Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ninh mã phái »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ninh mã phái








KẾT QUẢ TRA TỪ


ninh mã phái:

(寧瑪派) Tạng: Rĩin-ma-pa. Một trong những biệt phái của Phật giáo Tây tạng. Vào thế kỉ XI, XII, những tăng sĩ Tây tạng được gọi chung là Tam sách nhĩ: Sách nhĩ ba thả thích ca sinh, Sách nhĩ quýnh hỉ nhiêu trát ba, Sách nhĩ quýnh trác bồ ba và Nhung khước cát tang ba. Phái này thờ ngài Liên hoa sinh làm tổ khai sáng, nương vào mật chú và sự tu tập mà Ngài truyền vào Tây tạng để thành lập phái này. Lúc đầu, không có tên phái, nhưng từ hậu kì của Phật giáo Tây tạng, có những giáo phái khác phát sinh, mà phái này vẫn tu theo mật chú cựu dịch của tiền kì, vì thế, để phân biệt với các giáo phái mới phát sinh tu theo kinh điển tân dịch của hậu kì, nên phái này tự gọi là phái Ninh mã. Tiếng Tây tạng Rĩin-ma, Hán dịch là Cựu, Cổ cựu(xưa, cũ), cho nên phái Ninh mã hàm ý là phái Cựu, hoặc phái Cổ cựu; cũng tức là phái lấy kinh điển cựu dịch làm căn bản, là Mật giáo được truyền vào thời kì đầu. Lại vì tăng sĩ của phái này đội mũ màu đỏ, nên có biệt danh là Hồng giáo.Phái này thờ ngài Phổ hiền làm Phật bản sơ, mật điển căn bản là 18 bộ Đát đắc la trong Bí mật bộ của Đại tạng kinh Tây tạng, nhưng thông thường chỉ có 8 bộ được hành trì là: Văn thù thân, Liên hoa ngữ, Chân thực ý, Cam lộ công đức, Quyết sự nghiệp(5 bộ này được gọi là Ngũ bộ xuất thế pháp), Sai khiển phi nhân, Mãnh chú chú trở và Thế gian cúng tán(3 bộ này thuộc về thế gian pháp). Giáo pháp của phái này lấy Đại viên mãn pháp làm chính truyền. Ngoài ra, mật pháp thuộc Huyễn biến mật tạng và Tâm bộ do ngài Vô cấu hữu hoằng truyền; Kim cương quyết pháp, Mã đầu minh vương pháp và Chư thần hộ pháp do ngài Liên hoa sinh hoằng truyền; Văn thù pháp do ngài Tĩnh tạng hoằng truyền; Chân thực loại pháp do ngài Hồng ca la hoằng truyền vàmật pháp thuộc Vô thượng du già bộ do ngài Mặc na lakhất đahoằng truyền...đều là những Mậtpháp đặc biệt của phái này. Giáo nghĩa của phái này chia giáo pháp của đức Phật nói trong 1 đời làm 3 bộ, 9 thừa như sau: 1. Thanh văn thừa. 2. Độc giác thừa. 3. Bồ tát thừa. 4. Tác du già thừa (Sự bộ). 5. Phương tiện du già thừa(Hành bộ). 6. Du già thừa. 7. Đại du già thừa(Sinh khởi đại du già). 8. Tùy du già thừa(Giáo a nậu du già). 9. Vô thượng du già thừa(Đại viên mãn a để du già). Trong đó, 1, 2, 3 là bộ thứ nhất, thuộc về Hiển giáo, do Hóa thân Phật Thích ca mâu ni tuyên thuyết, gọi là Cộng tam thừa; 4, 5, 6 là bộ thứ 2, thuộc về Mật giáo, do Báo thân Phật Kim cương tát đỏa và Đại nhật Như lai tuyên thuyết, gọi là Mật chú ngoại Tam thừa hoặc Ngoại mật thừa; 7, 8, 9 là bộ thứ 3, do Pháp thân Phật Phổ hiền tuyên thuyết, gọi là Vô thượng nội Tam thừa hoặc Nội mật thừa, là Mật pháp đặc biệt của phái Ninh mã. Nương vào 9 thừa Hiển, Mật trên đây mà tu tập theo thứ lớp, lấy pháp Hỉ kim cương trong Vô thượng du già làm chỗ rốt ráo nhất, hành trì theo thế tục, không giữ luật nghi, lấy đó làm tu quán để tự hiển hiện trí thanh tịnh, khế chứng lí không mà được giải thoát. Đến thế kỉ XVI, XVII, phái này mới có các chùa viện tương đối qui mô, từ sau thời Đạt lai Lạt ma đời thứ 5 trở đi thì phát triển rất mạnh. Các chi phái nổi tiếng thuộc giáo phái này thì có: Phái Lạp tôn (Tạng: Lhlatsun-pa), phái Cát nhĩ thác (Tạng: Kartok-pa), phái Na đạt (Tạng: Na-dakpa), phái Mẫn châu lâm (Tạng: Mindollinpa), phái Đa cổ trát (Tạng:Dorjetakpa) v.v... Trong đó, 2 phái trước đặt tên phái theo tên người sáng lập, 2 phái sau đặt tên phái theo tên chùa viện. Các chùa nổi tiếng của phái này, ngoài chùa Đa cổ trát và chùa Mẫn châu lâm ra, còn có các chùa Trúc tinh và Cát thỏa ở Tây bộ tỉnh Tứ xuyên của Trung quốc. [X. Đông á Phật giáo sử (Kim sơn Chính bảo); The Buddhism of Tibet by L.A.Waddell; Die Religionen Tibets by H. Hoffmann]. (xt. Tây Tạng Phật Giáo).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...