Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật đỉnh phá ma kết giới hàng phục ấn »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật đỉnh phá ma kết giới hàng phục ấn








KẾT QUẢ TRA TỪ


phật đỉnh phá ma kết giới hàng phục ấn:

(佛頂破魔結界降伏印) Cũng gọi Phật đính phá ma hàng phục ấn. Ấn kết giới hộ thân, hàng phục các ma ác. Ấn tướng là: Hai ngón vô danh và 2 ngón út hướng vào trong, tréo nhau, 2 ngón trỏ dựng đứng, đầu ngón bấm vào nhau, 2 ngón giữa áp vào lưng đốt (lóng) trên của 2 ngón trỏ, 2 ngón cái đều co vào trong lòng bàn tay. Ấn này rất giống với ấn Đại kim cương luân. Chân ngôn là: Án thất lị dạ bà hê sa ha. Trong Đại kim chân pháp của Mật giáo, hành giả dùng ấn khế và chân ngôn này gia trì ở 7 chỗ trên thân. Ngoài ra, ấn khế này cũng thường được dùng khi kết giới hộ thân. Công đức của ấn này được ghi rõ trong kinh Đà la ni tập. Thủa xưa, khi đức Phật Thích ca mâu ni mới thành đạo dưới gốc cây Bồ đề, Ngài cũng kết tụng ấn ngôn này để kết giới hộ thân, hàng phục các ma. [X. kinh Đà la ni tập Q.1]. PHẬT ĐÍNH PHÓNG VÔ CẤU QUANG MINH NHẬP PHỔ MÔN QUÁN SÁT NHẤT THIẾT NHƯ LAI TÂM ĐÀ LA NI KINH Gọi tắt: Phật đính phóng quang đà la ni kinh. Kinh, 2 quyển, do ngài Thí hộ dịch vào đời Tống, được thu vào Đại chính tạng tập 19. Kinh này là Thành tựu pháp thuộc về các kinh quĩ Tạp mật của Mật giáo, nội dung thuật lại việc khi đức Phật ở trên cung trời Đâu suất, tuyên thuyết Đà la ni và pháp Thành tựu cho các Thiên tử nghe, để giải cứu khổ não cho Thiên tử Ma ni tạng vô cấu ở cõi trời Đao lợi. PHẬT ĐÍNH QUỐC SƯ NGỮ LỤC Gọi đủ: Định tuệ minh quang Phật đính quốc sư ngữ lục. Cũng gọi: Nhất ti hòa thượng ngữ lục, Phật đính quốc sư ngữ lục niên phổ tháp minh. Ngữ lục, 5 quyển, do ngài Nhất ti Văn thủ (1608-1646), người Nhật soạn, ngài Văn quang biên tập lại, được thu vào Đại chính tạng tập 81. Nội dung bộ Ngữ lục thu chép các phần: Sắc tự, thị chúng, pháp ngữ, tụng cổ, tán, Phật sự, bảng, biện, cảnh sách, tế văn, thi kệ, niên phổ, phát tháp minh..…. PHẬT ĐÍNH TÔN THẮNG ĐÀ LA NI CHÂN NGÔN Kinh quĩ, 1 quyển, thuộc về pháp Tôn thắng đà la ni trong Mật giáo, do ngài Nhã na người nước Cưu tư dịch, được thu vào Đại chính tạng tập 19. Nội dung kinh này trước hết nói về Đà la ni và Chân ngôn, kế đến nói về cách niệm âm Phạm, vẽ tượng, tụng niệm, ấn pháp…... Ngoài ra, những kinh quĩ đồng loại với kinh này còn có: Phật đính tôn thắng đà la ni chú nghĩa và Phật đính tôn thắng đà la ni niệm tụng nghi quĩ, mỗi thứ 1 quyển, đều do Tam tạng Bất không dịch vào đời Đường; Phật đính tôn thắng đà la ni biệt pháp, 1 quyển, do ngài Nhã na dịch, cũng đều được thu vào Đại chính tạng tập 19. PHẬT ĐÍNH TÔN THẮNG ĐÀ LA NI KINH SỚ Kinh sớ, 2 quyển, do ngài Pháp sùng soạn vào đời Đường, được thu vào Đại chính tạng tập 39. Đây là sách chú giải kinh Phật đính tôn thắng đà la ni bản dịch của ngài Phật đà ba lợi. Trang trong đầu sách này đề là: Phật đính tôn thắng đà la ni giáo tích nghĩa kí. Nội dung chia làm 10 môn: Giải thích giáo chủ, Dĩ xứ biểu sự, Hiển giáo bị cơ, Kiến thân đồng dị, Xuất kinh tông thể, Thính pháp quĩ nghi, Kiến văn đắc lợi, Thích kinh đề mục, Phiên dịch thời tiết và Y văn phán thích. PHẬT ĐỒ HỘ Phật đồ hộ là cơ sở kinh tế của các chùa viện, do Sa môn thống (Tăng thống)Đàm diệu thời Bắc Ngụy, tâu vua xin thành lập song song với Tăng kì hộ. Tức là cơ sở thu nhận những người phạm trọng tội hoặc đầy tớ nhà các quan đến ở trongcácchùa, cho quét dọn chùa viện hoặc cày cấy ruộng đất. Về sau, tùy theo sự gia tăng ruộng chùa mà tài sản các tự viện cũng dần dần thêm lên, làm mất đi ý nghĩa lúc ban đầu. Năm Kiến đức thứ 3 (574), vì Chu vũ đế diệt Phật nên Phật đồ hộ cũng bị dẹp bỏ. [X. Phật tổ thống kỉ Q.38; Ngụy thư thích lão chí]. PHẬT ĐỒ TRỪNG (232-348) Vị cao tăng người nước Thiên trúc, có thuyết nói là người nước Cưu tư, họ Bạch. Sư có những năng lực rất linh dị, kì bí, như thần thông, chú thuật, tiên tri…... Năm Vĩnh gia thứ 4 (310), đời vua Hoài đế nhà Tây Tấn, sư đến Lạc dương, lúc ấy sư đã 79 tuổi; bấy giờ loạn Vĩnh gia nổi lên, sư không nỡ nhìn cảnh sinh linh đồ thán, nên chống gậy đi thẳng vào đoàn quân của Thạch lặc, thuyết pháp và hiện các thần biến, Thạch lặc rất tin phục, sát khí