Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật âm »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật âm








KẾT QUẢ TRA TỪ


phật âm:

(佛音) Phạm: Buddhaghowa. Pàli: Buddhaghosa. Cũng gọi Phật minh, Giác âm, Phật đà cù sa. Cao tăng Trung Ấn độ, người ở Phật đà già da, nước Ma yết đà, sống vào thế kỉ V Tây lịch. Sư sinh trưởng trong 1 gia đình Bà la môn, lúc đầu, học Phệ đà, tinh thông Du già, Số luận... Về sau, sư qui y Phật giáo, làu thông các kinh điển, sư soạn luận Phát trí (Pàli:Ĩàịodaya), luận Thù thắng nghĩa (Pàli: Atthasàlinì, là sách chú thích luận Pháp tụ). Năm 432, sư vượt biển đến Tích lan, trụ ở chùa Đại tự (Pàli:Mahàvihàra), dưới sự chỉ dẫn của trưởng lão Tăng già ba la (Pàli: Saíghapàla Thera), sư nghiên cứu Thánh điển và giáo nghĩa được cất giữ ở chùa này, dịch ra tiếngPàli, soạn luận Thanh tịnh đạo (Pàli:Visuddhi-magga), bài Tựa chú thích luật Thiện kiến (Pàli: Samantapàsàdikà, chú thích tạng Luật)..., trình bày giáo nghĩa Phật giáo Thượng tọa bộ tương đối có hệ thống và rõ ràng. Trong đó, bộ luận Thanh tịnh đạo là tác phẩm cương yếu, có thể nói đã bao quát các kinh điển và luận sớ trong Tam tạng. Sau, ở chùa Kiện đà la (Granthakara parivena) tại kinh đô Anuràdhapura, sư dịch 4 bộ kinh A hàm cùng với tạng Luận ra tiếngPàli, đồng thời, soạn chú sớ. Như: Luận Cát tường duyệt ý (Pàli: Sumaígalavilasinì) của sư, là chú sớ Trường bộ kinh, luận Phá trừ nghi chướng (Pàli:Papaĩcasùdanì) là chú sớ Trung bộ kinh, luận Hiển dương tâm nghĩa (Pàli: Sàratthappakàsinì) là chú sớ Tương ứng bộ kinh và luận Mãn túc hi cầu (Pàli: Manorathapuràịì) là chú sớ Tăng chi bộ kinh. Đến đây, Tam tạng Pàli mới được hoàn bị. Những tác phẩm chú sớ của sư không phải chỉ đơn thuần là những lời giải thích văn nghĩa của kinh, mà thực ra còn là sự thuyết minh về các lãnh vực lịch sử, địa lí, thiên văn, âm nhạc, thực và động vật v.v... đặc biệt đối với phong tục tập quán của Ấn độ cổ đại, sư ghi chép và trình bày khá rõ ràng. Cho nên những tác phẩm của sư cũng là văn hiến quan trọng cho việc nghiên cứu văn hóa Ấn độ nói chung. Người Tích lan rất kính ngưỡng đức hạnh và học vấn của sư, họ tôn sùng sư là bồ tát Di lặc tái thế. Lúc tuổi già, sư trở về Ấn độ và viên tịch tại đó. Nhưng truyền thống Phật giáo Miến điện thì cho rằng sư là người Miến điện. Vào 400 Tây lịch, sư từ nước Kim địa (tức Miến điện ngày nay) sang Tích lan, 3 năm sau, sư mang theo nhiều kinh điển trở về nước và phục hưng Phật giáo Miến điện. [X. Căn bản Phật điển chi nghiên cứu; Mahàvaôsa XXXVII; Buddhaghosuppatti; The Life or Legend of Gaudama by P. Bigandet; The Life and Work of Buddhaghosa by B. C. Law]. PHẬT ẤN I. Phật Ấn. Ấn khế của Phật. II. Phật Ấn. Khắc hình tượng nhỏ của Phật để in lên giấy, gọi là Phật ấn. Thông thường, in tượng Bản tôn của chùa lên miếng giấy để tặng cho những người đến lễ bái, hoặc in trên lá sớ cầu đảo, hoặc in lên trang đầu và trang cuối của quyển kinh. Ngoài ra, trong các bản kinh Phật danh xưa, dưới mỗi danh hiệu Phật đều có in 1 hình Phật nhỏ. [X. Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.4; Pháp uyển châu lâm Q.39]. III. Phật Ấn (1032-1098). Thiền sư Trung quốc, sống vào đời Tống, người Phù lương, tỉnh Giang tây, họ Lâm, pháp danh Liễu nguyên. Vua Tống thần tông rất kính ngưỡng đạo hạnh của sư, nên tặng sư danh hiệu Phật Ấn Thiền Sư. (xt. Liễu Nguyên).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Giọt mồ hôi thanh thản

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...