Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật truyện điển tịch »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật truyện điển tịch








KẾT QUẢ TRA TỪ


phật truyện điển tịch:

(佛傳典籍) Chỉ cho những kinh sách nói về sự tích 1 đời đức Phật, hoặc các bộ luận đứng trên lập trường giá trị tư tưởng nhân loại mà nghiên cứu, phân tích, phê bình, đánh giá các sự tích, tinh thần, giáo thuyết của đức Phật. Ngoài ra, cũng bao gồm những trứ tác với nôi dung phân loại, chỉnh lí, khảo chứng và phê phán các kinh điển, các bộ luận nói trên. Sự biên soạn những điển tịch Phật truyện cũng chịu ảnh hưởng của phương hướng truyền bá Phật giáo mà hình thành 2 hệ thống là hệ thống Phật truyện Bắc truyền Phạm ngữ, hệ thống Phật truyện Nam truyền Pàli ngữ và Phật truyện của 2 hệ thống này cũng có đôi chút khác nhau. Thông thường nội dung của Phật truyện Bắc truyền được chia làm 8 hạng mục lớn, gọi là Bát tướng thành đạo, đó là: Từ cung trời Đâu suất xuống, gá thai, đản sinh, xuất gia, hàng phục quân ma, thành đạo, quay bánh xe pháp và vào Niết bàn. Còn nội dung của Phật truyện Nam truyền thì chỉ có 4 hạng mục, gọi là Tứ đại Phật sự, đó là: Đản sinh, thành đạo, quay bánh xe pháp lần đầu tiên và vào Niết bàn. Đặc điểm của Phật truyện Bắc truyền là nóimột cách chi tiết về những sự tích của đức Phật như: Bản sinh đàm, xuất gia, thành đạo...Về những kinh điển Phật truyện trong kho tàng Hán dịch đồ sộ thì có: 1. Kinh tu hành bản khởi, 2 quyển, do 2 Ngài Trúc đại lực và Khang mạnh tường cùng dịch vào đời Đông Hán, nói về sự tích đức Phật từ đời quá khứ đến lúc hàng ma, thành đạo. 2. Kinh Thái tử thụy ứng bản khởi, 2 quyển, do cư sĩ Chi khiêm dịch ở nước Ngô đời Tam quốc, nói về Bản sinh đàm của đức Thích tôn ở đời quá khứ được đức Phật Định quang thụ kí cho đến khi thành đạo và độ cho 3 anh em Ca diếp. 3. Kinh Phổ diệu (Phạm:Lalitavistara), 8 quyển, do ngài Trúc pháp hộ dịch vào đời Tây Tấn, nói về đức Phật từ khi giáng sinh đến lúc quay bánh xe pháp lần đầu. 4. Kinh Phương quảng đại trang nghiêm, 12 quyển, do ngài Nhật chiếu dịch vào đời Đường, là bản dịch khác của kinh Phổ diệu. 5. Kinh Dị xuất bồ tát bản khởi, 1 quyển, do cư sĩ Nhiếp đạo chân dịch vào đời Tây Tấn, nói từ khi đức Thích tôn trải tóc và được thụ kí ở quá khứ cho đến khi 3 anh em nhà Ca diếp qui y. 6. Kinh Trung bản khởi, 2 quyển, do ngài Đàm quả và cư sĩ Khang mạnh tường cùng dịch vào đời Đông Hán, nói về các sự tích từ sau khi đức Phật quay bánh xe pháp. 7. Kinh Quá khứ hiện tại nhân quả, 4 quyển, do ngài Cầu na bạt đà la dịch vào đời Lưu tống, nói về sự tích đức Phật từ đời quá khứ làm tiên Thiện tuệ (nhân) đến khi thành đạo và giáo hóa Đại ca diếp (quả). 