Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: quán thế âm bồ tát »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: quán thế âm bồ tát








KẾT QUẢ TRA TỪ


quán thế âm bồ tát:

(觀世音菩薩) Quán thế âm, Phạm: Avalokitezvara. Hán âm: A phược lô chỉ đê thấp phạt la. Cũng gọi Quan thế âmbồ tát, Quán tự tại bồ tát, Quán thế tự tại bồ tát, Quán thế âm tự tại bồ tát, Hiện âm thanh bồ tát, Khuy âm bồ tát. Gọi tắt: Quán âm bồ tát. Tên gọi khác: Cứu thế bồ tát, Liên hoa thủ bồ tát, Viên thông đại sĩ. Vị bồ tát lấy lòng thương xót cứu giúp chúng sinh làm bản nguyện. Ngài còn có danh hiệu tiếng Phạm khác là Àryàvalokitezvara (Hán âm: A rị da bạt lô chỉ đê thước phược ra), nghĩa là Thánh Quán thế âm. Bồ tát này và bồ tát Đại thế chí là 2 vị Bồ tát đứnghầu đức Phật A Di đà ở thế giới Cực lạc phương Tây mà người đời gọi là Tây phương tam thánh. Nếu chúng sinh nào gặp nạn mà tụng niệm danh hiệu của Ngài thì Ngài liền quán sát tiếng cầu cứu ấy mà đến cứu giúp, cho nên gọi là Quán thế âm bồ tát. Lại vì đối với cảnh lí sự Ngài quán sát một cách thông suốt, tự tại vô ngại, cho nên cũng gọi là Quán tự tại bồ tát. Phẩm Quán thế âm bồ tát phổ môn trong kinh Pháp hoa quyển 7 có nói rõ về việc làm lợí ích cho chúng sinh ở thế giới Sa bà của vị Bồ tát này như sau: Chúng sinh đang bị nạn khổ, một lòng xưng danh, bồ tát Quán thế âm tức thời quán sát âm thanh ấy, làm cho được giải thoát; nếu có mong cầu điều gì cũng đều khiến cho được như ý Bồ tát Quán thế âm có năng lực thị hiện các loại thân như thân Phật, thân tỉ khưu, than ưu bà tắc, thân trời, thân Dạ xoa... tùy theo nhu cầu mà cứu độ. Về chỗ ở của bồ tát Quán thế âm thì kinh Hoa nghiêm quyển 68 (bản dịch mới) nói là Ngài ở núi Bổ đà lạc tại Nam hải, cho nên chỗ ở của Ngài chính là tại thế giới Sa bà. Nhưng kinh Đại A di đà quyển thượng, kinh Vô lượng thọ quyển hạ và kinh Quán thế âm thụ kí thì cho rằng bồ tát này theo hầu đức Phật A di đà, thường ở thế giới Cực lạc phương Tây để giúp đức Phật A di đà trong việc giáo hóa, tức chỗ ở chính của vị Bồ tát này là Tịnh độ phương Tây. Mật giáo cũng cho rằng vị Bồ tát này là thị giả của Phật A di đà và bảo Bồ tát này và Phật A di đà vốn khác nhau về nhân quả, tức tìm về bản giác thì Bồ tát này chính là Phật Vô lượng thọ, nhưng vì bản thệ nên thị hiện hình tướng Bồ tát đại bi. Mật giáo còn an lập Bồ tát này ở Mạn đà la Thai tạng giới và trong các viện như viện Trung đài bát diệp, viện Quán âm, viện Biến tri, viện Thích ca, viện Văn thù, viện Hư không tạng, viện Tô tất địa... hình tượng, vật cầm đều khác. Nhưng kinh Nhất thiết công đức trang nghiêm vương và kinh Thanh tịnh Quán thế âm phổ hiền đà la ni thì cho rằng Bồ tát Quán thế âm là thị giả của đức Phật Thích ca. Về hình tượng của bồ tát Quán thế âm thì vì sự ứng hóa của Ngài không có