Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật giáo nhập truyện lộ tuyến »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật giáo nhập truyện lộ tuyến








KẾT QUẢ TRA TỪ


phật giáo nhập truyện lộ tuyến:

(佛教入傳路綫) Con đường Phật giáo truyền vào Trung quốc. Vì mục đích thương nghiệp và quân sự mà vua Vũ đế (ở ngôi 140-87 trước Tây lịch) nhà Hán đã 2 lần sai ông Trương khiên đi sứ Tây vực và đã mở ra con đường Đông Tây, qua đó, 2 nền văn hóa Đông Tây cũng đã giao lưu dung hợp. Chính tín ngưỡng và tư tưởng Phật giáo cũng theo các đoàn sứ giả, các nhóm khách buôn và chúng tăng trên con đường ấy truyền vào các nước Đại nguyệt thị, An tức, Kế tân (Ca thấp di la, nay là Kashmir), Sớ lặc, Vu điền, Cao xương (Thổ lỗ phồn) cho đến đất Trung quốc bao la. Các vị sa môn Ấn độ, Tây vực đến Trung quốc dịch kinh, hoằng pháp và các vị đại đức, cao tăng Trung quốc sang Tây vực tham học, cầu đạo thì phải theo 2 con đường là đường bộ hoặc đường biển. 1. Đường bộ: Đường bộ phía bắc là con đường giao thông chính yếu, từ vùng tây bắc Ấn độ qua các xứ Afghanistan, Pakistan, Trung á, Hà tây tẩu lang đến Trung nguyên. Trong nội địa Tân cương lại chia làm 2 đường Nam Bắc, 2 con đường này đều ở chân núi phía nam của núi Thiên sơn, cũng tức là từ Lạc dương hay từ Trường an đi sang phía tây, qua Hà tây tẩu lang đến Đôn hoàng. Đường phía bắc men theo mạn bắc xứ Tháp lí mộc bồn, qua Y ngô (Cáp mật), Cao xương, Yên kì, Cưu tư (Khố xa), Sớ lặc…... rồi vượt dãy Thông lãnh (cao nguyên Pamir) đi về hướng tây nam đến Kế tân mà vào Thiên trúc. Đường phía nam thì từ Đôn hoàng men theo mạn nam xứ Tháp lí mộc bồn, qua các xứ Thiện thiện, Vu điền, Sa xa, vượt qua phía nam núi Ba đạt khắc, lại vượt núi Đại tuyết và núi Hưng đô khố thập (Hindukush) mà vào Kế tân; hoặc từ Sa xa đến Sớ lặc mà hợp chung với đường phía bắc. Ngài Pháp hiển đời Đông Tấn, đi từ Cưu tư theo con đường phía bắc, vượt qua Lưu sa (sa mạc Samarkand) đến Vu điền ở đường phía nam, đây gọi là con đường giữa (tức giữa 2 đường bắc nam nói trên), sau đó lại đi về hướng tây mà đến Thiên trúc. Ngài Huyền trang đời Đường thì từ Cưu tư đi theo đường phía bắc, vượt qua chân núi phía bắc núi Thiên sơn, lại vượt Lăng sơn, qua sông Dược sát ở Trung á vào nước Hoạt (Kundur, nằm ở nội địa nước Afghanistan hiện nay), rồi lại vượt núi Đại tuyết, vòng đến Thiên trúc. Cũng có người đi từ Lương châu thuộc Hà tây tẩu lang tiến ra Ba thục, Giang lăng…... như ngài Pháp hiến đời Nam triều. 2. Đường biển: Sự truyền pháp qua đường biển không hưng thịnh bằng đường bộ, từ Ấn độ qua Tích lan, Java hoặc châu Bà la, bán đảo Mã lai đến Giao chỉ (nay là Hà nội Việt nam), Quảng châu, vùng Đông lai(vũng Giao châu), do đó, Quảng châu, Giao chỉ cũng là cửa ngõ giao lưu của Phật giáo Trung quốc và Nam dương. Các vị cao tăng nổi tiếng đi đường biển đến Trung quốc hay sang Ấn độ, có các ngài Khang tăng hội, Chân đế, Bồ đề đạt ma, Bất không và Pháp hiển (khi trở về nước), Pháp dũng, Nghĩa tịnh…... Ngoài ra, khoảng trướcsauthế kỉ I Tây lịch, Phật giáo Đại thừa hưng thịnh ở Ấn độ, gọi một cách mỉa mai giáo đoàn truyền thống bảo thủ là Tiểu thừa, thế là hình thành 2 phái đối lập nhau, phái nào cũng muốn bành trướng thế lực, nên ra sức hoằng pháp, truyền giáo để trở thành 1 giáo đoàn lớn mạnh, cho nên Phật giáo đã nhanh chóng nhắm tới hướng tây bắc và phương nam để truyền bá. Khi phạm vi thế lực của Đại, Tiểu thừa ở các nước Tây vực được mở rộng, thì Trung quốc cũng bắt đầu tiếp nhận Phật giáo; vì Phật giáo Tây vực đối với Trung quốc có ảnh hưởng rất lớn, nên giữa Phật giáo từ Tây vực truyền sang và Phật giáo từ đường biển đưa vào cũng có điểm khác nhau. Chẳng hạn như tư tưởng Đại thừa thịnh hành ở vùng Tây bắc Ấn độ, cho nên khi truyền đến những nước phương bắc thì phần lớn là các kinh Bát nhã, Phương đẳng; Ca thấp di la là nơi phát sinh ra Thuyết nhất thiết hữu bộ, nên các bộ luận thư quan trọng như Phát trí, Tì bà sa...… đã được truyền dịch ở phương bắc; kinh Hoa nghiêm thịnh hành ở Vu điền, nên ngài Chi pháp lãnh đã đến xứ này thỉnh được 16 nghìn bài kệ Hoa nghiêm bằng tiếng Phạm mang về Trung quốc. Còn nước Sư tử (Tích lan) tin theo Phật giáo Tiểu thừa, nên kinh điển từ nước này được truyền sang Trung quốc bằng đường biển cũng là kinh điển Tiểu thừa, như bộ Thiện kiến luật tì bà sa do ngài Tăng già bạt đà la dịch. Lúc đức Phật mới nhập diệt, tín đồ không dám tạo hình tượng Phật, mà chỉ dùng bánh xe pháp, cây Bồ đề, tòa hoa sen, tháp xá lợi...… để tượng trưng đức Phật mà lễ bái cúng dường. Mãi đến năm 327 trước Tây lịch, Alaxander the Great của Hi lạp xâm lược miền Bắc Ấn độ; về sau, 2 nền văn hóa Hi lạp và Ấn độ giao lưu, rồi dung hợp, từ đó sản sinh nền nghệ thuật Kiện đà la, bấy giờ tín đồ Phật giáo cũng phỏng theo người Hi lạp, bắt đầu điêu khắc và đắp vẽ tượng Phật. Loại nghệ thuật này sau cũng theo Phật giáo được truyền vào Trung quốc.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.143.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...