trong ông tan dần, rồi cho phép người Hán xuất gia làm tăng. Sau khi Thạch lặc qua đời, Thạch hổ lên nối ngôi, càng kính tin sư, tôn là Đại hòa thượng, làm bất cứ việc gì cũng thỉnh ý sư trước rồi mới thực hành. Trong 38 năm, sư xây cất gần 900 ngôi chùa viện, đệ tử xuất gia có tới 1 vạn người, lúc nào cũng có vài trăm người theo hầu sư, trong số đó có những vị Cao tăng tiêu biểu cho đời Tấn như: Đạo an, Trúc pháp thủ, Trúc pháp thải, Trúc pháp nhã, Tăng lãng, Pháp thường, ni An lệnh thủ v.v…... Năm Vĩnh hòa thứ 4 (348), ngày mồng 8 tháng 12, sư thị tịch ở chùa Nghiệp cung, hưởng thọ 117 tuổi. [X. Lương cao tăng truyện Q.9; Pháp uyển châu lâm Q.31, 63, 76; Phật tổ thống kỉ Q.36; Phật tổ lịch đại thông tải Q.7; Thích thị kê cổ lược Q.2]. PHẬT ĐỘ Cũng gọi Phật quốc, Phật quốc độ, Phật giới, Phật sát. Chỉ cho cõi Phật ở hoặc thế giới do Phật giáo hóa. Phật độ là cõi Phật giáo hóa, chẳng những chỉ cho Tịnh độ mà còn bao gồm cả uế độ (thế giới hiện thực) của phàm phu. Theo ý nghĩa đó thì cung trời Đâu suất của bồ tát Di lặc và núi Phổ đà lạc ca (Phạm: Potalaka) của bồ tát Quan thế âm, tuy là Tịnh độ nhưng chẳng phải là Phật độ. Vào thời kì đầu của Phật giáo, Thuyết nhất thiết hữu bộ chủ trương Phật độ là chỉ cho thế giới Sa bà nơi đức Phật Thích ca đản sinh. Nhưng về sau, Phật thân quan khai triển nên thân Phật diễn biến thành lí thể của chân như là Pháp thân, còn đức Phật lịch sử là Ứng thân và Hóa thân mà thành thuyết Tam thân. Do quan niệm Ứng thân, Hóa thân mà có thuyết Chân Phật độ và Ứng Phật độ (cũng gọi là Phương tiện hóa thân độ), đồng thời, do thuyết Báo thân mà nảy sinh tư tưởng Báo độ. Bởi sự giải thích về thân Phật có khác nhau, nên có các thuyết 2 Phật độ, 3 Phật độ, 5 Phật độ…... không giống nhau. Trong Đại thừa huyền luận quyển 5, ngài Cát tạng thuộc tông Tam luận có nêu ra 5 loại Độ là: Bất tịnh, Bất tịnh tịnh, Tịnh bất tịnh, Tạp và Tịnh. Năm loại độ này là do nghiệp của chúng sinh mà có, cho nên gọi là Chúng sinh độ. Lại vì chúng là những cõi nước do đức Phật giáo hóa, nên cũng gọi là Phật độ. Phật độ này được chia làm 4 loại: 1. Phàm thánh đồng cư độ:Phàm phu và thánh nhân ở chung với nhau. 2. Đại tiểu đồng trụ độ: Những người chứng ngộ của Đại thừa và Tiểu thừa (A la hán, Độc giác, Bồ tát đại lực) cùng ở chung. 3. Độc Bồ tát cư độ: Chỉ riêng Bồ tát ở. 4. Chư Phật độc cư độ: Chỉ cho chư Phật ở. Tông Thiên thai lập thuyết 4 độ: Phàm thánh đồng cư độ, Phương tiện hữu dư độ, Thực báo vô ngại độ (cũng gọi Thực báo độ) và Thường tịch quang tịnh độ (cũng gọi Tịch quang độ). Tông Hoa nghiêm lập thuyết 3 độ: Thế giới hải, Quốc độ giới và Liên hoa tạng thế giới. Tông Pháp tướng lập thuyết 3 độ: Pháp tính độ, Thụ dụng độ và Biến hóa độ. Thụ dụng độ lại được chia ra 2 loại là Tự thụ dụng độ và Tha thụ dụng độ, vì thế cũng lập thuyết 4 độ, là cõi nương ở của Tự tính thân, Thụ dụng thân và Biến hóa thân.Tông Tịnh độ chủ trương đức Phật A di đà có 3 thân(Pháp, Báo, Ứng),cho nên lập thuyết 3 độ: Pháp thân độ (cũng gọi Pháp độ),Báo thân độ (cũng gọi Báo độ)và Ứng thân độ (cũng gọi Ứng độ). Thông thường, Báo độ là nơi đức Phật A di đà cư trụ, được gọi là Cực lạc tịnh độ. Tịnh độ chân tông của Nhật bản cho rằng đây là Chân thực báo độ và thiết lập Phương tiện hóa độ để giáo hóa, dắt dẫn chúng sinh về Chân thực báo độ. [X. luận Thành duy thức Q.10; Quán Vô lượng thọ Phật kinh sớ; Duy ma kinh lược sớ Q.1; Pháp hoa kinh huyền nghĩa Q.6 phần cuối; Thành duy thức luận thuật kí Q.10 phần cuối; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.7 phần cuối]. (xt. Tứ Độ). PHẬT ĐỨC Phạm: Buddha-guịa. Công đức viên mãn của thân Phật, có 3 thứ:1. Nhân viên đức:Gồm 4 loại: Vô dư tu, Trường thời tu, Vô gián tu và Tôn trọng tu. 2. Quả viên đức: Gồm 4 loại: Trí viên, Đoạn viên, Uy thế viên, Sắc thân viên. 3. Ân viên đức: Có năng lực khiến chúng sinh lìa hẳn 3 đường ác và sinh tử, hoặc đặt chúng sinh vào đường thiện và 3 thừa.Ngoài ra, Phật còn đầy đủ các đức khác như 10 lực, 4 vô úy, 18 pháp bất cộng…... Lại nữa, chư Phật Như lai có vô lượng vô biên công đức như đại từ đại bi, đại hỉ đại xả, Tùy tâm tam ma địa, 4 trí 2 trí, dứt hết các tập khí, hoặc xa hoặc gần đều có thể đến, đi, dừng ở 1 cách tự