H 68: Các trung khu (cakra) và đạo quản (nāḍī) chính trong cơ thể. Dòng kênh chạy dọc xương sống được gọi là Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī), dòng kênh đôi xoắn là Ðạo quản thái âm (idā-nāḍī), dòng kênh xoắn là Ðạo quản thái dương (piṅgalā-nāḍī).
Theo quan điểm của Ấn Ðộ giáo thì có bảy trung khu nằm dọc xương sống. Các trung khu này là nơi mà khí lực con người đi từ thấp lên cao, chạy xuyên qua trong quá trình Giác ngộ. Sáu trung khu đầu tiên (s: ṣaṭcakranirūpaṇam) được xem là nằm trong thân thể, trung khu thứ bảy nằm trên đỉnh đầu. Một khi con rắn lửa (hoả xà; s: kuṇḍalinī) được đánh thức bằng các phép tu tập, khí lực đó sẽ rời trung khu thấp nhất để vươn lên. Qua mỗi trung khu, hành giả sẽ đạt những cảm giác hoan hỉ (s: ānanda), một số thần thông huyền bí (Tất-địa) và vì vậy, các trung khu cũng được xem là »chỗ trú« của tâm thức (s: caitanya). Từ mỗi trung khu xuất phát một số lượng đạo quản (導管; s: nāḍī, là những kênh năng lượng tinh vi) khác nhau.
Những người có biệt tài xem tướng, nhìn thần sắc hay mô tả các trung khu như những »hoa sen« nhiều cánh, mỗi cánh diễn tả một đạo quản. Các hoa sen này luôn luôn xoay chuyển và vì vậy chúng được gọi là »bánh xe quay« (luân xa), ý nghĩa thật sự của danh từ Cakra. Theo hệ thống Hoả xà du-già (s: kuṇḍalinīyoga) của Ấn Ðộ giáo, mỗi trung khu tương ưng với những đặc tính nhất định nào đó của thân, tâm, được diễn tả bằng những biểu tượng khác nhau (hình sắc, chủng tử man-tra [s: bījamantra], biểu tượng thú vật, Hộ Thần [iṣṭadevatā], …).


