Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phù nam quốc »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phù nam quốc








KẾT QUẢ TRA TỪ


phù nam quốc:

(扶南國) Cũng gọi Bạt nam, Ấp tâm, Các mậu. Nước Phù nam (Funan), tên xưa của Kampuchia, nằm về phía nam của bán đảo Trung nam. Cứ theo Lương hải nam chư quốc truyện 48 và Thông điển quyển 188, vào thời đại Tam quốc, thế lực của nước Phù nam đã dần dần được mở rộng, nước Ngô từng sai các sứ giả như Khang tần, Chu ứng… đến Phù nam. Mới đầu, các sứ Tàu thấy người Phù nam đều ở truồng, sứ Tàu khuyên họ mặc quần áo, họ mới khoác tấm vải trên mình và quấn váy. Niên hiệu Vĩnh ninh năm đầu (301) đời Tây Tấn, Quốc vương Phù nam sai sứ sang Trung quốc triều cống 1 pho tượng Phật bằng vàng có khắc rồng và tháp bằng ngà voi; như vậy đủ biết, ngay từ thế kỉ III, IV, Phật giáo đã được truyền đến Phù nam. Theo Nam Tề thư liệt truyện 39 thì vào năm Vĩnh minh thứ 2 (484) đời Nam Tề, vua Phù nam là Kiều trần như sai đạo nhân Thích na già tiên, người Thiên trúc, đến Trung quốc triều cống tượng Long vương ngồi và tháp bằng ngà voi.Trongdịp này, sứ Phù nam Thích na già tiên dâng thư nói rằng nước Phù nam là đất được thần Ma hê thủ la thiên bảo hộ, cũng là nơi Phật pháp lưu thông. Cứ theo Lịch đại tam bảo kỉ quyển 11, vào đầu năm Thiên giám (502-519), sa môn nước Phù nam là Mạn đà la tiên mang kinh tiếng Phạm sang Trung quốc triều cống, rồi cùng với ngài Tăng già bà la ở Dương đô cùng dịch các kinh gồm 3 bộ, 11 quyển, như kinh Bảo vân... Đến năm Thiên giám thứ 5 (507), 2 vị lại dịch các kinh, luận gồm 11 bộ, 38 quyển, như kinh A dục vương, luận Giải thoát đạo... Theo Lương thư hải nam chư quốc truyện 48, năm Đại đồng thứ 5 (539), vua Vũ đế nghe nước Phù nam có sợi tóc Phật dài 1 trượng 2, liền phái sa môn Vân bảo sang nghinh tiếp, lại gặp Tam tạng Chân đế đang ở nước này, bèn thỉnh ngài về Trung quốc. Căn cứ vào các ghi chép trên đây, người ta được biết, trước đời Đường, chẳng những Phật giáo Đại thừa đã được truyền bá ở Phù nam mà ngay cả những bộ luận quan trọng của Phật giáo Nam truyền cũng đã được lưu hành ở xứ này. Cho mãi đến khi Ấn độ giáo được sùng bái thì Phật giáo mới bắt đầu suy thoái dần, đó chính là tình trạng được miêu tả trong lời Tựa của Nam hải kí qui nội pháp truyện (Đại 54, 205 trung): Vua bạo ác đã hủy diệt tất cả, không còn chúng tăng, chỉ có các ngoại đạo ở lẫn lộn. Nước Phù nam đến đầu đời Đường vẫn còn là 1 nước độc lập, nhưng đầu năm Trinh quán (627-649) thì bị nước Chân lạp thôn tính sáp nhập. Sau khi vua Phù nam hợp nhất với Chân lạp thì khoảng đầu thế kỉ IX, vua Jayavarman II đóng đô ở Angkor Thom, cách Tonlé-Sap về mạn bắc khoảng 22 km và bắt đầu xây dựng các cung điện, già lam... trải qua 10 triều đại, đến thế kỉ XII mới hoàn thành, cùng với Bolo-Budur ở đảo Java là 2 viên ngọc trong nghệ thuật kiến trúc của nhân loại hiện còn đến ngày nay. Cách Angkor Thom về phía nam khoảng 1,6 km có Angkor-Vat do vua Sùryavarman II xây dựng vào giữa thế kỉ XII. Angkor Thom và Angkor-Vat vốn là các kiến trúc thuộc Phật giáo, như tượng thần thế tự tại (Phạm:Lokezvara) khắc ở thành Angkor chính là tượng Quan thế âm của Phật giáo. Về sau, vì Phật giáo suy vi nên 2 kiến trúc này mới dần dần bị đổi lại làm thành các đền thờ của Ấn độ giáo. Vào thế kỉ XIV, Phật giáo Nam truyền được du nhập Phù nam, thế mạnh của Phật giáo dần dần được khôi phục, Angkor Thom và Angkor-Vat được đặt dưới sự quản chưởng của chư tăng Thái lan, trong các điện đường đều đặt tượng Phật, Bồ tát để thờ. Đến thế kỉ XV, người Thái lan công hãm thành Angkor, Vương triều Khmer phải dời về phía nam, Angkor trở thành hoang vu, lâu dần bị cây rừng nhiệt đới trùm lấp mất. Mãi đến thế kỉ XIX, hai học giả người Pháp là các ông Henri Monkot và P. Pelliot mới tìm ra, kho tàng cổ tích Angkor được coi là 1 trong những kì quan của thế giới và tình hình Phật giáo nước Phù nam đã từng thịnh đạt 1 thời cũng được lịch sử ghi nhận. Trước thời cộng sản, Phật giáo là quốc giáo của Kampuchia, Quốc vương thống lãnh cả chính trị và tông giáo. Nhiệm vụ của tăng sĩ, ngoài việc dùng văn tự Kampuchia viết chép Tam tạng Pàli, còn phụ trách các nghi thức cầu cúng và giáo dục quốc dân. Nhưng sau khi Khmer đỏ thống trị thì tất cả hoạt đông tông giáo đều bị nghiêm cấm, chùa tháp, kinh tượng bị phá hủy, chúng tăng buộc phải hoàn tục...[X. Tục cao tăng truyện Q.1; Chân đế truyện; Đại đường tây vực cầu pháp cao tăng truyện Q.thượng; Tùy thư nam man truyện 47; Cựu đường thư nam man truyện 147; Minh sử chân lạp truyện 212; Cổ kim đồ thư tập thành biên duệ điển 101; Le Cambodge par E. Aymonier; History of Indian and Eastern Architecture, vol. II by J. Fergusson].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Chuyện Phật đời xưa


Phật Giáo Yếu Lược


Kinh Bi Hoa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.92.155.93 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...