Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: niệm phật »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: niệm phật








KẾT QUẢ TRA TỪ


niệm phật:

(念佛) Phạm: Buddhànusmfti. Pàli:Buddhànussati. Trong tâm nhớ nghĩ về Pháp thân của Phật(lí niệm Phật), quán tưởng thân tướng cụ thể của Phật, hoặc quán tưởng công đức của Phật, cho đến miệng xưng niệm danh hiệu của Phật... đều gọi là niệm Phật, là 1 trong những phương pháp tu hành cơ bản của Phật giáo. Trong đó, niệm Phật theo lí pháp, gọi là Pháp thân niệm Phật; trong tâm nhờ nghĩ về công đức và thân tướng của Phật, gọi là Quán tưởng niệm Phật; còn miệng xưng niệm danh hiệu Phật thì gọi là Xưng danh niệm Phật. Tiểu thừa chỉ niệm Phật Thích ca mâu ni, Đại thừa thì chủ trương trong 10 phương 3 đời có vô số Phật, cho nên danh hiệu Phật được niệm cũng rất nhiều. Nhưng thông thường thì niệm Phật A súc, Phật Dược sư,Phật Di lặc, Đại nhật Như lai, Phật A di đà v.v...Trong đó, đối tượng chính là Phật A di đà, cho nên niệm Phật A di đà được xem như niệm tất cả chư Phật. Trong các kinh A hàm, niệm Phật tức là bày tỏ lòng qui kính, lễ bái, tán thán, nhớ nghĩ đối với đức Phật Thích ca mâu ni. Nhờ công đức niệm Phật mà diệt trừ tham sân si, được sinh lên cõi trời, được chứng nhập Niết bàn. Trong các kinh Đại thừa như: Bát chu tam muội, Đại A di đà quyển hạ, phẩm Hiền thủ trong kinh Hoa nghiêm quyển 7 (bản dịch cũ)... đều có lập pháp môn Niệm Phật Tam Muội, tức buộc tâm vào danh hiệu của 1 đức Phật, quán tưởng 32 tướng hảo của Phật, cứ như thế niệm niệm nối nhau không dứt, thì có thể ở trong định thấy được Phật, cũng được sinh về cõi Phật. Tại Trung quốc, đối với việc niệm Phật, các sư nêu ra nhiều thuyết: 1. Trong luận Thích tịnh độ quần nghi quyển 7, ngài Hoài cảm nêu ra 2 loại Niệm Phật tam muội là Hữu tướng niệm Phật tam muội và Vô tướng niệm Phật Tam muội, cho rằng: Nếu muốn được Vô tướng niệm Phật tam muội thì phải niệm Pháp thân Phật, còn muốn được Hữu tướng niệm Phật tam muội thì niệm Báo thân Phật và Hóa thân Phật. 2. Trong Ngũ phương tiện niệm Phật môn, ngài Trí khải nêu ra 5 loại niệm Phật pháp môn: a) Xưng danh vãng sinh niệm Phật tam muội môn: Lúc hành giả niệm Phật thì phải khởi tâm muốn sinh về Tịnh độ. b) Quán tướng diệt tội niệm Phật tam muội môn: Nhất tâm quán tưởng tướng hảo của Phật phóng ra ánh sáng, ánh sáng ấy chiếu soi tất cả tội chướng, khiến đều tiêu diệt. c) Chư cảnh duy tâm niệm Phật tam muội môn: Đức Phật mà hành giả quán tưởng là từ nơi tự tâm hành giả mà ra, chứ không có cảnh giới nào khác. d) Tâm cảnh câu li niệm Phật tam muội môn: Chính cái tâm quán tưởng của hành giả cũng là không, chẳng có tự tướng. e) Tính khởi viên thông niệm Phật tam muội môn: Hành giả tiến vào thiền định sâu xa, lặng bặt, buông bỏ tất cả tâm thức, ý thức, được chư Phật 10 phương gia bị, hộ niệm, nhờ đó, cửa trí tuệ mở ra, tự tại vô ngại, thành tựu công đức viên mãn. 3. Trong Hoa nghiêm kinh sớ quyển 56, ngài Trừng quán cũng nêu ra 5 loại niệm Phật pháp môn: a) Duyên cảnh niệm Phật môn: Duyên theo cảnh mà niệm Phật. b) Nhiếp cảnh duy tâm niệm Phật môn: Thu nhiếp cảnh vào tâm... c) Tâm cảnh câu mẫn niệm Phật môn: Tâm và cảnh đều bặt... d) Tâm cảnh vô ngại niệm Phật môn: Tâm và cảnh không ngăn ngại nhau. e) Trùng trùng vô tận niệm Phật môn: Lớp này lớp khác, lớp lớp vô tận. 4. Trong Hoa nghiêm kinh hành nguyện phẩm biệt hành sớ sao quyển 4, ngài Tông mật nêu ra 4 loại niệm Phật: a) Xưng danh niệm: Chuyên tâm xưng niệm danh hiệu của Phật. b) Quán tượng niệm: Quán niệm tượng Phật. c) Quán tưởng niệm: Quán tưởng thân tướng tốt đẹp của Phật. d) Thực tướng niệm: Quán xét tướng chân thực của mình và tất cả các pháp. 5. Trong luận Niệm Phật tam muội bảo vương, ngài Phi tích nêu ra 3 pháp niệm Phật: a) Niệm hiện tại Phật: Chuyên chú vào 1 cảnh mà viên thông 3 đời. b) Niệm quá khứ Phật: Biết Phật và chúng sinh mê ngộ khác nhau, nhưng nhân quả của Phật và chúng sinh thì giống nhau. c) Niệm vị lai Phật: Nghĩ tất cả chúng sinh đều bình đẳng, đều là Phật vị lai. Ngoài ra, Đại Phật đính thủ lăng nghiêm kinh Viên thông sớ quyển 5 của ngài Truyền đăng và Ngẫu ích tông luận quyển 7 của ngài Trí húc, nêu ra 3 loại Niệm Phật: a) Niệm tha Phật: Niệm cảnh công đức trang nghiêm của Phật A di đà, hoặc niệm tướng hảo của Ngài, hoặc niệm pháp môn, thực tướng của Ngài. Đây là pháp môn tu hành của ngài Tuệ viễn và các sư ở Lô sơn. b) Niệm tự Phật: Quán xét cái tâm 1 niệm hiện tiền không có thể tính, lìa các lỗi lầm, đầy đủ trăm giới và mọi tính tướng, cùng với chư Phật 3 đời bình đẳng không 2, nếu quán xét rõ ràng đến được nhất tâm bất loạn, thì Tam muội liền thành, hoát nhiên phá trừ vô minh, vào cảnh minh tâm kiến tính. Đây là pháp môn tu hành của các sư thuộc Thiền tông và tông Thiên thai. c) Tự tha câu niệm: Tâm quán xét cùng với Phật và chúng sinh cả 3 không sai khác; biết rõ chúng sinh là chúng sinh trong tâm của chư Phật, mà chư Phật tức là chư Phật trong tâm của chúng sinh, cả 2 cảm ứng đạo giao, tự tha không cách nhau. Đây là pháp môn tu trì của các ngài Vĩnh minh, Diên thọ và Sở thạch Phạm kì. Vãng sinh yếu tập quyển hạ, phần cuối của ngài Nguyên tín, người Nhật, thì chia pháp môn niệm Phật làm 3 loại: a) Tầm thường niệm Phật: Niệm Phật hằng ngày. b) Biệt thời niệm Phật: Niệm Phật có thời gian và nơi chốn nhất định. c) Lâm chung niệm Phật: Niệm Phật lúc hấp hối mong được Phật đến đón. Ngoài ra, nhiều người kết đoàn với nhau cùng tu pháp môn niệm Phật, gọi là Niệm Phật hội, Niệm Phật giảng, Kết xã niệm Phật. Ngôi nhà dùng làm nơi tu hành niệm Phật, gọi là Niệm Phật đường. Niệm Phật liên tục gọi là Bất đoạn niệm Phật, Thường niệm Phật; tĩnh tâm niệm Phật gọi là Định tâm niệm Phật; thời khóa niệm Phật hằng ngày gọi là Nhật khóa niệm Phật... Còn có các pháp môn niệm Phật như: Nhiếp tâm niệm Phật, Sổ tức niệm Phật, Tham cứu niệm Phật, Khán thoại niệm Phật, Thích ca niệm Phật, Quan âm niệm Phật, Dược sư niệm Phật, Di lặc niệm Phật v.v... Tóm lại, ý nghĩa đích thực của việc niệm Phật là từ nơi miệng niệm Phật tiến vào niệm Phật trong tâm, niệm niệm không quên, cũng tức niệm này là Phật, thì niệm niệm thành Phật. [X. kinh Tạp a hàm Q.33; kinh Trì trai trong Trung a hàm Q.55; kinh Xà ni sa trong Trường a hàm Q.5; kinh Na tiên tỉ khưu; phẩm Niệm Phật trong kinh Phật tạng Q.thượng; luận Đại trí độ Q.21; luận Nhiếp đại thừa Q.hạ; phẩm Dị hành trong luận Thập trụ tì bà sa Q.5; phẩm Niệm Phật Q.9; luận Phân biệt công đức Q.2; Quán niệm pháp môn; Tư duy lược yếu pháp]. (xt. Ngũ Hội Niệm Phật, Thiên Thai Tông, Tịnh Độ Tông, Thiền Tông).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở


Sống thiền


Cẩm nang phóng sinh


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.183.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...