H 69: Các trung khu chính trong cơ thể theo hệ thống Hoả xà du-già (kuṇḍalinīyoga) I. Từ trên xuống: 7. Trung khu đỉnh đầu (sahasrāha-cakra), 6. Trung khu ở trán (ājñā-cakra), 5. Trung khu ở cổ (viśuddha-cakra), 4. Trung khu ở tim (anāhata-cakra).
Từ trên xuống:
7. Trung khu đỉnh đầu (s: sahasrāha-cakra; saha-srāha: một ngàn): Chủng tử man-tra (bījamantra): OṂ (ॐ), hoa sen ngàn cánh (sahasrāhapadma). Trung khu này nằm ngoài thân thể, có một »ngàn«, được hiểu là vô số đạo quản (nāḍī) bao quanh. Cơ quan tương ưng của cơ thể là bộ não. 50 mẫu tự của Phạn ngữ (sanskrit) chạy vòng quanh trung khu này trên những cánh hoa sen 20 lần và vì vậy, trung khu này chứa đựng, bao gồm tất cả Chủng tử man-tra và các trung khu khác. Trung khu này phát ra ánh sáng »như mười triệu mặt trời« và hệ thuộc vào một cấp chân lí, sự thật khác với sáu trung khu còn lại. Trung khu này được xem là trú xứ của Thấp-bà (śiva) và tương ưng với vạn vật, »thần thức của vũ trụ«, »Siêu thức.« »Nếu Hoả xà lên đến đỉnh đầu và hoà hợp với Thấp-bà, hành giả sẽ cảm nhận một sự an vui tuyệt đỉnh (paramā-nanda), nhận thức tuyệt đối sẽ đến với họ. Hành giả trở thành một trí giả toàn vẹn (brahmavid-variṣṭha).«;
6. Trung khu ở trán (ājñā-cakra; ājñā: lệnh): nằm giữa hai lông mày, Chủng tử man-tra: A ngắn (अ), hoa sen hai cánh, màu trắng sữa. Hệ thống tương ưng của cơ thể là hệ thần kinh phản xạ (l: edulla oblongata). Trung khu này nằm trong Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68), được xem là nơi tàng ẩn của thần thức. »Ai tập trung vào trung khu này thì sẽ thiêu đốt tất cả nghiệp chướng của tiền kiếp. Tập trung vào trung khu này rất quan trọng vì nó giúp Du-già sư (yogin) trở thành một người được giải thoát trong đời này (jīvanmukti, người đạt giải thoát lúc còn sống, ngay trong đời này), đạt tất cả Tất-địa (siddhi) thượng hạng…«;
5. Trung khu ở cổ (viśuddha-cakra; viśuddha: thanh tịnh): thuộc về Hư không (ākāśa), Chủng tử man-tra: HAṂ (हं), hoa sen 16 cánh, màu trắng, hình tròn, biểu tượng thú vật là con voi với sáu ngà, nằm trong Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68). Hệ thống tương ưng của cơ thể là hệ hô hấp (l: plexus cervicus). »Ai tập trung vào trung khu này thì dù thế giới sụp đổ cũng không tiêu hoại, đạt Nhất thiết trí của bốn Vệ-đà, trở thành một trí giả thông cả ba thời (trikālajñāni), quá khứ, hiện tại và vị lai.«
4. Trung khu ở tim (anāhata-cakra; anāhata: bất khởi động): thuộc về không khí hoặc gió (phong), Chủng tử man-tra (bījamantra): YAṂ (यं), hoa sen 15 cánh, màu xám-xanh, hình lục giác, biểu tượng thú vật là con nai (mṛga), nằm trong Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68). Hệ thống tương ưng của cơ thể là hệ huyết quản (l: plexus cardiacus). »Ai quán tưởng về trung khu này thì đạt uy lực về gió (phong), hành giả có thể bay trong không gian và nhập vào thân thể của một người khác. Lòng từ của vũ trụ sẽ đến với họ …«.