tại không chướng ngại, trong1 hạt cải có khả năng chứa đựng vô lượng núi Tu di…... [X. kinh Đại thừa lí thú lục ba la mật đa Q.1; kinh Bồ tát anh lạc Q.11; luận Câu xá Q.27; luận Đại trí độ Q.2]. PHẬT ĐƯỜNG Cũng gọi Phật điện, Đạihùng bảo điện, Đại điện. Điện đường thờ tượng Phật, Bồ tát. Tại Ấn độ, Phật đường được gọi là Kiện đà câu chi (Phạm: Gandhakuỉì), nghĩa là hương thất, hương đài, hương điện. Ở Trung quốc thời xưa trong Thiền môn phần nhiều không xây Phật điện, như trong Thiền môn qui thức của ngài Bách trượng đã qui định, không lập Phật điện, chỉ xây Pháp đường. Tại Nhật bản, các kiến trúc của Thiền tông phần nhiều phỏng theo kiểu mẫu của đời Tống, Trung quốc, tức là xây Phật điện ở trước Pháp đường rồi nối 2 điện đường này với nhau bằng 1 nhà hành lang. [X. kinh Nhất tự đính luân vương Q.1; Tì nại da tạp sự Q.26; Thiện kiến luật tì bà sa Q.8; Phiên dịch danh nghĩa tập Q.7; Cảnh đức truyền đăng lục Q.6; Điện đường môn Thiền lâm tượng khí tiên; Nhật bản kiến trúc sử]. PHẬT GIA Chỉ cho tăng sĩ. Tất cả đạo tràng tu hành trong Phật giáo, trụ xứ của đức Phật, các cảnh giới từ Sơ địa trở lên...… cũng gọi là Phật gia. [X. kinh Quán Vô lượng thọ; phẩm Nhập pháp giới kinh Hoa nghiêm; Quán Vô lượng thọ kinh sớ Q.cuối (Tuệ viễn)]. PHẬT GIÁC TAM MUỘI Tam muội (Thiền định) nhờ sự gia bị của Phật mà có năng lực giác ngộ như Phật. Cứ theo Pháp hoa văn cú quyển 1, phần đầu, thì tôn giả A nan từng được Tam muội này. PHẬT GIÁNG SINH TƯỢNG Chỉ cho tượng của đức Phật lúc đản sinh, tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất. Cứ theo điều Phật giáng đản trong Sắc tu Bách trượng thanh qui quyển 2, thì hằng năm vào ngày đức Phật đản sinh (ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch), 1 cỗ đình kết bằng hoa được thiết trí, ở trong đặt tượng Phật giáng sinh, phía dưới tượng, chuẩn bị 1 chậu nước thơm, sau khi đại chúng bái lễ xong, dùng nước thơm tắm tượng Phật. Phong tục này, cho đến nay, vẫn còn là 1 trong những Phật sự quan trọng hằng năm của Phật giáo. [X. kinh Dục Phật công đức; Đại tống tăng sử lược Q.thượng; Thích thị yếu lãm Q.trung; môn Báo đảo trong Thiền lâm tượng khí tiên]. (xt. Dục Phật). PHẬT GIÁO Phạm: Buddha-zàsana, Buddhà= nuzàsana. Pàli:Buddha-sàsana. Tông giáo do đức Phật Thích ca mâu ni sáng lập tại Ấn độ vào khoảng thế kỉ V trước Tây lịch, thịnh hành khắp các vùng Nam á, Đông á và Trung á. Nay chia ra những hạng mục sau đây để tiện khảo sát: 1. Về tên gọi: Thời xưa, Phật giáo được gọi là Phật pháp, Đại pháp, Thánh pháp, Thích giáo, Đại giáo, Phật đạo, Chính pháp, Giáo thuyết…... 2. Diễntiến: Vào khoảng thế kỉ V trước Tây lịch, đức Phật tuyên dương giáo pháp: Khổ, vô thường, vô ngã, duyên khởi, giải thoát…... dọc theo lưu vực sông Hằng ở Ấn độ, đồng thời, nhấn mạnh bất luận người thuộc giai cấp nào cũng có khả năng thực hành giáo pháp của Ngài. Sau khi đức Phật nhập diệt, giáo pháp của Ngài được các đệ tử kết tập và truyền trì. Khoảng thế kỉ III trước Tây lịch, vua A dục qui y Phật giáo và hết sức truyền bá giáo pháp của Phật ra toàn cõi Ấn độ và các nước lân cận, mà phát triển thành 1 tông giáo có tính chất thế giới, hình thành các giáo phái đặc sắc của các dân tộc. Khoảng thế kỉ I trước Tây lịch ở Ấn độ và Tích lan đã phânlập các bộ phái như: Thuyết nhất thiết hữu bộ, Đại chúng bộ, Tích lan thượng tọa bộ…... và Phật giáo Đại thừa, tất cả đều được truyền đến các nước Tây vực và Trung quốc. Khoảng từ thế kỉ thứ I đến thế kỉ thứ VII sau Tây lịch, Phật giáo Đại thừa phát triển rất mạnh, ở Ấn độ chia thành 2 học phái lớn là Trung quán và Du già, rồi dần dần được truyền đến Miến điện, Thái lan, Cao miên, Sumatra, Java, Nepal, Tây tạng, Việt nam, Hàn quốc, Nhật bản v.v… Tại Trung quốc, thuộc hệ thống Bộ phái thì có các tông Tì đàm, Câu xá (chính hệ) và Thành thực (bàng hệ); thuộc hệ thống Trung quán thì có tông Tam luận, thuộc hệ thống Du già thì có các tông Địa luận, Nhiếp luận và Pháp tướng. Ngoài ra còn có các tông Niết bàn, Hoa nghiêm, Thiên thai, Tịnh độ, Thiền tông...