Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phệ đà »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phệ đà








KẾT QUẢ TRA TỪ


phệ đà:

(吠陀) Phạm, Pàli: Veda. Hán âm: Phệ đà, Vi đà, Tì đà, Bệ đà, Tỉ đà, Bì đà. Hán dịch: Trí, Minh, Minh trí, Minh giải, Phân. Cũng gọi Vi đà luận, Tì đà luận kinh, Bệ đà chú, Trí luận, Minh luận. Danh từ gọi chung cácthánh điển của Bà la môn giáo Ấn độ. Nguyênnghĩalà tri thức, tức là kho báu tri thức thần thánh, là văn hiến cơ bản của Bà la môn giáo. Là văn hiến tông giáo có quan hệ mật thiết với nghi thức cúng tế. Về niên đại thành lập sách Phệ đà có nhiều thuyết khác nhau. Thông thường, người ta suy đoán rằng nó được hoàn thành vào thời gian người Aryan từ Tây bắc xâm nhập và định cư ở vùng Ngũ hà (Phạm: Paĩjab) thuộc lưu vực sông Ấn độ (Indus). Kinh Phệ đà nguyên có 3 loại: Lê câu phệ đà (Phạm: Fg-veda), Sa ma phệ đà (Phạm: Sàma-veda) và Dạ nhu phệ đà (Phạm: Yajur-veda). Ba bộ này gọi là Tam minh, Tam phệ đà, Tam vi đà luận, Tam bộ cửu điển. Sau thêm A thát bà phệ đà (Phạm: Atharva-veda) nữa thành 4 bộ Phệ đà. 1. Lê câu phệ đà (cũng gọi Hà lực phệ đà, Hiệt lực bệ đà, Tín lực tì đà). Hán dịch: Tán tụng minh luận, Tác minh thực thuyết. TứcPhệ đà có liên quan đến Tán ca (Phạm: Fc). Thời thái cổ, người Aryan di cư đến vùng Ngũ hà của Ấn độ, họ sùng bái thần tự nhiên, làm những bài ca để tán tụng thần, rồi gom góp lại mà thành sách Lê câu phệ đà, là gốc của 4 bộ Phệ đà, về sau trở thành kinh điển tế tự của Khuyến thỉnh tăng (Phạm: Hotf). Bộ Phệ đà này là Thánh điển xưa nhất của thế giới, hình thành vào khoảng từ 1400 năm đến 1000 năm trước Tây lịch, gồm 10 quyển, tổng cộng có 1.017 thiên Tán ca (bổ sung 11 thiên nữa thành 1.028 thiên), 10.580 bài tụng. 2. Sa ma phệ đà (cũng gọi Sa ma bệ đà, Tam ma phệ đà). Hán dịch: Bình, Đẳng, Ca vịnh minh luận, Tác minh mĩ ngôn, Lễ nghi mĩ ngôn trí luận. Là Phệ đà có liên quan đến việc ca vịnh và Toàn luật (Phạm: Sàman). Là Thánh điển dùng trong việc cúng tế, gồm những bài tán ca và những ca khúc do Ca vịnh tăng (Phạm: Udgàtf) ngâm vịnh trong các nghi thức tế lễ như Tô ma tế..., có 2 quyển, 1.810 bài tụng (bỏ những bài trùng lắp thì có 1.549 bài tụng, phần nhiều được sao chép từ bộ Lê câu phệ đà, chỉ có 78 bài tụng mới). 3. Dạ nhu phệ đà (cũng gọi Dã thụ phệ đà, Da thụ bệ đà, Da thụ tì đà, Dạ thù tì đà). Hán dịch: Từ, Tế từ, Tác minh cúng thí, Tế tựtrí luận, Tế tự minh luận. Tức Phệ đà có liên quan đến việc tế tự, gồm những văn chú và chú thích văn chú mà Hành tế tăng (Phạm: Adhvaryu) xướng tụng, được biên soạn sau Lê câu phệ đà. Có 2 loại: a) Hắc dạ nhu phệ đà (Phạm: Kfwịayajur-veda): Do chính vănPhệ đà (tán ca, tế tự, chú từ...) và Phạm thư (sách chú thích Phệ đà) hợp thành, có 4 thứ (hoặc 5 thứ, 7 thứ, 8 thứ), gồm 13 quyển. b) Bạch dạ nhu phệ đà (Phạm: Zuklayajur-veda): Do tách rời chính văn với Phạm thư, chỉnh đốn lại Hắc dạ nhu và sắp xếp lại những lời giải thích về văn chú mà thành. 