H 70: Các trung khu chính trong cơ thể theo hệ thống Hoả xà du-già (kuṇḍalinīyoga) II. Từ trên xuống: 3. Trung khu ở rốn (maṇipūra-cakra), 2. Trung khu ở bụng dưới (svādhiṣṭhāna-cakra), 1. Trung khu gốc (mūlādhāra-cakra).
3. Trung khu ở rốn (maṇipūra-cakra): thuộc về lửa (hoả), Chủng tử man-tra: RAṂ (रं), hoa sen mười cánh, hình tam giác, màu đỏ, biểu tượng thú vật là con sơn dương, nằm trong Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68). Hệ thống tương ưng của cơ thể là hệ dinh dưỡng, tiêu hoá (l: plexus epigastricus). »Ai tập trung vào trung khu này có thể tìm thấy những bảo vật chôn dấu kĩ, không bao giờ bệnh hoặc và không sợ lửa. Nếu bị quăng vào lửa họ cũng không sợ và cũng không bị hề hấn gì…«.
2. Trung khu ở bụng dưới (svādhiṣṭhāna-cakra; sva: sinh khí; adhiṣṭhāna: trú xứ): nằm dưới gốc bộ phân sinh dục, thuộc về nước (thuỷ), Chủng tử man-tra: VAṂ (वं), hoa sen sáu cánh, hình lưỡi liềm, màu trắng, biểu tượng thú vật là con cá sấu, nằm trong Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68). Hệ thống tương ưng của cơ thể là các cơ quan nội tiết và sinh sản (l: plexus hypogastricus). »Ai quán tưởng đến trung khu này và vị Hộ Thần quyến thuộc sẽ không còn sợ nước và chinh phục được đại chủng này. Du-già sư sẽ đạt nhiều loại thần thông, sự hiểu biết trực nhận, khống chế được các giác quan và thấy được các chúng sinh cõi khác. Các đặc tính bất thiện như tham, sân, si, mạn và những ô nhiễm khác đều được tận diệt. Hành giả chinh phục được tử thần (mṛtyuñjaya-siddhi).«
1. Trung khu gốc (mūlādhāra-cakra; mūla: gốc, căn; ādhāra: chỗ nương tựa, trú xứ): nằm ở đốt xương sống cuối cùng, thuộc về đất (địa), Chủng tử man-tra: LAṂ (लं), hoa sen bốn cánh, có dạng vuông, màu vàng, biểu tượng thú vật là con voi bảy vòi, điểm cuối cùng của Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68). Hệ thống tương ưng của cơ thể là bộ phận sinh dục (l: plexus pelvis). Hoả xà (kuṇḍalinī) nằm trong dạng cuộn tròn nằm yên khi chưa được khởi động. »Ai quán tưởng đến trung khu này thì chinh phục được đất và không còn sợ xác thịt tiêu huỷ khi chết. Du-già sư đạt được trí cùng tột của Hoả xà (kuṇḍalinī) và những yếu tố để đánh thức nó. Nếu con rắn lửa được đánh thức, Du-già sư có thể nhất bổng người lên và điều khiển được chân khí (khả năng này được gọi là darduri-siddhi), các tội lỗi đều được xóa bỏ, tinh thông tam thời và đạt niềm an vui tự tại (sahajānanda).« (theo Sivananda trong Kuṇḍalinī-yoga, 1953).
Về quan niệm trung khu khí lực, Mật tông đạo Phật có nhiều yếu tố tương tự như Ấn Ðộ giáo, nhưng phép thiền quán các trung khu đó có nhiều điểm khác. Lạt-ma Gô-vin-đa có viết một quyển sách với tên Foundations of Tibetan Mysticism (bản Việt ngữ: Cơ sở Mật giáo Tây Tạng), nói rất rõ hệ thống tu luyện theo Mật tông Tây Tạng và trong đó hệ thống Hoả xà du-già (kuṇḍalinī-yoga) giữ một vai trò quan trọng.
Trang tra cứu Thuật ngữ Phật học từ các nguồn từ điển tổng hợp hiện có, bao gồm từ điển Phật Quang, từ điển Đạo Uyển... do Liên Phật Hội thực hiện.">

H 68: Các trung khu (cakra) và đạo quản (nāḍī) chính trong cơ thể. Dòng kênh chạy dọc xương sống được gọi là Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī), dòng kênh đôi xoắn là Ðạo quản thái âm (idā-nāḍī), dòng kênh xoắn là Ðạo quản thái dương (piṅgalā-nāḍī).
Theo quan điểm của Ấn Ðộ giáo thì có bảy trung khu nằm dọc xương sống. Các trung khu này là nơi mà khí lực con người đi từ thấp lên cao, chạy xuyên qua trong quá trình Giác ngộ. Sáu trung khu đầu tiên (s: ṣaṭcakranirūpaṇam) được xem là nằm trong thân thể, trung khu thứ bảy nằm trên đỉnh đầu. Một khi con rắn lửa (hoả xà; s: kuṇḍalinī) được đánh thức bằng các phép tu tập, khí lực đó sẽ rời trung khu thấp nhất để vươn lên. Qua mỗi trung khu, hành giả sẽ đạt những cảm giác hoan hỉ (s: ānanda), một số thần thông huyền bí (Tất-địa) và vì vậy, các trung khu cũng được xem là »chỗ trú« của tâm thức (s: caitanya). Từ mỗi trung khu xuất phát một số lượng đạo quản (導管; s: nāḍī, là những kênh năng lượng tinh vi) khác nhau.
Những người có biệt tài xem tướng, nhìn thần sắc hay mô tả các trung khu như những »hoa sen« nhiều cánh, mỗi cánh diễn tả một đạo quản. Các hoa sen này luôn luôn xoay chuyển và vì vậy chúng được gọi là »bánh xe quay« (luân xa), ý nghĩa thật sự của danh từ Cakra. Theo hệ thống Hoả xà du-già (s: kuṇḍalinīyoga) của Ấn Ðộ giáo, mỗi trung khu tương ưng với những đặc tính nhất định nào đó của thân, tâm, được diễn tả bằng những biểu tượng khác nhau (hình sắc, chủng tử man-tra [s: bījamantra], biểu tượng thú vật, Hộ Thần [iṣṭadevatā], …).


