Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật đạo chi tranh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật đạo chi tranh








KẾT QUẢ TRA TỪ


phật đạo chi tranh:

(佛道之爭) Sự tranh chấp giữa Phật giáo và Đạo (Lão) giáo. Khi Đạo giáo bắt đầu hưng thịnh thì Phật giáo cũng từ Ấn độ được truyền đến Trung quốc. Ở thời kì đầu, 2 tông giáo này có rất nhiều chỗ lợi dụng lẫn nhau, bởi vì giáo nghĩa, tông chỉ của cả 2 thỉnh thoảng cũng có điểm giống nhau, khi Phật giáo mới du nhập Trung quốc, việc phiên dịch kinh sách từ tiếng Phạm sang tiếng Hán thường phải mượn các từ ngữ của Đạo gia, sau thì Đạo gia cũng sử dụng giáo nghĩa của Phật giáo. Về sau, số tín đồ của Phật giáo mỗi ngày 1 đông thêm, do đó, Đạo gia đối với Phật giáo phát sinh xung đột, qua suốt các thời đại Hán, Ngụy, Tấn, Nam, Bắc triều cho đến Tùy, Đường vẫn không chấm dứt. Khi Phật giáo truyền vào Trung quốc và phát triển mạnh, những người bảo vệ Đạo giáo theo văn hóa truyền thống, nêu ra 4 lí do không nên theo Phật giáo: 1. Phật giáo từ Ấn độ truyền đến: Là tông giáo của giống Di, Địch (tức dã man, mọi rợ), văn hóa lạc hậu, thấp kém, không bằng Hoa hạ(tức Trung quốc, là nơi văn hóa phát triển), vì thế không nên tin theo. 2. Trung quốc và Ấn độ phong tục khác nhau: Theo thuyết của Đạo giáo, phương Đông là mộc, thuộc dương, là nơi sinh ra Đạo; phương Tây là kim, thuộc âm, là nơi sinh ra Phật. Dương là cao quí, âm là thấp hèn, vì thế Đạo giáo ưu việt hơn Phật giáo. 3. Trung quốc và Ấn độ chủng tộc không giống nhau: Người mọi rợ mới tin Phật giáo, chứ người văn minh không nên tin. 4. Từ khi Phật giáo truyền vào Trung quốc: Thường làm cho đất nước suy loạn, vì thế không nên tin theo. Sự tranh chấp giữa Đạo giáo và Phật giáo tuy là sự xung đột về tông giáo nhưng sự thịnh suy của cả 2 đều do lòng yêu ghét, thân sơ của nhà vua mà được quyết định. Kết quả là tông giáo nào có thế lực thì tương đối dễ thu được thắng lợi, còn tông giáo nào yếu, thất bại thì thường gặp nguy cơ bị hủy diệt. Sự tranh chấp giữa Phật giáo và Đạo giáo đã nảy sinh ngay từ thời Đông Hán, khi ấy, ngài Ca diếp ma đằng (Phạm: Kàzyapa-màtaíga) đã phải tranh luận với các Đạo sĩ rồi. Qua thời Tam quốc, Tào thực soạn Biện đạo luận phê phán thuyết Thần tiên. Đến đời Tây Tấn, cuộc tranh luận về Phật giáo và Đạo giáo đã diễn ra giữa sa môn Bạch viễn và Đạo sĩ Vương phù. Vương phù là tác giả của kinh Lão tử hóa hồ, là tài liệu trọng yếu cho các cuộc tranh luận ở đời sau. Nhưng, những cuộc tranh luận kịch liệt nhất là từ thời Nam Bắc triều trở về sau. Thời Thái vũ đế nhà Bắc Ngụy, đạo sĩ Khấu khiêm chi sáng lập Thiên sư đạo, đồng thời, xúc tiến việc truyền bá đạo mới này trong khắp nước, xác lập giáo đoàn tông giáo của Đạo giáo. Các đạo sĩ Lục tu tĩnh thời Tống thuộc Nam triều và Đào hoằng cảnh đời Lương ra sức chỉnh lí các kinh điển Đạo giáo và hệ thống hóa nền giáo học, ảnh hưởng đối với xã hội tương đối cũng tăng thêm, đủ để đọ sức với Phật giáo, lấy Di hạ luận(luận về mọi rợ và văn minh) làm trung tâm tranh luận, tức tranh luận về việc bỏ tông giáo văn minh sẵn có để tin thờ tông giáo mọi rợ ngoại lai (Phật giáo) là đúng hay sai. Năm Thái thủy thứ 3 (467) đời vua Minh đế nhà Tống thuộc Nam triều, đạo sĩ Cố hoan viết Di hạ luận dẫn đến việc ngài Minh tăng thiệu soạn Chính nhị giáo luận, ngài Tuệ thông trứ tác Bác cố đạo sĩ Di hạ luận để bác bỏ. Ngoài ra, ông Trương dung soạnMôn luật chủ trương Đạo Phật nhất trí(Đạo giáo và Phật giáo là một), Đạo giáo là Bản, Phật giáo là Tích, đề xướng thuyết Bản Tích, nhưng lại cho đạo giáo cao hơn. Niên hiệu Chính quang năm đầu (520) đời vua Hiếu minh đế của Bắc triều, trong cung cũng có cuộc tranh luận về Đạo giáo và Phật giáo, giữa đạo sĩ Khương bân ở quán Thanh đạo và sa môn Đàm vô tối ở chùa Dung giác, với chủ đề: Lão tử ra đời trước hay Phật Thích ca ra đời trước?. Kết quả, Khương