nơi chốn nhất định và dưới nhiều hình thức, cho nên tướng trạng cũng rất sai khác, nhưng lấy Quán âm có 2 tay làm hình tướng chính, còn ngoài ra đều là do lực dụng thần biến của Ngài thị hiện một cách tự tại vô ngại. Chẳng hạn như ngài thị hiện các loại hình tượng có 1 đầu, 3 đầu, 5 đầu, cho đến nghìn đầu, vạn đầu, 8 vạn 4 nghìn đầu thước ca ra; hình tượng có 2 tay, 4 tay cho đến 1 vạn tay, 8 vạn 4 nghìn tay mẫu đà la; hình tượng có 2 mắt, 3 mắt cho đến 8 vạn 4 nghìn mắt báu thanh tịnh. Hóa thân của Ngài có: Thiên thủ thiên nhãn, Thập nhất diện, Chuẩn đề, Như ý luân, Bất không quyên sách, Thanh cảnh, Hương vương, A ma lai..., cũng đều có nghi quĩ riêng. Còn kinh Bất không quyên sách thần biến chân ngôn thì nêu: Tứ diện đại bi Quán âm, Trừ bát nạn tiên Quán âm, Bá noa mục khư Quán âm, Đại phạm thân tướng Quán âm, Căn bản liên hoa đính Quán âm, Quảng đại minh vương ương câu xả Quán âm... Ngoài ra, Ma ha chỉ quán quyển 2, phần đầu nêu 6 loại Quán âm; Chư tôn chân ngôn cú nghĩa sao nêu 15 loại Quán âm, còn có 25 loại Quán âm, 33 loại Quán âm... Trong đó, có 1 số không phải căn cứ vào kinh quĩ mà có, mà là do sự hỗn hợp tín ngưỡng, phong tục dân gian của Trung Quốc và Nhật bản ở đời sau mà sinh ra. Tín ngưỡng Quán Thế Âm bắt đầu từ Ấn Độ, Tây Vực, sau được truyền đến nội địa Trung Quốc, Tây Tạng, Nam Hải, Nhật Bản... cho nên có rất nhiều thuyết về Quán thế âm. Tín ngưỡng Quán thế âm ở Tây tạng rất đặc biệt hưng thịnh, các vị Đạt lai lạt ma các đời đều được tôn xưng là Hóa thân của bồ tát Quán thế âm và chân ngôn của Ngài (Lục tự đại minh chú, tức là Án ma ni bát di hồng) đến nay vẫn còn được lưu truyền khắp cõi Tây Tạng. Từ sau khi kinh Chính pháp hoa được ngài Trúc pháp hộ dịch vào đời Tây Tấn thì tín ngưỡng Quán thế âm cũng bộc phát tại nội địa .Trung Quốc và các trứ tác hữu quan cũng rất nhiều. Từ đời Bắc Ngụy về sau, phong khí tạo tượng Quán âm càng thịnh, hiện nay ở các nơi như Đại đồng, Long môn, Đà sơn... còn rất nhiều di phẩm. Từ các đời Tùy, Đường về sau, theo đà truyền nhập của Mật giáo, các loại tượng Quán thế âm cũng được tạo lập rất nhiều, như trong số tượng Bồ tát ở động Thiên Phật tại Đôn hoàng thì tượng Quán thế âm chiếm quá phân nửa. Rồi bắt đầu từ kinh Cao vương Quán âm của Tôn kính đức đời Nguyên Ngụy, các loại kinh Quán âm như: Kinh Quán thế âm bồ tát cứu khổ, kinh Quán thế âm thập đại nguyện, kinh Quán thế âm tam muội... cũng nối nhau xuất hiện. Tương truyền, đạo tràng bồ tát Quán thế âm thị hiện thuyết pháp là ở núi Phổ đà tại tỉnh Chiết Hiang, Trung Quốc. Cũng theo truyền thuyết thì Ngài đản sinh vào ngày 19 tháng 2 âm lịch, xuất gia ngày 19 tháng 9 và thành đạo vào ngày 19 tháng 6.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.81.157.133 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...