Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai.
(We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói.
(Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó.
(There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
(沙門) Phạn: Zramaịa. Pàli: Samaịa. Hán âm: Thất la mạn noa, Xá ra ma noa, Sất ma na noa, Sa ca mãn nang. Cũng gọi: Sa môn na, Sa văn na, Tang môn. Hán dịch: Cần lao, Công lao, Cù lao, Cẩn khẩn, Tĩnh chí, Tịnh chí, Tức chỉ, Tức tâm, Tức ác, Cần tức, Tu đạo, Bần đạo, Phạp đạo. Là từ ngữ chuyển âm của phương ngôn Tây vực (tiếng Cưu tư:Samàne, tiếng Vu điền: Samanà), chỉ chung những người xuất gia, cạo bỏ râu tóc, ngăn dứt các điều ác, siêng tu các việc thiện, điều phục thân tâm, cầu mong đạt đến Niết bàn. Từ này dùng chung cho cả nội đạo và ngoại đạo. Cứ theo kinh Du hành trong Trường A Hàm quyển 3 và luận Đại tì bà sa quyển 66 thì Sa môn có thể được chia làm 4 loại như sau: 1. Thắng đạo sa môn (cũng gọi hành đạo thù thắng): Những bậc có khả năng tự giác, như Phật, Độc giác... 2. Thị đạo sa môn (cũng gọi Thuyết đạo sa môn): Chỉ cho người khéo giảng nói đạo nghĩa, có khả năng thường theo Phật chuyển đại pháp luân, như ngài Xá lợi phất... 3. Mệnh đạo sa môn (cũng gọi Hoạt đạo sa môn, Y đạo sinh hoạt): Chỉ cho những người sống theo đạo pháp, học rộng nhớ dai, đầy đủ giới cấm, truyền pháp thân tuệ mệnh cho đời, tuy còn ở địa vị Hữu học, nhưng đồng với địa vịvô học, như ngài A nan... 4. Ô đạo sa môn (cũng gọi Hoại đạo sa môn, Vi đạo tác uế): Chỉ cho những người bề ngoài mang hình tướng Sa môn nhưng tâm thì tà vọng, dối trá, làm những việc ô uế, trộm cắp tài vật của người khác, bôi nhọ đạo pháp, như Tỳ khưu Mạc hát lạc ca...Luận Du già sư địa quyển 29 cũng nêu 4 loại Sa môn, cho rằng Thắng đạo Sa môn tức là Chư thiện thệ, Thuyết đạo Sa môn tức là Thuyết chư chính pháp, Hoạt đạo Sa môn tức là Tu chư thiện pháp và Hoại đạo Sa môn tức là Hành chư tà hạnh. Ngoài ra, hội Phổ Minh Bồ Tát trong kinh Đại Bảo Tích quyển 112 cũng liệt kê 4 loại Sa môn là: Hình phục sa môn, Uy nghi khi cuống sa môn, Tham cầu danh văn sa môn và Thực hành sa môn. Sa môn có 4 quả chứng đắc khác nhau, gọi là Tứ sa môn quả, tức là: Quả Tu đà hoàn (đoạn tam kết: Hữu thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi), quả Tư đà hàm (đoạn tam kết tham khuể si bớt dần), quả A na hàm (dứt hết 5 phiền não ở cõi Dục là: Dục tham, sân khuể, hữu thân kiến,giới cấm thủ và nghi), quả A la hán(vĩnh viễn không còn tham khuể si và tất cả phiền não). [X. kinh Tạp a hàm Q.29; kinh A tu la trong Trung a hàm Q.8; kinh Đại thừa đại tập địa tạng thập luân Q.5; kinh Phật nê hoàn Q.thượng; kinh Phật bản hạnh tập Q.39; kinh Đại bát niết bàn Q.34 (bản Bắc); luật Thập tụng Q.6; Huyền ứng âm nghĩa Q.6; Tuệ lâm âm nghĩa Q.26]. (xt. Tứ Chủng Tăng, A Na Hàm, Tư Đà Hàm, Tu Đà Hoàn).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 1200 trang - 54.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 1200 trang - 45.99 USD
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 728 trang - 29.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 728 trang - 22.99 USD
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...