… đều rất thịnh. Những tông phái trên, về sau, đều được truyền sang Nhật bản, gọi là Nam đô lục tông. Khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIII Tây lịch, Mật giáo Ấn độ được thành lập và hưng thịnh, trong thời gian ấy có các ngài Tịch hộ, Liên hoa sinh, A đề sa…... kế tiếp nhau truyền Mật giáo vào Tây tạng và Mông cổ. Tại Trung quốc, Mật giáo đã từng hưng thịnh 1 thời, có thể sánh ngang với Thiền tông, Tịnh độ tông...… Ở Nhật bản, vào thời gian này, các tông Thiên thai, Chân ngôn, Tịnh độ, Thiền, Nhật liên...… cũng phát triển rất mạnh. Đến đây, Phật giáo đã bành trướngthành1 tông giáo lớn nhất tại châu Á. Nhưng, từ thế kỉ XIV về sau, do sự truyền bá của Hồi giáo nên tình thế đã thay đổi lớn lao. Nghĩa là bắt đầu từ thế kỉ XI, XII, Hồi giáo xâm lăng Ấn độ và đã hoàn toàn tiêu diệt Phật giáo, không những giết hại các sư, đốt phá kinh tượng, chùa tháp, mà cả đến cây Bồ đề (chỗ đức Phật thành đạo) cũng bị tín đồ Hồi giáo đào tận gốc! Vào thế kỉ XV, Hồi giáo từ Ấn độ truyền đến bán đảo Mã lai; rồi sau đó truyền sang Nam dương, kết quả, Phật giáo ở các nơi này cũng bị tiêu diệt. Mặt khác, Hồi giáo từ nước Iran truyền vào các nước Tây vực và Tây bộ Trung quốc, ở đây, Phật giáo cũng chịu chung 1 số phận như tại các nơi khác. Đến thế kỉ XIX, Âu châu khởi xướng phong trào nghiên cứu Á châu (Đông phương học và Ấn độ học), từ đó Phật giáo mới dần hồi phục. Đến nay, Phật giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo đều được coi là các tông giáo lớn trên thế giới. 3. Giáo nghĩa: Qua hơn 2.500 năm truyền bá và phát triển, trong Phật giáo đã phát sinh nhiều học phái và tông phái, cho nên về mặt giáo nghĩa cũng có khuynh hướng đa dạng và phức tạp. Nói 1 cách đại thể thì các thuyết nói về sự cấu thành và khởi diệt của thế giới như: Núi Tu di, địa ngục, cõi trời, kiếp mạt...… đều là kế thừa tư tưởng Ấn độ cổ đại, cũng như các thuyết nói về nghiệp, khổ, luân hồi, giải thoát...… thì là mở rộng thêm tư tưởng Ấn độ đã có sẵn từ xưa. Còn các giáo pháp căn bản và đặc thù của Phật giáo thì có: Tam pháp ấn: Vô thường, vô ngã, Niết bàn; Tứ đế: Khổ, tập, diệt, đạo (tứcBát thánh đạo), Thập nhị nhân duyên (Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử)…... Đây là tiêu chuẩn phân biệt Phật giáo với các tông giáo khác, vì những giáo pháp này chỉ có trong Phật giáo mà thôi. 4. Văn hóa: Ngoài việc truyền bá nội dung tư tưởng giáo lí vốn đã rất phong phú, đối với lịch sử văn hóa – người Ấn độ từ nghìn xưa rất thờ ơ với quan niệm lịch sử – Phật giáo đã là môi giới truyền đến Trung quốc những ngành học thuật của Ấn độ như: Thiên văn, Lịch pháp, Âm vận, Âm nhạc, Y học...… Về phương diện mĩ thuật thì đặc biệt điêu khắc, hội họa, kiến trúc…... của Phật giáo đã có ảnh hưởng rất sâu xa ở nhiều vùng trên thế giới, điều đó thiết tưởng không cần phải nói. 5. Hiện tình: Hiện nay, các nước Phật giáo phần nhiều đã từ khuynh hướng tĩnh tu tự độ, chuyển sang lãnh vực hoằng pháp độ tha, tích cực tham gia các sự nghiệp văn hóa, giáo dục, từ thiện, xã hội…... tạo môi trường cho tín đồ dễ thân cận Phật giáo hơn. Ngoài ra còn chú trọng đến mối liên hệ quốc tế, như tổ chức hội nghị Học thuật Phật giáo quốc tế, hội Hữu nghị Phật giáo đồ thế giới, hội Thanh niên Phật giáo thế giới, Giáo hội Tăng già thế giới, để xúc tiến công cuộc dung hợp các nước Phật giáo trên thế giới. (xt. Phật Giáo Giáo Lí). PHẬT GIÁO ÂM NHẠC Âm nhạc Phật giáo. Bộ Sa ma phệ đà (Phạm: Sàma-veda) xuất hiện vào khoảng từ 2.000 năm đến 1.500 năm trước Tây lịch, trong đó, phương pháp ca vịnh trong bộ Lê câu phệ đà (Phạm: Fg-veda) được ghi chép và trình bày, từ đó đặt ra nền tảng cho Thanh minh và Phạm bái. Nền âm nhạc Phật giáo kế thừa phương pháp này mà đặt ra Già đà (Phạm: Gàthà, Hán dịch: Cô khởi tụng). Phương pháp này được các ngài Bạt đề, Ưu bà lợi, Mục liên, A nan, Nan đà, Bà kì xá...