Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật thân »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật thân








KẾT QUẢ TRA TỪ


phật thân:

(佛身) Phạm, Pàli: Buddha-kàya. Thân của đức Phật. Khi đức Thế tôn còn tại thế hoặc sau khi Ngài nhập diệt chưa bao lâu, người đời đã quan niệm rằng Ngài không phải là người thường, sinh thân của ngài viên mãn, thanh tịnh (32 tướng, 80 vẻ đẹp) và có năng lực thù thắng (10 lực, 4 vô sở úy). Từ đó về sau, đến thời đại Phật giáo bộ phái thì các nhà Phân biệt luận và Đại chúng bộ chủ trương thuyết thân Phật là vô lậu, về tuổi thọ cũng như uy lực của Ngài đều không có hạn định. Nhưng Hữu bộ chủ trương hoàn toàn khác, cho rằng sinh thân của Phật cũng là kết quả của phiền não, cho nên vẫnthuộc hữu lậu. Tuy nhiên, Hữu bộ cũng thừa nhận đức Phật đã thành tựu những công đức như 10 lực, 4 vô sở úy... và tất cả giáo pháp của Ngài đều thuộc vô lậu, những công đức và giáo pháp ấy gọi là Pháp thân (Phạm: Dharma-kàya), thân này không thể dùng mắt thường mà thấy được. Pháp thân hợp với sinh thân gọi chung là hai thân. Hữu bộ còn gọi các pháp công đức như: Giới, định,tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến là pháp thân hoặc Ngũ phần pháp thân. Sau khi Phật giáo Đại thừa hưng khởi, Phật thân luận được khai triển rất nhanh chóng. Trước hết là sự biến hóa của nội dung Pháp thân, tức chân như pháp tính là pháp thân. Theo ngài Vô trước trong luận Kim cương bát nhã quyển thượng thì kinh điển tức làNgôn thuyết pháp thân; trái lại, Pháp thân nhờ tu hành mà chứng được thì gọi là Chứng đắc pháp thân. Do đó, sau khi Phật giáo Đại thừa hưng khởi, lí thể chân như mới được gọi là Pháp thân; lại tiến thêm 1 bước, gọisinh thân là Ứng thân (Phạm: Nirmàịa-kàya), đồng thời giữa Sinh thân và Ứng thân là Báo thân (Phạm: Saôbhoga-kàya). Bởi vậy, Thập địa kinh luận quyển 3 và Nhiếp đại thừa luận quyển hạ (bản dịch đời Lương) mới thành lập thuyết Tam thân: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Vấn đề Phật thân luận được nêu ra từ sau khi đức Phật nhập diệt, đến thời đại Phật giáo bộ phái nó đã trở thành tiêu điểm tranh luận. Thượng bộ đứng trên lập trường hiện thực để phản đối, còn Đại chúng bộ thì chuộng lí tưởng. Sau khi Phật giáoĐại thừa hưng khởi, lại thịnh hành thuyết Bồ tát thành Phật, sự khảo sát về đức Phật dần dần tiến triển, bắt đầu là Bát nhã, rồi lần lượt đến các kinh đại thừa như: Duy ma, Thủ lăng nghiêm, Pháp hoa, Niết bàn, Hoa nghiêm, Đại nhật...đều bày tỏ những quan niệm sâu xa về đức Phật, theo đó mà đẩy mạnh lí luận về giáo pháp do đức Phật nói và về cõi nước mà đức Phật an trú, tất cả điều này đã cấu thành bộ phận trọng yếu trong giáo nghĩa của Phật giáo. [X. kinh Tạp a hàm Q.26; kinh Đại bản trong Trường a hàm Q.1; kinh Tăng nhất a hàm Q.2; luận Đại tì bà sa Q.30, 173; luận Dị bộ tông luân; luận Đại trí độ Q.34, 93; luận Thành duy thức Q.10; luận Phật tính Q.4; Bát nhã đăng luận thích Q.13]. (xt. Nhị Thân, Tam Thân, Hóa Thân, Tứ Thân, Sinh Thân].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Sống đẹp giữa dòng đời


Phật Giáo Yếu Lược


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.85.167.119 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (118 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...