Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: quán vô lượng thọ kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: quán vô lượng thọ kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


quán vô lượng thọ kinh:

(觀無量壽經) Cũng gọi Quán Vô lượng thọ Phật kinh, Vô lượng thọ Phật quán kinh, Vô lượng thọ quán kinh, Thập lục quán kinh. Gọi tắt: Quán kinh. Kinh, 1 quyển, do ngài Cương lương da xá dịch vào đời Lưu Tống, được thu vào Đại chính tạngtập 12. Đây là 1 trong 3 bộ kinh của Tịnh độ giáo nói về y báo, chính báo của thế giới Cựclạc phương Tây. Nội dung kinh này thuật lại việc đức Phật nhận lời thỉnh cầu của phu nhân Vi đề hi thịh iện ra cõi Tịnh độ Cực lạc ở phương Tây, đồng thời nói tu 3 phúc và 16 pháp quán tưởng để được vãng sinh. Ngài Thiện Đ ạo đời Đường cho rằng kinh này lấy Quán Phật tam muội và Niệm Phật tam muội làm tông chỉ. Trái với các ngài Tịnh ảnh Tuệ Viễn và Gia tường Cát tạng chủ trương 16 pháp quán đều là Định thiện; ngài Thiện Đạo lại cho 3 quán sau (Thượng bối quán, Trung bối quán, Hạ bối quán) trong 16 pháp quán thuộc về 9 phẩm, là Tán thiện. Ngài Thiện Đạo còn cho rằng tuy đức Phật nói rộng về sự lợi ích của Định môn và Tán môn, nhưng trong thâm ý đức Phật chỉ muốn chúng sinh chuyên niệm danh hiệu Phật A di đà mà thôi. Như những câu văn trong Hạ phẩm hạ sinh nói (Đại 12, 346 thượng): Dốc lòng như thế, tiếng niệm không dứt, đầy đủ 10 niệm, xưng Nam mô A di đà Phật. Ngài Thiện đạo dựa vào những câu văn trên mà giải thích từ ngữ nãi chí thập niệm (cho đến 10 niệm) của nguyện thứ 18 trong kinh Vô lượng thọ là chỉ cho 10 tiếng xưng niệm danh hiệu Phật, nên ngài chủ trương tán tâm xưng danh là chính định nghiệp được vãng sinh của tất cả phàm phu thiện ác. Sư Nguyên Không của Nhật Bản đã căn cứ vào những điều ngài Thiện đạo nói mà sáng lập tông Tịnh độ Nhật Bản. Vì kinh này thuộc 1 trong những Quán kinh, nên là cùng loại với các kinh như kinh Quán Phật tam muội hải, kinh Quán Phổ hiền bồ tát hành pháp, kinh Quán Di lặc thướng sinh Đâu suất thiên, kinh Quán thế âm quán... kinh này nói về 3 bậc Thánh: A di đà, Quán thế âm, Đại thế chí và về pháp trang nghiêm Tịnh độ cực lạc. Lại trong 16 pháp quán thìA di đà Phật chân thân quán (thứ 9) là pháp quán trọng yếu nhất, tên kinh cũng theo đó mà đặt. Về việc phiên dịch kinh này thì các bộ kinh lục cũng như Tăng truyện nói đều khác nhau. Xuất Tam tạng kí tập quyển 4 cho rằng kinh này không rõ dịch giả. Lương cao tăng truyện quyển 3 thì bảo kinh này do ngài Cương lương da xá dịch vào đời Lưu Tống, Tăng hàm ghi chép.Các bộ kinh lục khác từ Pháp kinh lục trở xuống đều theo thuyết này. Lịch đại tam bảo kỉ quyển 4, 7, thì ngoài bản dịch của ngài Cương Lương Da Xá ra, còn liệt kê 2 bản không rõ dịch giả được dịch vào đời Đông Hán và Đông Tấn. Kinh này có rất nhiều sách chú thích, trọng yếu nhất là các bộ sau đây: -Vô lượng thọ kinh nghĩa sớ, 2 quyển, của ngàiTuệ Viễn. -Quán Vô lượng thọ Phật kinh sớ, 1 quyển, của ngài Trí Khải. -Quán Vô lượng thọ kinh nghĩa sớ, 1 quyển, của ngài Cát Tạng. -Quán Vô lượng thọ kinh sớ, 4 quyển, của ngài Thiện đạo. -Quán Vô lượng thọ Phật kinh đồ tụng, 1 quyển, của ngài Truyền đăng. -Quán Vô lượng thọ Phật kinh ước luận, 1 quyển, của ông Bành Tế Thanh. -Quán Vô lượng thọ kinh phù tân luận, 1 quyển, của ngài Giới Độ. Trong các sách chú thích trên đây, bộ Quán Vô lượng thọ kinh sớ 4 quyển của ngài Thiện Đạo đời Đường được lưu thông rộng rãi hơn cả. [X. Khai nguyên thích giáo lục Q.1,5; Tân biên chư tông giáo tạng tổng lục Q.1].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Học Phật Đúng Pháp


Phật pháp ứng dụng


Tôi đọc Đại Tạng Kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.17.45 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...