… sử dụng. Về sau, ngài Mã minh cũng dùng thể Già đà để soạn vở kịch thơ Lại tra hòa la ca ngợi tôn giả Lại tra hòa la (Phạm: Rawỉrapàla, Pàli: Raỉỉhapàla). Ngoài ra, theo truyền thuyết, khi ngài Long thụ mở tháp sắt Nam thiên để nhận lãnh pháp Quán đính từ bồ tát Kim cương tát đóa, lúc tụng trì mạn đồ la bí mật tối thượng, cũng làm bài ca khen ngợi Kim cương. Đến thời đại vua A dục, thể loại âm nhạc Phật giáo đã rất phong phú. Đến giữa thế kỉ II Tây lịch, thời vua Ca nị sắc ca, âm nhạc Phật giáo Ấn độ hưng thịnh lạ thường, đồng thời được truyền đến các nước vùng Trung á như: Vu điền, Cưu tư, Sớ lặc…... Đến thế kỉ VI, VII, thời vua Giới nhật (Phạm:Sìlàditya) tại vị, âm nhạc Phật giáo Ấn độ phát triển đến thời kì toàn thịnh, rồi 1 nhánh vượt dãy Thông lãnh, qua phía nam núi Thiên sơn, lấy nước Cao xương (Thổ lỗ phiên)làm trung tâm mà phát đạt. Về sau, âm nhạc Phật giáo Ấn độ được truyền đến cung đình nhà Đường, Trung quốc, phát triển thành vũ nhạc của triều Đường đạt đến cao độ. Thời Phật giáo bộ phái, vì giới luật nghiêm khắc nên âm nhạc và ca vũ hoàn toàn bị cấm, do đó âm nhạc Phật giáo không thể phát đạt. Nhưng sau thời Phật giáo Đại thừa hưng khởi, trong các pháp hội quan trọng, thì ca vũ, nhạc kịch thường được biểu diễn để trang nghiêm, cúng dường, nhờ thế mà âm nhạc Phật giáo phát triển nhanh chóng. Vở ca kịch đại qui mô đầu tiên của Phật giáo là Long vương chi hỉ (Phạm: Nàgànanda, Niềm vui mừng của vua rồng), do vua Giới nhật soạn vào thế kỉ VII. Đến cuối thế kỉ VII, vì Phật giáo rơi vào tình cảnh suy đồi, cho nên âm nhạc Phật giáo Ấn độ cũng tàn tạ ngay trên mảnh đất mẹ để dời đến các nước vùng Đông nam á như: Miến điện, Thái lan, Cao miên, Nam dương…... Riêng ở Trung quốc, tuy kinh điển Phật giáo đã bắt đầu được phiên dịch từ thời Đông Hán, nhưng đã không thể sử dụng được Phạm bái do Phật giáo truyền đến để ca tụng. Đến thời đại Tam quốc, có vị tăng người Khang cư đến đất Thục và truyền cách ca xướng của người Iran. Mãi đếnthời Vũ đế nhà Ngụy, Trần tư vương Tào thực, 1 thiên tài về âm nhạc, vốn rất say mê Phạm khúc, ông từng sáng chế pháp thức Phạm bái riêng của Trung quốc ở Ngư sơn, huyện Đông a, tỉnh Sơn tây. Nền tảng Thanh minh của Trung quốc từ đó mới được thiết lập, thay vì dùng cách ca xướng Thất âm giai như Ấn độ thì Trung quốc dùng Ngũ âm giai(Cung, Thương, Dốc, Chủy, Vũ. Thêm vào 2 âm Phục cung và Phản chủy, thì thành Thất âm). Đến thế kỉ VIII, các ngài Thiện vô úy, Kim cương trí, Bất không...… lần lượt đến Trung quốc truyền bá Mật giáo, từ đó, phương thức Phạm bái Ấn độ mới dần dần lưu hành ở Trung quốc. Theo sự khảo chứng của các nhà chuyên môn, thì Phạm bái của Trung quốc có rất nhiều điểm giống với khúc dân gian và khác xa với tính chất Thanh minh của Nhật bản cận đại.Về những nhạc khí được sử dụng trong âm nhạc Phật giáo thì thông thường có 3 loại: Huyền (Phạm: Vìịà,đàn), Quản (Phạm: Vaôzì, ống sáo) và Đả (Phạm: Dundibhi, trống, chiêng, mõ…...). Từ thế kỉ II trở đi, đàn Tì bà 5 dây cũng được sử dụng, hoặc đàn Trang ân (Tsuan, xưa có 7 dây, sau đổi thành 13 dây) như ở Miến điện; hoặc đàn Ngạc cầm (Magyun) và đàn Cơ vượng (Kyiwain) ở Thái lan v.v...…; hoặc như thanh la, não bạt, chuông, khánh, mõ…... ở Tây tạng, Trung quốc, Việt nam…... Tóm lại, âm nhạc Phật giáo phát sinh từ Ấn độ, nhưng khi truyền đến các nước khác thì lại tùy theo nền văn hóa, cũng như phong tục, tập quán, tính tình của mỗi dân tộc mà mang sắc thái đặc thù của mỗi nước. Và, khác với âm nhạc thế gian, âm nhạc Phật giáo nhằm thăng hoa đời sống tâm linh, đưa tâm hồn con người đến cảnh giới thanh tịnh, siêu thoát và hướng thiện, chứ không nhằm kích động lòng tham dục và đưa tinh thần con người vào cảnh say mê, cuồng loạn. [X. Tông giáo âm nhạc (Điền biên Thượng long); Phật giáo âm nhạc dữ Thanh minh (Đại sơn Công thuần); Phật giáo âm nhạc chi nghiên cứu (Nhật bản Đông dương âm nhạc học hội biên)]. PHẬT GIÁO BÁC VẬT QUÁN Nơi bảo tồn những vật quí báu của Phật giáo. Ở Ấn độ từ xưa đã có tập quán bảo tồn các tượng Phật, bích họa...… trong các chùa viện để giúp cho việc tu đạo, cũng tương tự như các viện Bảo tàng cất giữ các tác phẩm nghệ thuật quí giá, có tác dụng giáo dục dân chúng vậy. Ở Trung quốc và Nhật bản, tín đồ thường đem những di vật quí báu cúng dường các chùa viện. Những bảo vật được tàng trữ ở các chùa viện, ngoài những di phẩm của Phật giáo ra, còn có tác phẩm nghệ thuật phổ thông có tính cách quốc tế, nổi tiếng hơn cả là viện Chính thương của chùa Đông đại tại Nhật bản. Còn ở Trung quốc, những năm gần đây, giới Phật giáo thiết lập Bảo vật quán trong các chùa viện ngày một nhiều, trong đó, nổi tiếng nhất cả trong nước lẫn ngoài nước là cơ sở Phật giáo Văn Vật Trần Liệt Quán do Phật quang sơn thiết lập tại Cao hùng. PHẬT