4. Athát bà phệ đà (cũng gọi A kiện bệ đà, A tha tì đà, A đà bà tì đà, A vi thát bà). Hán dịch: Chú, Thuật, Chú thuật, Nhương tai, Tác minh hộ hữu, Dị năng hộ phương trí luận, Nhương tai minh luận. Là Phệ đà do thu tập những lời thần chú cầu phúc do Hỏa tế tăng (Phạm: Atharvan) chủ trì; còn những lời thần chú trừ tai họa, nguyền rủa thì do Ương kì la tăng (Phạm: Aígiras) tụng đọc. Bộ Phệ đà này gồm 20 quyển, 731 thiên, 6.000 bài tụng, trong đó có 1.200 bài được sao chép ra từ bộ Lê câu phệ đà. Bốn bộ Phệ đà trên đây, mỗi bộ đều có Phó phệ đà (Phạm: Upa-veda), như Phó phệ đà của Lê câu phệ đà là A luân luận (Phạm: Àyar-veda), Hán dịch Thọ mệnh luận, tức là sách thuốc. Phó phệ đà của Sa ma phệ đà là Kiện thát bà luận (Phạm: Gàndharva-veda), tức là Âm nhạc luận. Phó phệ đà của Dạ nhu phệ đà là Đà nâu luận (Phạm: Dhanuveda), tức là Xạ pháp luận (sách dạy cách bắn cung). Phó phệ đà của A thát bà phệ đà là Vũ khí luận (Phạm: Zastra-zàstra), tức là Quân học.Nội dung của 4 bộ Phệ đà, nói chung, bao gồm Bản tập (Phạm: Saôhità) của 4 Phệ đà, Phạm thư (Phạm: Bràhmaịa, Phạm thư nghĩa hẹp), Sâm lâm thư (Phạm: Àraịyaka) và Áo nghĩa thư (Phạm: Upaniwad). Về sau, Phạm thư và Áo nghĩa thư phần nhiều được nghiên cứu riêng biệt. Bản tập củabốn Phệ đà: Thu chép những bài Tán ca, Câu chú, lời tế... Phạm thư (nghĩa hẹp) chia ra làm 2 bộ: Nghi quĩ, Thích nghĩa. Nghi quĩ qui định phương thức và thứ tự tế lễ, cách sử dụng tán ca. Thích nghĩa thì giải thích ý nghĩa, nguồn gốc của tán ca và nguồn gốc, ý nghĩa của tế tự. Sâm lâm thư và Áo nghĩa thư (cũng gọi Phệ đàn đa) thì nhằm khảo sát và giải thích ý nghĩa đời sống con người. Còn phạm thư theo nghĩa rộng thì bao gồm cả 3 bộ: Phạm thư (nghĩa hẹp), Sâm lâm thư và Áo nghĩa thư. Bởi thế, khi nói đến Phệ đà, thì Phệ đà nghĩa hẹp chỉ đơn thuần chỉ cho Bản tập, cònPhệ đà nghĩa rộng thì chỉ cho cả Bản tập và Phạm thư (nghĩa rộng). Do sự truyền thừa và giải thích khác nhau, nên đời sau phát sinh nhiều học phái và bản văn bất đồng, tạo thành tổ chức văn hiến phức tạp. Văn hiến Phệ đà được truyền đến ngày nay, tuy chỉ có 1 phần nhỏ, nhưng cũng rất đồ sộ. Phệ đà là văn học thiên khải (Phạm: Zruti, do thiên thần hiển hiện mở bày), tương truyền do các vị đại tiên thời thái cổ y cứ theo sự mở bày của thần linh mà tụng ra, rồi do vị tiên Tì da sa (Phạm: Vyàsa, Hán dịch Quảng bác) sửa chữa lại mà biên tập thành. Bản thân Phệ đà cũng đã là ý nghĩa thần trí thiên khải rồi, cho nên cùng với Phạm thư đều được gọi là Thiên khải, để phân biệt với Kinh (Phạm: Sùtra) do trí thức, trí tuệ của loài người tạo tác và truyền thừa. Đến đời sau, các học phái như Di mạn sai (Phạm: Mìmàôsà), Phệ đàn đa (Phạm: Vedànta)... cho rằng Phệ đà là tiên thiên thường trụ, là tuyệt đối chân thực và chủ trương Thanh