H 69: Các trung khu chính trong cơ thể theo hệ thống Hoả xà du-già (kuṇḍalinīyoga) I. Từ trên xuống: 7. Trung khu đỉnh đầu (sahasrāha-cakra), 6. Trung khu ở trán (ājñā-cakra), 5. Trung khu ở cổ (viśuddha-cakra), 4. Trung khu ở tim (anāhata-cakra).
Từ trên xuống:
7. Trung khu đỉnh đầu (s: sahasrāha-cakra; saha-srāha: một ngàn): Chủng tử man-tra (bījamantra): OṂ (ॐ), hoa sen ngàn cánh (sahasrāhapadma). Trung khu này nằm ngoài thân thể, có một »ngàn«, được hiểu là vô số đạo quản (nāḍī) bao quanh. Cơ quan tương ưng của cơ thể là bộ não. 50 mẫu tự của Phạn ngữ (sanskrit) chạy vòng quanh trung khu này trên những cánh hoa sen 20 lần và vì vậy, trung khu này chứa đựng, bao gồm tất cả Chủng tử man-tra và các trung khu khác. Trung khu này phát ra ánh sáng »như mười triệu mặt trời« và hệ thuộc vào một cấp chân lí, sự thật khác với sáu trung khu còn lại. Trung khu này được xem là trú xứ của Thấp-bà (śiva) và tương ưng với vạn vật, »thần thức của vũ trụ«, »Siêu thức.« »Nếu Hoả xà lên đến đỉnh đầu và hoà hợp với Thấp-bà, hành giả sẽ cảm nhận một sự an vui tuyệt đỉnh (paramā-nanda), nhận thức tuyệt đối sẽ đến với họ. Hành giả trở thành một trí giả toàn vẹn (brahmavid-variṣṭha).«;
6. Trung khu ở trán (ājñā-cakra; ājñā: lệnh): nằm giữa hai lông mày, Chủng tử man-tra: A ngắn (अ), hoa sen hai cánh, màu trắng sữa. Hệ thống tương ưng của cơ thể là hệ thần kinh phản xạ (l: edulla oblongata). Trung khu này nằm trong Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68), được xem là nơi tàng ẩn của thần thức. »Ai tập trung vào trung khu này thì sẽ thiêu đốt tất cả nghiệp chướng của tiền kiếp. Tập trung vào trung khu này rất quan trọng vì nó giúp Du-già sư (yogin) trở thành một người được giải thoát trong đời này (jīvanmukti, người đạt giải thoát lúc còn sống, ngay trong đời này), đạt tất cả Tất-địa (siddhi) thượng hạng…«;
5. Trung khu ở cổ (viśuddha-cakra; viśuddha: thanh tịnh): thuộc về Hư không (ākāśa), Chủng tử man-tra: HAṂ (हं), hoa sen 16 cánh, màu trắng, hình tròn, biểu tượng thú vật là con voi với sáu ngà, nằm trong Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68). Hệ thống tương ưng của cơ thể là hệ hô hấp (l: plexus cervicus). »Ai tập trung vào trung khu này thì dù thế giới sụp đổ cũng không tiêu hoại, đạt Nhất thiết trí của bốn Vệ-đà, trở thành một trí giả thông cả ba thời (trikālajñāni), quá khứ, hiện tại và vị lai.«
4. Trung khu ở tim (anāhata-cakra; anāhata: bất khởi động): thuộc về không khí hoặc gió (phong), Chủng tử man-tra (bījamantra): YAṂ (यं), hoa sen 15 cánh, màu xám-xanh, hình lục giác, biểu tượng thú vật là con nai (mṛga), nằm trong Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68). Hệ thống tương ưng của cơ thể là hệ huyết quản (l: plexus cardiacus). »Ai quán tưởng về trung khu này thì đạt uy lực về gió (phong), hành giả có thể bay trong không gian và nhập vào thân thể của một người khác. Lòng từ của vũ trụ sẽ đến với họ …«.