GIÁO BÁCH KHOA TOÀN THƯ Encyclopedia of Buddhism. Bộ Bách khoa toàn thư của Phật giáo bằng tiếng Anh, do Tiến sĩ G.P. Malalasekera làm chủ biên và chính phủ Tích lan xuất bản. Tập thứ nhất của bộ sách này được ấn hành vào năm 1961, sau khi Tiến sĩ Malalasekera qua đời, bộ sách vẫn được tiếp tục. Nhà xuất bản mời các học giả nổi tiếng trên thế giới của thế kỉ XX hợp tác biên soạn bản thảo. Trong đó có các học giả Trung quốc như: Pháp tôn, Lữ trừng, Chu thúc ca, Lí chứng cương, Cao quán như, Hoàng sám hoa v.v…... PHẬT GIÁO BÍCH HỌA Tranh tường của Phật giáo. Người Ấn độ thời xưa thường dùng bích họa để trang nghiêm Phật đường, hoặc ở Giảng đường, Trai đường, nhà tắm...… Nội dung các bức tranh này đều có liên quan đến Phật giáo, như vẽ các cảnh hiện thần thông, bánh xe luân hồi sinh tử trong 5 đường, tích truyện tiền thân của đức Phật, cảnh địa ngục v.v…... Trong các tác phẩm điêu khắc, kiến trúc, các di chỉ của chùa viện đời xưa ở Bắc Ấn độ còn sót lại đến nay, như trong chùa viện hang đá ở vùng A chiên đa (Phạm: Àjantà) phía đông Bombay, người ta đã phát hiện những bộ phận của các bức bích họa đã phai màu và tróc lở, phần lớn được hoàn thành từ thế kỉ IV đến thế kỉ XI. Trong các ngôi chùa viện kiến trúc bằng gỗ, thì phần nhiều người ta tô 1 lớp keo trắng trên vách gỗ, rồi trực tiếp vẽ các bức tranh nhiều màu trên đó. Nhưng các bức họa trong động đá thì hơi khác, tức là tô 1 lớp sơn mỏng màu xám lên các chỗ như tường vách, trần nhà, đầu cột...… rồi sau đó mới vẽ; những họa phẩm này trải qua cả nghìn năm mà màu sắc vẫn tươi đẹp, tuy có nhiều chỗ bị tróc lở. Tại Trung quốc, các bức bích họa xưa nhất có thể khảo chứng được là các bích họa đời Hán, lúc bấy giờ Phật giáo mới được truyền vào nên việc tạo tượng, vẽ tranh rất được chú trọng, nhất là các chùa viện ở miền Nam, bích họa được coi là chủ yếu, còn ở miền Bắc thì phần nhiều chú trọng việc tạo tượng trong hang đá, như các chùa hang đá ở Vân cương, Long môn, núi Mạch tích, núi Thiên long, huyện Củng…... đều là những nơi nổi tiếng về nghệ thuật tạc tượng đá của Phật giáo Trung quốc. Người tiên phong về nghệ thuật vẽ tranh Phật ở phương Nam là cha con ông Đới quì, Đớingung đời Tấn, các bức họa của 2 cha con ông đều đã đạt đến trình độ nghệ thuật viên mãn. Ông Cố khải chi vẽ tượng ngài Duy ma cật, ánhsáng chiếu khắp nhà, trở thành khuôn mẫu cho muôn đời. Những bích họa cổ được bảo tồn trong nội địa Trung quốc hiện không có bao nhiêu, nhưng trong hang Mạc cao núi Minh sa ở phía nam huyện Đôn hoàng, tỉnh Cam túc thì vẫn còn nhiều bích họa từ thời Lục triều trở về sau. Đến đời Đường thì có Ngô đạo tử xuất hiện và được tôn là Bách Đại Họa Thánh (ông Thánh hội họa của trăm đời). Đến đời Ngũ đại (Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu), bích họa trong các chùa viện vẫn còn thịnh. Nhưng qua thời Ngũ đại sang đến đời Tống, vì bích họa chịu ảnh hưởng của hội họa phát triển, nên nội dung Phật giáo đã dần dần suy thoái. Đến các đời Liêu, Kim và Nguyên, tuy không còn được như xưa, nhưng bích họa trong các chùa viện vẫn còn giữ được nội dung Phật giáo. Song, từ các đời Minh, Thanh trở đi thì tác phẩm hội họa của các sĩ đại phu đã thấy xuất hiện trên tường vách của chùa viện, thường miêu tả các truyền thuyết dân gian mà người đời ưa thích. Như ngoài Phật Thích ca, bồ tát Quan âm, La hán, Dược vương…... còn đắp vẽ các tích truyện và nhân vật nổi tiếng trong các tiểu thuyết như: Quan vũ, Trương phi, Tây du kí, Phong thần bảng, Thi công án v.v…... Tại Nhật bản, thì sớm nhất là vào thời đại Bạch phượng bích hoạ đã thịnh hành. [X. The Cave Temples of India, 1880, by J.Burgess; The Paintings of The Buddhist Cave Temples of Ajanta, 2 vols., 1896- 1900, by J.Griffiths; Buddhist Cave Temples of India, by Wauchope; Buddhist Wall-paintings, 1932, by L.Warner; Misson Archéologique dans la Chine Septentrionale, Tome 5, 1909-1915, par E.Chavannes]. PHẬT GIÁO CÁC TÔNG CƯƠNG YẾU Tác phẩm 12 quyển, 5 tập, do Hiệp hội các tông phái Nhật bản biên soạn. Nội dung sách này trình bày về sử truyện và đại cương tông nghĩa của 12 tông phái trong Phật giáo Nhật bản. Dưới phần sử truyện của mỗi tông đều có nêu 2 đoạn lịch sử và Kỉ truyện, phần đại cương tông