8. Kinh Hưng khởi hành, 2 quyển, do cư sĩ Khang mạnh tường dịch vào đời Đông Hán, nói về 10 truyện Bản sinh đàm của đức Phật. 9. Kinh Phật bản hành tập, 60 quyển, do ngài Xà na quật đa dịch vào đời Tùy, Phật truyện do Pháp tạng bộ truyền. Nội dung bao gồm Bản sinh đàm, xuất gia, thành đạo, giáo hóa đệ tử của đức Phật và các truyện kí của các đệ tử... 10. Kinh Chúng hứa ma ha đế, 13 quyển, do ngài Pháp hiền dịch vào đời Tống, nói về đức Phật từ khi đản sinh đến khi cácVương tử dòng Thích ca xuất gia. 11. Phật sở hành tán (Phạm: Buddhacarita), 5 quyển, do Bồ tát Mã minh soạn, ngài Đàm vô sấm dịch vào đời Bắc Lương. Nói về sự tích đức Phật từ khi đản sinh đến khi 8 nước phân chia xá lợi. 12.KinhPhật bản hành, 7 quyển, do ngài Bảo vân dịch vào đời Lưu Tống, là bản dịch khác của Phật sở hành tán. 13. Kinh Lăng già la sát sở tập, 3 quyển, do ngài Tăng già Bạt trừng dịch vào đời Tiền Tấn, nói về sự tu hành của đức Phật ở đời trước và sự hóa độ chúng sinh của Ngài ở đời này. 14. Hữu bộ tì nại da phá tăng sự, 20 quyển, do ngài Nghĩa tịnh dịch vào đời Đường. Từ quyển 1 đến quyển 9 là bản dịch khác của kinh Chúng hứa ma ha đế. 15. LuậtTứ phần từ quyển 31 đến quyển 35, do các ngài Phật đà da xá và Trúc Phật niệm cùng dịch. Những kinh điển Phật truyện về phía Phật giáo Nam truyền thì có: 1. Luật tạng đại phẩm (Pàli: Mahàvagga). 2. Kinh Đại thừa niết bàn (Pàli: Mahàparinibhàna-sutta). 3. Bản sinh kinh Phật truyện (Pàli: Nidàna-kathà), do ngài Phật âm soạn. 4. Hoa man trang nghiêm sự (Pàli: Màlà-alaôkàra), nguyên văn đã bị thất lạc, chỉ còn các bản dịch tiếng Miến điện và tiếng Anh. Bản tiếng Anh do ông P. Bigandet dịch, nhan đề là: The Life or Legend of Gaudama, the Buddha of the Burmese. Về Phật truyện bằng tiếng Phạm thì có: 1. Mahàvastu (Đại sự) thiên thứ 2. 2. Saundarananda (Tôn đà la nan đà thi) dobồ tát Mã minh soạn. 3. Zatapaĩcazatikà-stotra (Một trăm năm mươi bài tán, do ngàiMàtfcetasoạn). 4. Catu#zataka-stotra (Bốn trăm bài tán, do ngài Màtfceta soạn). 5. Avadànakalpalatà (Như ý mạn dụ, do ngài Kwemendra soạn). Về Phật truyện tiếng Tây tạng thì có: 1. Bde-gsegs-gstan-pa#i-chos-byuí (Thiện thệ giáo pháp sử), tức là Lịch sử Phật giáo do ngài Bố đốn (Tạng: Bu-ston) soạn. 2. Vai-dù-rya-dkar-po#i gya#-sel (Bạch lưu li trừ tiêu). 3. Dpag-bsam ljon-bzaí (Như ý bảo thụ). 4. Lam-rim rgyud-pa#i bla-ma#i rnam-thar íag-pa (Đạo thuận truyền đăng sử truyện). 5. Dam-pa#i chos-kyi #kor-los bsgyur-ba (Chuyển chính pháp luân). Về Phật truyện do người Trung quốc soạn thì có: 1. Thích ca phổ, 5 quyển, do ngài Tăng hựu soạn vào đời Lương. 2. Kinh luật di tướng (quyển 4), do ngài Bảo xướng soạn vào đời Lương. 3. Lịch đại tam bảo kỉ (quyển 1), do cư sĩ Phí trường phòng soạn vào đời Tùy. 4. Thích ca thị phổ, 1 quyển, do ngài Đạo tuyên soạn vào đời Đường. 5. Pháp uyển châu lâm (quyển 8 đến quyển 11), do ngài Đạo thế soạn vào đời Đường. 6. Thích ca Như lai thành đạo kí, 1 quyển, do cư sĩ Vương bột soạn vào đời Đường. 7. Thích ca Như lai thành đạo kí chú, 2 quyển, do ngài Đạo thành soạn vào đời Tống. 8. Cảnh đức truyền đăng lục (quyển 1) do ngài Đạo nguyên soạn vào đời Tống. 9. Truyền pháp chính tông kí ( quyển 1), do ngài Khế tung soạn vào đời Tống. 10. Thích môn chính thống (quyển 1), do ngài Tông giám sưu tập vào đời Tống. 11. Phật tổ thống kỉ (quyển 1 đến quyển 4), do ngài Chí bàn soạn vào đời Tống. 12. Thích thị thông giám (quyển 1), do ngài Bản giác biên tập vào đời Tống. 13. Ngũ đăng hội nguyên (quyển 1), do ngài Phổtế biên tập vào đời Tống. 14. Tông môn thống yếu tục tập (quyển 1), do ngài Thanh mậu soạn vào đời Nguyên. 