H 70: Các trung khu chính trong cơ thể theo hệ thống Hoả xà du-già (kuṇḍalinīyoga) II. Từ trên xuống: 3. Trung khu ở rốn (maṇipūra-cakra), 2. Trung khu ở bụng dưới (svādhiṣṭhāna-cakra), 1. Trung khu gốc (mūlādhāra-cakra).
3. Trung khu ở rốn (maṇipūra-cakra): thuộc về lửa (hoả), Chủng tử man-tra: RAṂ (रं), hoa sen mười cánh, hình tam giác, màu đỏ, biểu tượng thú vật là con sơn dương, nằm trong Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68). Hệ thống tương ưng của cơ thể là hệ dinh dưỡng, tiêu hoá (l: plexus epigastricus). »Ai tập trung vào trung khu này có thể tìm thấy những bảo vật chôn dấu kĩ, không bao giờ bệnh hoặc và không sợ lửa. Nếu bị quăng vào lửa họ cũng không sợ và cũng không bị hề hấn gì…«.
2. Trung khu ở bụng dưới (svādhiṣṭhāna-cakra; sva: sinh khí; adhiṣṭhāna: trú xứ): nằm dưới gốc bộ phân sinh dục, thuộc về nước (thuỷ), Chủng tử man-tra: VAṂ (वं), hoa sen sáu cánh, hình lưỡi liềm, màu trắng, biểu tượng thú vật là con cá sấu, nằm trong Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68). Hệ thống tương ưng của cơ thể là các cơ quan nội tiết và sinh sản (l: plexus hypogastricus). »Ai quán tưởng đến trung khu này và vị Hộ Thần quyến thuộc sẽ không còn sợ nước và chinh phục được đại chủng này. Du-già sư sẽ đạt nhiều loại thần thông, sự hiểu biết trực nhận, khống chế được các giác quan và thấy được các chúng sinh cõi khác. Các đặc tính bất thiện như tham, sân, si, mạn và những ô nhiễm khác đều được tận diệt. Hành giả chinh phục được tử thần (mṛtyuñjaya-siddhi).«
1. Trung khu gốc (mūlādhāra-cakra; mūla: gốc, căn; ādhāra: chỗ nương tựa, trú xứ): nằm ở đốt xương sống cuối cùng, thuộc về đất (địa), Chủng tử man-tra: LAṂ (लं), hoa sen bốn cánh, có dạng vuông, màu vàng, biểu tượng thú vật là con voi bảy vòi, điểm cuối cùng của Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68). Hệ thống tương ưng của cơ thể là bộ phận sinh dục (l: plexus pelvis). Hoả xà (kuṇḍalinī) nằm trong dạng cuộn tròn nằm yên khi chưa được khởi động. »Ai quán tưởng đến trung khu này thì chinh phục được đất và không còn sợ xác thịt tiêu huỷ khi chết. Du-già sư đạt được trí cùng tột của Hoả xà (kuṇḍalinī) và những yếu tố để đánh thức nó. Nếu con rắn lửa được đánh thức, Du-già sư có thể nhất bổng người lên và điều khiển được chân khí (khả năng này được gọi là darduri-siddhi), các tội lỗi đều được xóa bỏ, tinh thông tam thời và đạt niềm an vui tự tại (sahajānanda).« (theo Sivananda trong Kuṇḍalinī-yoga, 1953).
Về quan niệm trung khu khí lực, Mật tông đạo Phật có nhiều yếu tố tương tự như Ấn Ðộ giáo, nhưng phép thiền quán các trung khu đó có nhiều điểm khác. Lạt-ma Gô-vin-đa có viết một quyển sách với tên Foundations of Tibetan Mysticism (bản Việt ngữ: Cơ sở Mật giáo Tây Tạng), nói rất rõ hệ thống tu luyện theo Mật tông Tây Tạng và trong đó hệ thống Hoả xà du-già (kuṇḍalinī-yoga) giữ một vai trò quan trọng.
Trang tra cứu Thuật ngữ Phật học từ các nguồn từ điển tổng hợp hiện có, bao gồm từ điển Phật Quang, từ điển Đạo Uyển... do Liên Phật Hội thực hiện." />

