Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn.
(Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn.
(Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim.
(To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm.
(Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua.
(The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật giáo vũ đạo
KẾT QUẢ TRA TỪ
phật giáo vũ đạo:
(佛教舞蹈) Nghệ thuật nhảy múa trong Phật giáo. Ấn độ từ nghìn xưa đã thấy có ghi chép về nghệ thuật nhảy múa, như được tường thuật trong Lê câu phệ đà. Nay trong văn học Phật truyện cũng thấy miêu tả vũ đạo trong cung đình, như vậy đủ biết ở thời đại đức Phật vũ đạo đã được phổ biến. Nhưng, trong Phật giáo, tăng chúng bị cấm chỉ không được xem nghe ca vũ nhạc kịch, qui định này đã thấy trong mười giới Sa di; song tín đồ Phật giáo tại gia thì không bị chi phối bởi qui định này. Qua các tác phẩm kịchnghệ như Xá lợi phất chi sở thuyết (Phạm: Zàriputraprakaraịa –Những điều ngài Xá lợi phất nói) của bồ tát Mã minh, Long vương chi hỉ (Phạm: Nàgànanda –Niềm vui mừng của rồng chúa) của vua Giới nhật, hoặc theo sự miêu tả trong các tác phẩm văn học truyện Bản sinh (Phạm: Jàtaka), cho đến các di tích điêu khắc ở Sơn kì (Phạm: Sànchi), các bức bích họa trong chùa hang A chiên đa (Phạm: Ajantà)…... người ta có thể hiểu rõ tình hình vũ đạo của tín đồ Phật giáo tại gia. Tuy nhiên, nghệ thuật Vũ đạo ở Ấn độ cổ đại lấy các đền thờ của Ấn độ giáo (Bà la môn giáo) làm trung tâm phát triển, chứ không có vũ đạo đặc biệt của Phật giáo.Văn hiến xưa nhất liên quan đến vũ đạo là luận Bà ra đa (Phạm: Bhàratìya Nàỉyazàtra–khoảng thế kỉ III, IV), nội dung nói về nguồn gốc và sự phát triển của nghệ thuật vũ đạo truyền thống Ấn độ. Vũ đạo được kết hợp với tông giáo bắt đầu từ việc tế lễ thần Thấp bà (Phạm:Ziva). Đến nay, các nước như Miến điện, Thái lan, Indonesia...… cũng kế thừa truyền thống vũ đạo này, nhưng vẫn chưa phát triển thành vũ đạo Phật giáo. Ở Tây tạng, vũ đạo khởi đầu vào khoảng thế kỉ IX, từ đó, Lạt ma giáo chuyên dùng vũ đạo trong việc cúng tế, thông thường gọi là Khiêu quỉ (nhảy múa xua đuổi quỉ ma). Có các chủng loại như: Cúng dường vũ, Địa trấn vũ, Phất ác quỉ vũ…... Về sau, vũ đạo trở thành 1 trong những nghi thức đặc thù của Lạt ma giáo. Tại Hàn quốc, vào thời đại nhà Lí (1392-1897), Phạm bái rất thịnh hành, điệu Tăng vũ của vũ đạo Phật giáo cũng theo đó mà phát triển mạnh. Tăng vũ khởi nguồn rất sớm, ít nhất cũng đã tồn tại từ thời đại Cao li (936-1391). Đến thời đại nhà Lí, vũ đạo Phật giáo rất được chú trọng. Tức vào thời Lí thế tổ năm thứ 5 (1460), vũ điệu Liên hoa đài và nhạc khúc Linh thượng hội thượng được sáng chế cùng lúc. Khi trình diễn, trước hết, bài trí núi Hương sơn, ao hồ, chung quanh vẽ hoa nhiều màu, treo lồng đèn, 2 bên đông, tây vũ đài đều bày hoa sen, sau đó, các vũ công bắt đầu nhảy múa, đồng thời, ngâm xướng Phật kệ như Nam mô A di đà Phật hoặc Quan âm tán để hòa theo nhạc khúc và vũ điệu. Tại Nhật bản, vũ đạo được truyền vào từ các nước Ấn độ, Tây vực, Trung quốc, Hàn quốc...… thường được dùng trong các nghi thức Phật giáo như cúng dường, lễ hội…... sau phát triển thành vũ đạo đặc biệt của Phật giáo, được triều đình tán trợ, nhờ đó vũ đạo Phật giáo hưng thịnh qua nhiều thời đại. Ngoài ra, chư tăng Nhật bản cũng phát triển 1 điệu múa đặc thù để giáo hóa dân chúng, gọi là Bố giáo vũ đạo(điệu múa truyền giáo). Nghĩa là vừa niệm Phật, vừa ngâm vịnh, xướng họa, lại đánh chuông trống để hòa theo nhịp bước nhảy múa. Loại Bố giáo vũ đạo này được gọi chung là Niệm Phật dũng, Niệm Phật dược, Dũng niệm Phật, Dũng dược niệm Phật, Hoan hỉ niệm Phật...… Như Không dã niệm Phật (cũng gọi Bát khấu niệm Phật) do ngài Nhất không dã thuộc tông Thiên thai sáng chế; Dũng niệm Phật do ngài Nhất biến –Tổ khai sáng Thời tông– thành lập, Đề mục dũng, Đại nhật dũng, Vu lan bồn dũng…... đều là các điệu múa của Phật giáo Nhật bản kết hợp với nghệ thuật múa địa phương mà phát triển thành vũ đạo dân gian, và cũng là 1 trong những sắc thái rất đặc thù của nền văn hóa Nhật bản ngày nay.
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn
Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
Có và Không
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...