bân thất bại và bị lưu đày đến Mã ấp. Trước đó, tác phẩm Tiếu đạo luận của ngài Chân loan và Nhị giáo luận của ngài Đạo an là 2 bộ luận quan trọng tranh luận về sự hơn, kém của Phật giáo và Đạo giáo đương thời. Nhưng thời Bắc triều, sự tranh luận giữa Phật giáo và Đạo giáo không phải chỉ đơn thuần là cuộc tranh luận song phương, mà thêm vào đó còn là chính sách bách hại của chính quyền, đó chính là cuộc hủy diệt Phật giáo của Thái vũ đế nhà Bắc Ngụy và của Vũ đế nhà Bắc chu rất nổi tiếng mà lịch sử gọi là Tam Vũ Diệt Phật. Đó là: 1. Vua Thái vũ đế nhà Bắc Ngụy: Theo đạo Thanh tĩnh tiên hóa của đạo sĩ Khấu khiêm chi và theo lời xúi dục của quan Tư đồ Thôi hạo mà ra lệnh cho các nơi chôn sống tăng ni, phá hủy tượng Phật. 2. Vua Vũ đế nhà Bắc chu: Muốn ngôi sao hộ mệnh của mình chiếu sáng khắp thiên hạ, nên nghe theo lời của các đạo sĩ Trương tân và Nguyên tung quyết tâm diệt Phật. 3. Vua Vũ tôn nhà Đường: Nghe lời xúi dục của Đạo sĩ Triệu qui chân, hạ lệnh phá hủy hơn 4.600 ngôi chùa, bắt buộc 260.500 tăng ni hoàn tục, tịch thu hết tài sản của các chùa. Đây là những pháp nạn to lớn trong lịch sử Phật giáo Trung quốc. Nhà Tùy thống nhất Bắc Nam, nhà Đường nổi lên thay thế và hưng thịnh, vì Lão tử và nhà Đường đều mang họ Lí, cho nên Đạo giáo được đãi ngộ đặc biệt, vua Thái tông còn ban sắc chỉ rõ ràng xếp Đạo giáo trên Phật giáo, xác định thứ bậc: Đạo giáo trước, Phật giáo sau, đó là chính sách nhất quán của triều đại nhà Đường, nhờ đó Đạo giáo phát triền rất mạnh. Năm Vũ đức thứ 4 (621), đạo sĩ Phó dịch dâng 11 điều tâu xin sa thải tăng ni ngài Pháp lâm ở chùa Tế pháp soạn Phá tà luận nói lên sự hư dối của Đạo giáo. Về phía Đạo giáo thì có Lí trọng khanh soạn Thập dị cửu mê luận và Lưu tiến hỉ soạn Hiển chính luận phê bình và bài bác Phật giáo, tranh luận kịch liệt về vấn đề thứ bậc trước sau của Đạo giáo và Phật giáo. Năm Vũ đức thứ 8 (625), thứ tự địa vị chính thức được qui định là: Đạo – Nho – Phật. Năm Hiển khánh thứ 3 (658) đời vua Cao tông, 3 lần triệu tập chư tăng và đạo sĩ vào cung vua để nghị luận. Năm Hiển khánh thứ 5 (600), sa môn Tĩnh thái và đạo sĩ Lí vinh lại dựa vào Lão tử hóa Hồ kinh mà khơi dậy cuộc tranh luận. Đến năm Long sóc thứ 2, 3 (662-663), cuộc tranh luận vẫn chưa kết thúc. Kết quả của những cuộc tranh luận giữa Phật giáo và Đạo giáo này, phía Đạo giáo đã lấy giáo lí trong các kinh điển Phật giáo để viết ra nhiều kinh sách mà chống lại Phật giáo. Sang đời Tống, Đạo giáo hoạt động tích cực, Vương trùng dương sáng lập Toàn chân giáo. Đến đời Nguyên, Lí chí thường – đệ tử của Khâu xử cơ, giáo chủ thứ 5 của Toàn chân giáo – chiếm đọat chùa chiền phá hủy tượng Phật, đồng thời, cho khắc bản và ấn hành kinh Thái thượng hỗn nguyên thượng đức hoàng đế minh uy hóa hồ thành Phật và bức tranh Tám mươi mốt hóa thân của Lão tử. Hai tài liệu ngụy tạo này bị ngài Phúc dụ ở chùa Thiếu lâm bác bỏ cho là dối trá, lừa gạt. Năm Hiến tông thứ 5 (1255), vua ban sắc cho 2 vị Phúc dụ và Lí chí thường biện luận với nhau, Lí chí thường thua cuộc, vua hạ lệnh đốt hết kinh sách của Đạo giáo, chỉ trừ Đạo đức kinh(tác phẩm của chính ngài Lão tử). Về sau, cuộc tranh luận của 2 tông giáo, lúc công khai, lúc âm thầm, vẫn tiếp tục không dứt. Mãi đến năm Chí nguyên thứ 18, (1281), vua Thế tổ nhà Nguyên hạ chiếu chỉ dẹp bỏ Toàn chân giáo, từ đó, sự tranh chấp giữa Đạo giáo và Phật giáo, bắt đầu từ thời Ngụy Tấn, mới thực sự chấm dứt hoàn toàn. Cuộc tranh luận kéo dài giữa Đạo giáo và Phật giáo này được nhiều sách ghi chép lại, nhưng quan trọng hơn hết thì có: Hoằng minh tập, Quảng hoằng minh tập, Tập cổ kim Phật đạo luận hành (Đạo tuyên) Phá tà luận (Pháp lâm), Bắc sơn lục (Thần thanh), Tục tập cổ Kim Phật đạo luận hành (Trí thăng) v.v...


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.140.185.170 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...