H 68: Các trung khu (cakra) và đạo quản (nāḍī) chính trong cơ thể. Dòng kênh chạy dọc xương sống được gọi là Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī), dòng kênh đôi xoắn là Ðạo quản thái âm (idā-nāḍī), dòng kênh xoắn là Ðạo quản thái dương (piṅgalā-nāḍī).
Theo quan điểm của Ấn Ðộ giáo thì có bảy trung khu nằm dọc xương sống. Các trung khu này là nơi mà khí lực con người đi từ thấp lên cao, chạy xuyên qua trong quá trình Giác ngộ. Sáu trung khu đầu tiên (s: ṣaṭcakranirūpaṇam) được xem là nằm trong thân thể, trung khu thứ bảy nằm trên đỉnh đầu. Một khi con rắn lửa (hoả xà; s: kuṇḍalinī) được đánh thức bằng các phép tu tập, khí lực đó sẽ rời trung khu thấp nhất để vươn lên. Qua mỗi trung khu, hành giả sẽ đạt những cảm giác hoan hỉ (s: ānanda), một số thần thông huyền bí (Tất-địa) và vì vậy, các trung khu cũng được xem là »chỗ trú« của tâm thức (s: caitanya). Từ mỗi trung khu xuất phát một số lượng đạo quản (導管; s: nāḍī, là những kênh năng lượng tinh vi) khác nhau.
Những người có biệt tài xem tướng, nhìn thần sắc hay mô tả các trung khu như những »hoa sen« nhiều cánh, mỗi cánh diễn tả một đạo quản. Các hoa sen này luôn luôn xoay chuyển và vì vậy chúng được gọi là »bánh xe quay« (luân xa), ý nghĩa thật sự của danh từ Cakra. Theo hệ thống Hoả xà du-già (s: kuṇḍalinīyoga) của Ấn Ðộ giáo, mỗi trung khu tương ưng với những đặc tính nhất định nào đó của thân, tâm, được diễn tả bằng những biểu tượng khác nhau (hình sắc, chủng tử man-tra [s: bījamantra], biểu tượng thú vật, Hộ Thần [iṣṭadevatā], …).