15. Phật tổ lịch đại thông tải (quyển 4), do ngài Niệm thường soạn vào đời Nguyên. 16. Thích thị kê cổ lược (quyển 1), do ngài Giác ngạn biên tập vào đời Nguyên. 17. Thích thị tư giám (quyển 1), do ngài Hi trọng biên tập vào đời Nguyên. 18. Thích ca Như lai hành tích, 2 quyển, do ngài Hi trọng soạn vào đời Nguyên. 19. Thích ca Như lai ứng hóa lục, 6 quyển, do ngài Bảo thành soạn vào đời Minh. 20. Ngũ đăng nghiêm thống (quyển 1), do ngài Thông dung soạn vào đời Minh. 21. Phật tổ cương mục (quyển 1), do cư sĩ Chu thời ân soạn vào đời Minh. 22. Tông thống biên niên (quyển 1,2), do ông Kỉ ấm soạn vào đời Thanh. Về những luận văn nghiên cứu Phật truyện gần đây tại Trung quốc thì có: 1. Phật truyện nghiên cứu đích văn hiến tư liệu, đăng trong Bảo giác đồng học phục san kì 1. 2. Thích ca nhất đại giáo hóa thời địa khảo, do Lữ trừng soạn, đăng trong tạp chí Đông phương tập 21, kì 2. 3. Thích ca mâu ni chi niên đại, do Doãn tán huân dịch, đăng trong tạp chí Triết học kì 1. 4. Phật đà cập kì giáo pháp, do Phổ tín sinh soạn, đăng trong Nam doanh Phật giáo tập 8, kì 4. 5. Thích ca mâu ni đích giáo dục, do ngài Thái hư soạn, đăng trong Hải triều âm tập 12, kì 8. 6. Phật truyện khảo, do Dũng kiện dịch, đăng trong Hải triều âm tập 14, kì 6. 7. Phật đà thời đại cập Nguyên thủy Phật giáo giáo lí cương yếu do Lương khải siêu soạn. 8. Phật đà đích căn bản tư tưởng, do Như bích soạn. 9. Phật bátniết bàn niên nguyệt khảo, do ngài Pháp chu soạn. 10. Đàm Phật diệt niên đại, do Lữ trừng soạn. 11. Quan ư Phật đà đích đản nhật, do Nhất đinh soạn. 12. Phật đà niên đại luận, do Lí thế kiệt soạn. 13. Lược luận Phật tổ kỉ niên dữ Vệ tắc tiết, do Vương trọng hậu soạn. (Những bài từ 7 đến 13 đều được in trong Hiện đại Phật giáo học thuật tùng san). 14. Thích ca mâu ni Phật truyện, do Tịnh vân soạn. Về những tác phẩm Phật truyện hoặc nghiêncứu tại Nhật bản thì có: 1. Tam bảo hội từ (quyển 1). 2. Kim tích vật ngữ (quyển 1). 3. Phật pháp do lai tập. 4. Thích ca nhất đại truyện kí, 8 quyển, do Huyền trinh soạn. 5. Thích ca mâu ni truyện, do Tỉnh thượng Triết thứ lang soạn. 6. Thích tôn chi nghiên cứu, do Vũ khê Liễu đế soạn. 7. Phật đà truyện, do Trường tỉnh Chân cầm soạn. 8. Thích tôn chi nhân dữ tư tưởng, do Tăng cốc Văn hùng và Trung thôn nguyên biên soạn. 9. Phạm văn Phật truyện văn học chỉ nghiên cứu, do Mộc thôn Thái hiền và Bình đẳng thông chiêu soạn. 10. Thích tôn chi tân nghiên cứu, do Phan trủng Triết anh soạn. 11. Thích tôn nghiên cứu tùng thư, 7 quyển, do Sơn biên Tập học soạn. 12. Khảo chứng Thích tôn truyện, do Lập hoa Tuấn đạo soạn. 13. Phật truyện khảo, do Cao nam Thuận thứ lang soạn. 14. Phật đà sinh nhai dữ tư tưởng, do Tăng cốc Văn hùng soạn. 15. Thích ca thực truyện kí, do Y đằng Tuấn đạo soạn. 16. Nhân gian Thích tôn, do Giang bộ Áp thôn soạn. 17. Phật thân tam thập nhị tướng thuyết giáo, do Quan lại Triệt chiếu soạn. 18. Thích ca luận, do Cao kiều Ngũ lang soạn. 19. Thích ca hiện đại khảo, do Tang nguyên Chất tạo soạn thuật. 