thường trụ luận, chính là thừa kế thuyết Thiên khải vậy. Thánh điển thiên khải này phát triển đến đời sau, lại sinh ra nhiều sách vở phụ trợ, đó chính là 6 chi phần Phệ đà (Phạm: Vedàíga). Những chi phần này cùng với 2 bộ Đại tự sự thi Ma ha bà la đa (Phạm: Mahàbhàrata), La ma da na (Phạm: Ràmàyana) và bộ Pháp điển Ma nô (Phạm: Mànava Dharma Zàtra)... đều là do Thánh hiền trứ tác, vì thế được gọi là Thánh truyền văn học (Phạm: Smfti). Nội dung của 6 chi phần Phệ đà bao gồm: Ngữ âm học (Phạm: Zikwà), Vận luật học (Phạm: Chandas), Văn pháp học (Phạm: Vyàkasaịa), Ngữ nguyên học (Phạm: Nirukta), Thiên văn lịch học (Phạm: Jyotiwa), Tế nghi cương yếu học (Phạm: Kalpa-sùtra)...Trong đó, Tế nghi cương yếu học là sách vở không thể thiếu để hiểu rõPhệ đà. Ngôn ngữ được sử dụng trong Phệ đà gọi là Phệ đà ngữ (Phạm: Vedic Sanskrit), do thời đại bất đồng mà có các tầng bậc mới cũ. Nhận xét về mặt văn vần (tán ca) và văn xuôi (tự thuật) thì trên văn thể và ngữ pháp đều có sai khác. Đến Áo nghĩa thư thì đã gần với văn Phạm cổ điển. Phệ đà là bộ sách tập hợp tinh túy của văn học Ấn độ cổ đại, là nguồn gốc của tư tưởng Bà la môn chính thống, đặc sắc của Phệ đà là dung hợp 3 yếu tố thần thoại, tông giáo và triết học. Xét về nội dung, phần chứa đựng những tư tưởng tông giáo và triết học là phẩm Trí (Phạm:Jĩànakàịđa), tức Áo nghĩa thư; phần chứa đựng bộ môn tế tự là phẩm Nghiệp (Phạm: Karmakàịđa), tương đương với Phạm thư. Tư tưởng triết học của Phệ đà bắt đầu từ Vũ trụ luận của các bài tán ca được sáng tạo trong Lê câu phệ đà, rồi phát triển thành giáo lí thần thoại phong phú của Đa thần giáo, cuối cùng đạt đến nguyên lí căn bản Phạm Ngã Nhất Như của Áo nghĩa thư, tức là triết học Nhất nguyên luận bất nhị. Thời gần đây, việc nghiên cứuPhệ đà rất được xem trọng. Sự nghiên cứu về phương diện thần cách và thần thoại của Phệ đà đã sản sinh ra tông giáo học và Thần thoại tỉ giảo học... Còn kết quả của việc nghiên cứu Phệ đà ngữ thì đã đóng góp rất lớn cho nềnNgôn ngữ tỉ giảo học. Hiện nay, nguyên điển Phệ đà đã được xuất bản và dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Đức... [X. kinh Tì da sa vấn Q.thượng; kinh Đại bảo tích Q.120, hộiQuảng bác tiên nhân; kinh Đại thừa lí thú lục ba la mật đa Q.10; kinh Đại thừa mật nghiêm Q.thượng; luật Thập tụng Q.38; Hữu bộ bật sô ni tì nại da Q.1; luận Đại tì bà sa Q.14; luận Đại trí độ Q.2; Bách luận sớ Q.thượng, phần cuối; Tứ phần luật sớ sức tông nghĩa kí Q.10, phần đầu; Đại đường tây vực kí Q.2; Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.4; Ấn độ tam đại thánh điển thiên 1 (Mi văn khai); Ấn độ triết học sử lược, chương 1 (Thang dụng đồng); Ấn độ triết học sử cương thiên 1, chương 1 (Hoàng sám hoa)]. (xt. Tứ Phệ Đà, Áo Nghĩa Thư).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.79.88 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...