H 69: Các trung khu chính trong cơ thể theo hệ thống Hoả xà du-già (kuṇḍalinīyoga) I. Từ trên xuống: 7. Trung khu đỉnh đầu (sahasrāha-cakra), 6. Trung khu ở trán (ājñā-cakra), 5. Trung khu ở cổ (viśuddha-cakra), 4. Trung khu ở tim (anāhata-cakra).
Từ trên xuống:
7. Trung khu đỉnh đầu (s: sahasrāha-cakra; saha-srāha: một ngàn): Chủng tử man-tra (bījamantra): OṂ (ॐ), hoa sen ngàn cánh (sahasrāhapadma). Trung khu này nằm ngoài thân thể, có một »ngàn«, được hiểu là vô số đạo quản (nāḍī) bao quanh. Cơ quan tương ưng của cơ thể là bộ não. 50 mẫu tự của Phạn ngữ (sanskrit) chạy vòng quanh trung khu này trên những cánh hoa sen 20 lần và vì vậy, trung khu này chứa đựng, bao gồm tất cả Chủng tử man-tra và các trung khu khác. Trung khu này phát ra ánh sáng »như mười triệu mặt trời« và hệ thuộc vào một cấp chân lí, sự thật khác với sáu trung khu còn lại. Trung khu này được xem là trú xứ của Thấp-bà (śiva) và tương ưng với vạn vật, »thần thức của vũ trụ«, »Siêu thức.« »Nếu Hoả xà lên đến đỉnh đầu và hoà hợp với Thấp-bà, hành giả sẽ cảm nhận một sự an vui tuyệt đỉnh (paramā-nanda), nhận thức tuyệt đối sẽ đến với họ. Hành giả trở thành một trí giả toàn vẹn (brahmavid-variṣṭha).«;
6. Trung khu ở trán (ājñā-cakra; ājñā: lệnh): nằm giữa hai lông mày, Chủng tử man-tra: A ngắn (अ), hoa sen hai cánh, màu trắng sữa. Hệ thống tương ưng của cơ thể là hệ thần kinh phản xạ (l: edulla oblongata). Trung khu này nằm trong Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68), được xem là nơi tàng ẩn của thần thức. »Ai tập trung vào trung khu này thì sẽ thiêu đốt tất cả nghiệp chướng của tiền kiếp. Tập trung vào trung khu này rất quan trọng vì nó giúp Du-già sư (yogin) trở thành một người được giải thoát trong đời này (jīvanmukti, người đạt giải thoát lúc còn sống, ngay trong đời này), đạt tất cả Tất-địa (siddhi) thượng hạng…«;
5. Trung khu ở cổ (viśuddha-cakra; viśuddha: thanh tịnh): thuộc về Hư không (ākāśa), Chủng tử man-tra: HAṂ (हं), hoa sen 16 cánh, màu trắng, hình tròn, biểu tượng thú vật là con voi với sáu ngà, nằm trong Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68). Hệ thống tương ưng của cơ thể là hệ hô hấp (l: plexus cervicus). »Ai tập trung vào trung khu này thì dù thế giới sụp đổ cũng không tiêu hoại, đạt Nhất thiết trí của bốn Vệ-đà, trở thành một trí giả thông cả ba thời (trikālajñāni), quá khứ, hiện tại và vị lai.«
4. Trung khu ở tim (anāhata-cakra; anāhata: bất khởi động): thuộc về không khí hoặc gió (phong), Chủng tử man-tra (bījamantra): YAṂ (यं), hoa sen 15 cánh, màu xám-xanh, hình lục giác, biểu tượng thú vật là con nai (mṛga), nằm trong Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68). Hệ thống tương ưng của cơ thể là hệ huyết quản (l: plexus cardiacus). »Ai quán tưởng về trung khu này thì đạt uy lực về gió (phong), hành giả có thể bay trong không gian và nhập vào thân thể của một người khác. Lòng từ của vũ trụ sẽ đến với họ …«.


