ uẩn không có thật. Thật tế không có gì để chứng cả. Bồ-đề Ðạt-ma đáp »Ngươi đã được phần xương của ta.« Cuối cùng tới phiên Huệ Khả. Huệ Khả không nói gì, chỉ nghiêng mình im lặng. Bồ-đề Ðạt-ma đáp »Ngươi đã được phần tuỷ của ta.«
Theo một thuyết khác thì Bồ-đề Ðạt-ma sống đến 150 tuổi, cuối cùng bị đầu độc và được chôn ở Hồ Nam. Sau đó một vị tăng đi hành hương ở Ấn Ðộ về gặp Bồ-đề Ðạt-ma trên núi Hùng Nhĩ. Bồ-đề Ðạt-ma, tay cầm một chiếc dép, cho biết mình trên đường về Ấn Ðộ và Trung Quốc sẽ tiếp nối dòng Thiền của mình. Về tới Trung Quốc vị tăng này vội báo cho đệ tử, đệ tử mở áo quan ra thì không thấy gì cả, chỉ còn một chiếc dép. Vì tích này, tranh tượng của Bồ-đề Ðạt-ma hay được vẽ vai vác gậy mang một chiếc dép.
Bồ-đề Ðạt-ma truyền phép thiền định mang truyền thống Ðại thừa Ấn Ðộ, đặc biệt Sư chú trọng đến bộ kinh Nhập Lăng-già (s: laṅkāvatāra-sūtra). Tuy nhiên, Thiền tông Trung Quốc chỉ thành hình thật sự với Huệ Năng, Tổ thứ sáu, kết hợp giữa thiền (s: dhyāna) Ấn Ðộ và truyền thống đạo Lão, được xem là một trường phái đặc biệt »nằm ngoài giáo pháp nguyên thuỷ«. Thiền tông Trung Quốc phát triển rực rỡ kể từ đời Ðường.
Theo Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì Bồ-đề Ðạt-ma có thể từng đến Việt Nam (Giao Châu) cuối đời nhà Tống (420-447) cùng với một vị sư Ấn Ðộ tên là Pháp Thiên (s: dharmadeva).
Trang tra cứu Thuật ngữ Phật học từ các nguồn từ điển tổng hợp hiện có, bao gồm từ điển Phật Quang, từ điển Đạo Uyển... do Liên Phật Hội thực hiện."/>

Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển thuật ngữ Phật học »» Đang xem mục từ: Bồ-đề Đạt-ma »»

Từ điển thuật ngữ Phật học »» Đang xem mục từ: Bồ-đề Đạt-ma




KẾT QUẢ TRA TỪ

Từ điển Đạo uyển

TRA THEO VẦN TRONG CÁC TỪ ĐIỂN

Chọn từ điển để xem theo vần A, B, C...


Hướng dẫn: Quý vị có thể nhập nguyên một từ để tìm xem tất cả những từ ngữ bắt đầu bằng từ đó. Ví dụ, nhập quyết để xem Quyết định tâm, Quyết định tạng luận, Quyết định tín v.v...



_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Bức Thành Biên Giới


Đừng đánh mất tình yêu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.89.70.161 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...