Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp.
(Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật.
(If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi.
(I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp.
(Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có.
(The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật giáo phạm ngữ
KẾT QUẢ TRA TỪ
phật giáo phạm ngữ:
(佛教梵語) Chỉ cho loại tiếng Phạm (Sanskrit) đặc biệt được sử dụng trong kinh điển Phật giáo. Về văn pháp, hình dạng chữ, cách phát âm của loại tiếng Phạm đặc thù này đều khác với tiếng Phạm cổ điển (Classical Sanskrit) do các nhà văn pháp cổ điển như Ba nhĩ ni qui định, xác lập. Vì ý nghĩa, cách sử dụng và ngữ vựng đặc thù của loại tiếng Phạm này không được thấy trong các văn hiến của hệ thống Bà la môn chính thống, cho nên các học giả cận đại đặcbiệt gọi nó là Phật giáo Phạm ngữ (Buddhist Sanskrit). Ông Franklin Edgerton, học giả người Mĩ thời gần đây, thì gọi nó là Phật giáo hỗn hợp Phạm ngữ (Buddhist Hybrid Sanskrit). Ngôn ngữ Ấn độ được sử dụng trong các kinh điển Phật giáo có thể được chia làm 3 loại: 1. Tiếng Phạm tiêu chuẩn: Được sử dụng trong các thi phẩm của bồ tát Mã minh (Phạm: Azvaghowa). 2. Tiếng Ấn độ ở thời kì giữa (Middle Indic): Tiếng Phạm Phệ đà (Vedic Sanskrit) đã bị tục ngữ hóa và phương ngôn hóa, được gọi chung là tiếng Pràkrita hay Pràkrit, đối lại với tiếng Ấn độ ngày nay. Loại tiếng Phạm này bao gồm tiếng Pàli và các ngôn ngữ khác. Tiếng Pàlilà ngôn ngữ quan trọng vẫn còn trong Thánh điển của Phật giáo Nam truyền hiện nay. Miền Tây và miền Trung Ấn độ đều sử dụng tiếng Pràkrita. Pràkrita vốn là phương ngôn của vùng Tây bắc Ấn độ. Thủa xưa, khi nói pháp, đức Phật thường dùng tục ngữ của các địa phương, đến đời sau, các vị đệ tử Phật cũng dùng thứ ngôn ngữ mà Phật đã nói để ghi chép tư tưởng và giáo pháp của Ngài. 3. Tiếng Phạm Phật giáo: Ngôn ngữ được sử dụng trong các văn hiến của Phật giáo phương bắc. Đây là tiếng Phạm căn cứ vào phương ngôn của miền Bắc Ấn độ, rồi xen lẫn tiếng Phạm,Pàli và các phương ngôn khác mà phát triển thành 1 loại ngôn ngữ tông giáo đặc thù của giáo đoàn Phật giáo, chứ không phải loại ngôn ngữ thông thường dùng hàng ngày. Căn cứ vào trình tự của khuynh hướng Phạm ngữ hóa trên đây mà nhận xét, người ta thấy kinh điển Phật giáo ở thời kì đầu phần nhiều sử dụng tục ngữ, về sau, theo sự biến thiên của thời đại mà dần dần Phạm ngữ hóa, cho đến thời kì sau thì ngoài những thuật ngữ đặc biệt ra, còn tất cả đã hoàn toàn trở thành Phạm ngữ cổ điển. Học giả Franklin Edgerton đem những văn hiến Phật giáo hiện còn, dựa theo trình tự Phạm ngữ hóa mà chia những tác phẩm tiếng Phạm làm 3 thời kì như sau: 1. Thời kì thứ nhất: Các tác phẩm sử dụng cả văn vần lẫn văn xuôi, những tác phẩm của thời kì này vẫn còn giữđược sắc thái rất đậm đà của ngôn ngữ Ấn độ thời kì giữa. 2. Thời kì thứ hai: a) Bộ phận văn vần, thành phần ngôn ngữ Ấn độ thời kì giữa tương đối còn nhiều. b) Bộ phận văn xuôi thì nhiều thành phần Phạm ngữ hóa. Trong ngữ vựng, dụng ngữ phổ thông cho đến những thành phần có thể được xem là tiếng Phạm của Phật giáo cũng có rất nhiều. 3. Thời kì thứ ba: Văn vần, văn xuôi; trên cơ bản, đều được viết bằng Phạm ngữ cổ điển, nhưng trong ngữ vựng thì khá nhiều tiếng Phạm Phật giáo.
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt
An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng
Chuyện Vãng Sanh - Tập 3
Tự lực và tha lực trong Phật giáo
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...