H 70: Các trung khu chính trong cơ thể theo hệ thống Hoả xà du-già (kuṇḍalinīyoga) II. Từ trên xuống: 3. Trung khu ở rốn (maṇipūra-cakra), 2. Trung khu ở bụng dưới (svādhiṣṭhāna-cakra), 1. Trung khu gốc (mūlādhāra-cakra).
3. Trung khu ở rốn (maṇipūra-cakra): thuộc về lửa (hoả), Chủng tử man-tra: RAṂ (रं), hoa sen mười cánh, hình tam giác, màu đỏ, biểu tượng thú vật là con sơn dương, nằm trong Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68). Hệ thống tương ưng của cơ thể là hệ dinh dưỡng, tiêu hoá (l: plexus epigastricus). »Ai tập trung vào trung khu này có thể tìm thấy những bảo vật chôn dấu kĩ, không bao giờ bệnh hoặc và không sợ lửa. Nếu bị quăng vào lửa họ cũng không sợ và cũng không bị hề hấn gì…«.
2. Trung khu ở bụng dưới (svādhiṣṭhāna-cakra; sva: sinh khí; adhiṣṭhāna: trú xứ): nằm dưới gốc bộ phân sinh dục, thuộc về nước (thuỷ), Chủng tử man-tra: VAṂ (वं), hoa sen sáu cánh, hình lưỡi liềm, màu trắng, biểu tượng thú vật là con cá sấu, nằm trong Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68). Hệ thống tương ưng của cơ thể là các cơ quan nội tiết và sinh sản (l: plexus hypogastricus). »Ai quán tưởng đến trung khu này và vị Hộ Thần quyến thuộc sẽ không còn sợ nước và chinh phục được đại chủng này. Du-già sư sẽ đạt nhiều loại thần thông, sự hiểu biết trực nhận, khống chế được các giác quan và thấy được các chúng sinh cõi khác. Các đặc tính bất thiện như tham, sân, si, mạn và những ô nhiễm khác đều được tận diệt. Hành giả chinh phục được tử thần (mṛtyuñjaya-siddhi).«
1. Trung khu gốc (mūlādhāra-cakra; mūla: gốc, căn; ādhāra: chỗ nương tựa, trú xứ): nằm ở đốt xương sống cuối cùng, thuộc về đất (địa), Chủng tử man-tra: LAṂ (लं), hoa sen bốn cánh, có dạng vuông, màu vàng, biểu tượng thú vật là con voi bảy vòi, điểm cuối cùng của Ðạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī, H. 68). Hệ thống tương ưng của cơ thể là bộ phận sinh dục (l: plexus pelvis). Hoả xà (kuṇḍalinī) nằm trong dạng cuộn tròn nằm yên khi chưa được khởi động. »Ai quán tưởng đến trung khu này thì chinh phục được đất và không còn sợ xác thịt tiêu huỷ khi chết. Du-già sư đạt được trí cùng tột của Hoả xà (kuṇḍalinī) và những yếu tố để đánh thức nó. Nếu con rắn lửa được đánh thức, Du-già sư có thể nhất bổng người lên và điều khiển được chân khí (khả năng này được gọi là darduri-siddhi), các tội lỗi đều được xóa bỏ, tinh thông tam thời và đạt niềm an vui tự tại (sahajānanda).« (theo Sivananda trong Kuṇḍalinī-yoga, 1953).
Về quan niệm trung khu khí lực, Mật tông đạo Phật có nhiều yếu tố tương tự như Ấn Ðộ giáo, nhưng phép thiền quán các trung khu đó có nhiều điểm khác. Lạt-ma Gô-vin-đa có viết một quyển sách với tên Foundations of Tibetan Mysticism (bản Việt ngữ: Cơ sở Mật giáo Tây Tạng), nói rất rõ hệ thống tu luyện theo Mật tông Tây Tạng và trong đó hệ thống Hoả xà du-già (kuṇḍalinī-yoga) giữ một vai trò quan trọng.
Trang tra cứu Thuật ngữ Phật học từ các nguồn từ điển tổng hợp hiện có, bao gồm từ điển Phật Quang, từ điển Đạo Uyển... do Liên Phật Hội thực hiện."/>

Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển thuật ngữ Phật học »» Đang xem mục từ: Trung khu »»

Từ điển thuật ngữ Phật học »» Đang xem mục từ: Trung khu




KẾT QUẢ TRA TỪ

Từ điển Đạo uyển

TRA THEO VẦN TRONG CÁC TỪ ĐIỂN

Chọn từ điển để xem theo vần A, B, C...


Hướng dẫn: Quý vị có thể nhập nguyên một từ để tìm xem tất cả những từ ngữ bắt đầu bằng từ đó. Ví dụ, nhập quyết để xem Quyết định tâm, Quyết định tạng luận, Quyết định tín v.v...



_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phát tâm Bồ-đề


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Bhutan có gì lạ


Giải thích Kinh Địa Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...