nghĩa thì chia làm 4 đoạn: Chính y kinh điển, Tông danh, Phán thích và Tông ý. Trong quyển đầu tập 1 có bài tựa,phàm lệ, tổng luận, cuối quyển 5 có lời bạt của ngài Mặc lôi. PHẬT GIÁO CẢI CÁCH Sự cải cách trong Phật giáo qua thời gian và không gian. 1. Phật giáo Ấn độ: Cuộc cải cách lần đầu tiên diễn ra khoảng 100 năm sau đức Phật nhập diệt, bấy giờ các tỉ khưu thuộc chủng tộc Bạt kì (Phạm: Vajji) ở Tì xá li (Phạm: Vaizàlì) đặt ra thuyết mới gồm 10 điều, gọi là Thập sự để giải thích về Luật. Để xem thuyết mới Thập sự này có đúng với Luật hay không, 1 Đại hội kết tập được tổ chức tại Tì xá li với sự tham dự của 700 vị tỉ khưu đem ra thảo luận biểu quyết và cuối cùng quyết định Thập sự là phi pháp. Trong Đại hội, đa số tỉ khưu không chấp nhận quyết định này, do đó, giáo đoàn nguyên thủy đã chia làm 2 phái: Phái Cách tân đa số chấp nhận Thập sự và phái Bảo thủ thiểu số phủ định Thập sự. Phái đa số được gọilàĐại chúng bộ và phái thiểu số được gọi là Thượng tọa bộ. Từ đó về sau lại tiếp tục cải cách và kết quả đã đưa đến việc thành lập Phật giáo Đại thừa. Trong thời đại Phật giáo bộ phái, Bồ tát đoàn lấy tháp Phật làm trung tâm, tồn tại song song với giáo đoàn tỉ khưu. Bồ tát đoàn kết hợp những tỉ khưu có đầu óc đổi mới, rồi vào khoảng trước sau kỉ nguyên Tây lịch đã phát triển thành giáo đoàn Phật giáo Đại thừa. Giáo đoàn này không phân biệt xuất gia, tại gia, biên tập kinh điển mới, tin tưởng vững chắc rằng tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật. Sự thành lập Phật giáo Đại thừa đã tạo thành cuộc cải cách lịch sử của Phật giáo Ấn độ mà trước đó chưa xảy ra. 2. Phật giáo Trung quốc: Do những nhân tố chính trị, tăng sĩ thối nát, hoặc do sức épcủa Đạo giáo, Nho giáo, nên thường nảy sinh những sự kiện phá Phật, phế Phật, nhưng nhờ nội bộ giáo đoàn Phật giáo tự giác vận động cải cách, nên không đến nỗi bị tiêu diệt. Sau khithời Dân quốc được kiến lập, Phật giáo từng gánh chịu các cuộc phá hoại đại qui mô, bấy giờ nhờ các ngài Thái hư, Thường tỉnh, Đại tỉnh...… đề xướng công cuộc đổi mới tăng đoàn, thích ứng với hoàn cảnh xã hội mới, nên mệnh mạch Phật pháp được hồi phục. Phỏng theo chuẩn tắc của chủ nghĩa Tam dân, các ngài đề xướng chủ nghĩa Tam Phật: Phật tăng, Phật hóa và Phật quốc. Chủ nghĩa Phật tăng nhằm xúc tiến việc đổi mới Tăng đoàn; chủ nghĩa Phật hóa thì vận động tăng tục toàn quốc đoàn kết 1 lòng đạt đến nhất thể hóa, mưu cầu Phật giáo hóa xã hội; chủ nghĩa Phật quốc nhằm đẩy mạnh công cuộc Tịnh độ hóa Trung quốc, mọi người đều thực hành hạnh Bồ tát. Song song với chủ trương canh tân cấp tiến này, có các ngài Viên anh...… vận động đổi mới theo chủ nghĩa bảo thủ, tiệm tiến. Trong 1 thời gian, Phật giáo từ tình trạng suy đồi kéo dài, đã dần dần tiến tới phục hưng. 3. Phật giáo Tây tạng: Sau khi được truyền thừa giới luật, ngài Tông khách ba (Tạng: Tsoí-kha-pa, 1355-1415) sáng lập phái Hoàng mạo (phái đội mũ màu vàng), chỉnh lí lại nội dung giáo học, đổi mới tổ chức giáo đoàn, chủ trương nghiêm trì giới luật, xóa sạch các tập tục hủ lậu đã tồn tại trong Lạt ma giáo suốt 1 thời kì lâu dài như: Rơi vào chú thuật, có vợ, ăn thịt uống rượu, tranh giành quyền lợi...…Đây cũng là cuộc vận động cải cách Phật giáo lớn lao. 4. Phật giáo Nhật bản: Vào thời đại Liêm thương, ngài Thân loan thành lập Tịnh độ chân tông, ngài Đạo nguyên khai sáng tông Tào động, ngài Nhật liên mở ra tông Nhật liên. Có thể nói, 3 biến cố trên là cuộc cải cách lớn nhất của Phật giáo Nhật bản. Ba vị Tông tổ trên đây đều đã từng học tập giáo nghĩa của nền Phật giáo cũ ở núi Tỉ duệ, các ngài cho rằng các tông Thiên thai, Chân ngôn, Tam luận, Pháp tướng...… đã xa lìa đại chúng, không khỏi rơi vào nền Phật giáo trừu tượng và học vấn hóa, cho nên các ngài lần lượt đề cao các pháp môn niệm Phật, ngồi thiền, xướng tụng đề kinh…..., làm sống lại niềm tin của quảng đại dân chúng tín đồ, hầu mở ra 1 kỉ nguyên mới cho sự phát triển của Phật giáo Nhật bản. PHẬT GIÁO DI TÍCH Những di tích Phật giáo. Tức là những dấu vết có liên quan đến Phật, Bồ tát và các bậc Tổ sư nhiều đời còn để lại cho người sau. 1. Ấn độ: Vua A dục xây tháp ở những nơi như Phật đản sinh (vườn Lâm tì ni), thành đạo (Bồ đề tràng),chuyển pháp lần đầu tiên (vườn Lộc dã) và Niết-bàn (thành Câu thi na); sau vua lại xây tháp ở 4 nơi mà đức Phật đã thuyết pháp là: Vườn Kì thụ Cấp cô độc, thành Khúc nữ, thành Vương xá và thành Quảng nghiêm, gọi chung là Bát đại linh tháp. 2. Trung quốc: Về di tích của các bậc Tổ sư cao tăng thì có: Lô sơn của ngài Tuệ viễn, núi Thiếu thất của ngài Bồ đề đạt ma, chùa Huyền trung của ngài Đàm loan, núi Thiên thai của ngài Trí khải, chùa Nam hoa ở Tào khê của ngài Tuệ năng...