20. Phật truyện quan hệ sử liệu, do Bản nguyên Xiển giáo soạn. 21. Phật truyện tập thành, do Thường bàn Đại định soạn. 22. Thích tôn chi xuất thế dữ hiện tại, do Truy vĩ Biện khuông soạn. 23. Thích tôn dữ Nhật bản văn minh, do Cao nam Thuận thứ lang soạn. 24. Thánh giả xuất hiện chi ý nghĩa, do Kỉ niên Chính mĩ soạn. 25. Hiện đại chi tư tưởng giới dữ Thích tôn, do Tiền điền Tuệ vân soạn. 26. Đại thánh thế tôn, do Gia đằng Đốt đường soạn. 27. Thế tôn xuất thế chi bản hoài, do Quật vĩ Quán vụ soạn. Về các luận văn nghiên cứu Phật truyện của các học giả Âu Mĩ cận đại thì có: 1. Essai sur la légende du Buddha (Luận về Phật truyện) của Émile Senart (1847- 1928). Trong sách, tác giả cho rằng sự tích đức Phật có những yếu tố chân thực mà cũng có phần truyền thuyết. 2. Buddha, Sein Leben, seine Lehre, seine Gemeinde, Anh dịch: Buddha; His Life, His Doctrine, His Order (Đức Phật, cuộc đời, giáo pháp và tăng đoàn của Ngài) của Hermann Oldenberg (1854-1920). 3. La vie du Bouddha, Anh dịch: Life of the Buddha (Cuộc đời Đức Phật) của Alfred Foucher (1865-1952). 4.Màraund Buddha (Đức Phật và Ác ma) của Ernst Windish (1844-1918). 5. Buddha s Geburt und die Lehre von der Seelenwanderung (Khảo sát về niên đại đản sinh của đức Phật) của Ernst Windish. 6. Die Überlieferung von Lebensende des Buddha Gôttingen- Anh dịch: The Tradition of the Life end of the Buddha (Truyền thuyết về sự nhập diệt của đức Phật) của Ernst Waldschmidt. 7. Recherches sur la biographie du Buddha dans les Sutrapiỉaka et les Vinayapiỉakaanciens (Nghiên cứu về Phật truyện trong các tạng kinh, luật cổ) của André Bareau. 8. Histoire du bouddhisme indien, I, Louvain, 1958 (Lịch sử Phật giáo Ấn độ) của Étienne Lamotte. 9. On the first canto of Azvaghowa’s Buddhacarita (Nghiên cứu chương thứ nhứt trong Phật sở hành tán của ngài Mã minh) của Claus Vogel. 10. Gotama the Man (Bậc người Cù đàm) của bà C.A.F. Rhys Davids (1858-1942). 11. Sakya or Buddhist Origins (Thích ca hoặc nguồn gốc Phật giáo) của bà C.A.F. Rhys Davids. 12. The Light of Asia (Ánh sáng Á đông) của Edwin Arnold (1832-1904). 13. The Buddha’s Way (Giáo pháp của đức Phật) của ngài Hammalava Sadhatissa. 14. Life and Doctrine of the Buddha (Cuộc đời và những lời dạy của đức Phật) của Richard Pischel (18491908). 15. The Life and Teachings of the Buddha (Cuộc đời và những lời dạy của đức Phật) của Csoma de Kôrôs. 16. The Buddha (Đức Phật) của Joseph Victor Widmann. 17. Le Prince Siddhartha (Thái tử Tất đạt đa) của Obolonsky. 18. Buddha and Christ (Đức Phật và Chúa Jesus)của Bruno Fvieyetank. 19. The Life of the Buddha của W.W.Rockhitl. 20. The Life of the Buddha as Legend and History(Cuộc đời đức Phật như truyền thuyết và lịch sử) của E.J.Thomas. 21. Gautama the Buddha (Đức Phật Cù đàm) của Sarvenpalli Radhakrishnan. [X. Phật giáo nghiên cứu pháp đệ nhị thiên Phật truyện (Lữ trừng)].(xt. Thích Ca Mâu Ni).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Cẩm nang phóng sinh


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.195.249 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...