… Về di tích mà Bồ tát hiển hiện thì có: Núi Ngũ đài của bồ tát Văn thù, núi Phổ đà của bồ tát Quan âm, núi Nga mi của bồ tát Phổ hiền, núi Cửu hoa của bồ tát Địa tạng…... 3. Nhật bản: Có nhiều di tích như chùa Pháp long của Thái tử Thánh đức, núi Tỉ duệ của ngài Tối trừng, 88 cơ sở của ngài Không hải, 25 đạo tràng của ngài Pháp nhiên, 24 bối của ngài Thân loan…... [X. Asoka, the Buddhist Emperor, 1901, by Vincent Smith; The Bhilsa Topes, 1854, by Sir Alaxander Cunningham; Nouvelles Recherches Archéologiques à Bàmiyàn, 1933, par J.Hackin]. PHẬT GIÁO ĐẠI HỆ Tác phẩm, 64 tập, do Hội Phật giáo đại hệ san hành của Phật giáo Nhật bản ấn hành, bắt đầu từ năm Đại chính thứ 6 (1917) đến năm Chiêu hòa 13 (1938) mới hoàn tất. Đây là tác phẩm tập đại thành chính văn và các sách chú thích, tiêu biểu của khoảng 130 bộ luận sớ chủ yếu trong Phật giáo như: Câu xá luận, Thất thập ngũ pháp, Lược thuật pháp tướng nghĩa, Thành duy thức luận, Tam luận đại nghĩa sao, Tam luận huyền nghĩa, Hoa nghiêm pháp giới nghĩa kính, Kim sư tử chương, Đại thừa khởi tín luận, Hoa nghiêm ngũ giáo chương, Tịnh độ tam bộ kinh, Tuyển trạch bản nguyện niệm Phật tập, Giáo hành tín chứng, Tứ thiếp sớ, Pháp hoa huyền nghĩa, Thiên thai tứ giáo nghi, Ma ha chỉ quán, Quán tâm bản tôn sao, Đại nhật kinh sớ, Khai mục sao, Chính pháp nhãn tạngv.v…... PHẬT GIÁO ĐẠI TỪ VỰNG Tác phẩm gồm 7 tập, do Đại học Phật giáo (Đại học Long cốc hiện nay)của phái Bản nguyện tự thuộc Tịnh độ chân tông Nhật bản soạn. Bộ sách này bắt đầu được biên soạn vào năm Minh trị 41 (1908) để kỉ niệm ngày giỗ thứ 650 của ngài Thân loan, Tổ khai sáng Tịnh độ chân tông Nhật bản. Nội dung biên tập các hạng mục có liên quan đến Tịnh độ chân tông, rất đầy đủ và rõ ràng. Ngoài ra còn nói rộng về sự biến thiên, chế độ, giáo nghĩa của các tông phái khác, về Phật, Bồ tát, quỉ thần và về động thực vật, nhân danh, kĩ nhạc, chùa miếu…... tổng cộng 23.000 hạng mục, cùng với 1.500 tranh ảnh minh họa. Năm Chiêu hòa 47 (1972) có thêm mục sách dẫn 1 quyển và ấn hành. PHẬT GIÁO ĐỒ THƯ QUÁN Thư viện Phật giáo. Căn cứ vào sự ghi chép trong các văn hiến cũng như sự khảo chứng về di tích, thì trong các chùa lớn ở Ấn độ thời xưa như chùa Na lan đà (Phạm: Nàlanda)...… không thấy có thiết lập thư viện riêng để tàng trữ kinh điển. Nhưng ở Trung quốc, bắt đầu từ thời Nam Bắc triều đã kiến thiết Kinhtàng, cũng gọi Kinh lâu, Kinh khố, Kinh đường, Kinh các, Pháp bảo điện, Chuyển luân tạng, Tì lô điện…... tức là nơi để tàng trữ kinh điển. Từ đó về sau, dần dần các chùa viện lớn trên khắp nước Trung quốc đều có tạo lập Kinh tàng và được truyền nối từ đời này qua đời khác. Thời Ngũ đại, vua Ngô Việt họ Tiền yêu cầuQuốc sư Đức thiều thuộc tông Thiên thai xây dựng Kinh tàng, trong vài năm, chỉ ở Hàng châu không thôi, đã có 10 Kinh tàng. Như vậy đủ biết việc kiến thiết Kinh tàng ở đương thời đã phổ cập đến mức nào. Đến đời Tống, sau khi Đại tạng kinh đã được khắc bản và ấn hành, thì việc xây dựng Kinh tàng để cất giữ Đại tạng lại cần thiết hơn nữa. Thông thường, trong các Kinh tàng với qui mô tương đối lớn, không những chỉ tàng trữ Đại tạng kinh hoặc những sách vở của Phật giáo không thôi, mà những điển tịch truyền thống ngoài đời, nếu có thể giúp ích cho việc nghiên cứu, học tập Phật pháp thì cũng được trân trọng cất giữ. Nhất là trong các thư viện của Phật giáo hiện đại, ngoài Đại tạng kinh và nội ngoại điển nói chung, như Phật giáo tùng thư, các tạp chí định kì, các loại sách từ điển...…, những tác phẩm nổi tiếng thuộc lãnh vực tư tưởng, triết học, tông giáo, văn


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.151.141 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (56 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...