Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: pháp tướng tông »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: pháp tướng tông








KẾT QUẢ TRA TỪ


pháp tướng tông:

(法相宗) Cũng gọi Từ ân tông, Du già tông, Ứng lí viên thực tông, Phổ vị thừa giáo tông, Duy thức trung đạo tông, Duy thức tông, Hữu tướng tông, Tướng tông, Ngũ tính tông.Nói theo nghĩa rộng thì tông Pháp tướng chỉ chung cho tông Câu xá và tông Duy thức, nhưng phần nhiều là chỉ tông Duy thức, hoặc dùng để gọi thay cho tông Duy thức. Tông Pháp tướng chuyên phân biệt và phán định tính tướng của các pháp, là 1 trong 13 tông của Phật giáo Trung quốc và là 1 trong 8 tông của Phật giáo Nhật bản, chủ trương tất cả pháp đều do thức biến hiện. Tông này ý cứ vào 6 bộ kinh là: Kinh Hoa nghiêm, kinh Giải thâm mật, kinh Như lai xuất hiện công đức, kinh Đại thừa a tì đạt ma, kinh Nhập lăng già, kinh Hậu nghiêm và 11 bộ luận là: Luận Du già sư địa, luận Hiển dương thánh giáo, Đại thừa trang nghiêm kinh luận, luận Tập lượng, luận Nhiếp đại thừa, Thập địa kinh luận, luận Phân biệt du già, luận Quán sở duyên duyên, luận Duy thức nhị thập, luận Biện trung biên và luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập, để thành lập. Lại đặc biệt lấy kinh Giải thâm mật và luận Thành duy thức làm nền tảng của tông chỉ. Về hệ thống truyền thừa của tông này, bắt nguồn từ sau khi đức Phật nhập diệt 900 năm, ở Ấn độ có bồ tát Di lặc ra đời nói luận Du già sư địa; ngài Vô trước vâng theo ý chỉ của luận này mà soạn ra các bộ Đại thừa trang nghiêm kinh luận, Nhiếp đại thừa luận và Hiển dương thánh giáo luận. Rồi ngài Thế thân thì soạn các bộ Nhiếp đại thừa luận thích, Thập địa kinh luận, Biện trung biên luận, Duy thức nhị thập luận, Duy thức tam thập tụng... để làm rõ nghĩa thêm. Không bao lâu, ngài Vô tính cũng làm luận để chú thích luận Nhiếp đại thừa; rồi 10 vị Đại luận sư là: Hộ pháp, Đức tuệ, An tuệ, Thân thắng, Nan đà, Tịnh nguyệt, Hỏa biện, Thắng hữu, Tối thắng tử và Trí nguyệt, cũng lần lượt soạn luận để chú thích tác phẩm Duy thức tam thập tụng của ngài Thế thân, từ đó, tông phong Du già phát triển ra toàn cõi Ấn độ. Vào đời Đường, ngài Huyền trang sang Ấn độ, theo học ngài Giới hiền –đệ tử của ngài Hộ pháp– lãnh hội được ý chỉ sâu xa của tông này. Sau khi trở về Trung quốc, ngài Huyền trang phiên dịch các kinh luận của tông này, tuyên dương huyền chỉ Pháp tướng duy thức, người theo học rất đông, nổi tiếng hơn cả là các ngài: Khuy cơ, Thần phưởng, Gia thượng, Phổ quang, Thần thái, Pháp bảo, Huyền ứng, Huyền phạm, Biện cơ, Ngạn tông, Viên trắc... Trong đó, ngài Thần phưởng soạn Duy thức văn nghĩa kí; ngài Huyền ứng soạn Duy thức khai phát, ngài Viên trắc viết Giải thâm mật kinh sớ, Thành duy thức luận sớ... Đệ tử ngài Viên trắc là Đạo chứng soạn Duy thức luận yếu tập, ngài Thái hiền –người Tân la– soạn Duy thức luận cổ tích kí, được người đời tôn làm Tổ của tông Du già ở Hải đông. Còn Khuy cơ –người thừa kế chính thống của Đại sư Huyền trang– trụ ở chùa Đại từ ân tại Trường an, hoằng truyền rộng rãi giáo nghĩa cương yếu của tông Duy thức, được người đời tôn xưng là Từ ân đại sư. Ngài có các tác phẩm: Du già sư địa luận lược toản, Thành duy thức luận kí, Thành duy thức luận chưởng trung xu yếu, Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương... tập đại thành tông này. Đệ tử của Đại sư Từ ân Khuy cơ là ngài Tuệ chiểu soạn Thành duy thức luận liễu nghĩa đăng để phá tà nghĩa của ngài Viên trắc. Môn nhân của ngài Tuệ chiểu là các sư Đạo ấp, Trí chu, Nghĩa trung... Sư Trí chu viết Thành duy thức luận diễn bí, phát huy ý chỉ sâu kín trong Thành duy thức luận thuật kí. Ngoài ra, 3 bộ Thành duy thức luận chưởng trung xu yếu, Thành duy thức luận liễu nghĩa đăng và Thành duy thức luận diễn bí được gọi chung là Duy thức tam sớ. Về sau, do Thiền tông và Hoa nghiêm tông phát triển mạnh nên tông Pháp tướng suy vi; từ đời Tống về sau hơi thấy dấu hiệu phục hưng. Đến đời Minh, ngài Trí húc soạn Thành duy thức luận tâm yếu, ngài Minh dục soạn Thành duy thức luận tục thuyên, ngài Thông nhuận soạn Thành duy thức luận tập giải và ngài Quảng thừa soạn Thành duy thức luận âm nghĩa... Từ thời Dân quốc về sau, cư sĩ Âu dương Cánh vô (1872-1944) phát triển tông này, sáng lập viện Chi na Nội học, Đại học Pháp tướng, chia tông này làm 2 ngành là Vô trước Pháp tướng học và Thế thân Duy thức học. Ngài Thái hư tranh luận nhiều nhất về vấn đề này. Ngoài ra, sau khi cư sĩ Hùng thập lực (1882-1968) cho ra cuốn Tân duy thức luận thì ngài Ấn thuận cũng có tranh luận. Còn về Nhật bản thì vào năm Bạch trĩ thứ 4 (653) đời Thiên hoàng Hiếu đức, sư Đạo chiêu đến Trung quốc (đời Đường), theo ngài Huyền trang học giáo nghĩa Pháp tướng. Sau khi về nước, sư Đạo chiêu lấy chùa Nguyên hưng làm trung tâm truyền pháp, gọi là Nam tự truyền. Đến năm Linh qui thứ 3 (717, có thuyết nói 716) đời Thiên hoàng Nguyên chính, sư Huyền phưởng đến Trung quốc (đời Đường), theo học ngài Trí chu; sau khi về nước, sư Huyền phưởng lấy chùa Hưng phúc làm trung tâm truyền pháp, gọi là Bắc tự truyền. Tông Pháp tướng ở Nhật bản là 1 trong những tông phái có thế lực nhất ở thời kì Nại lương (710-794) và thời kì Bình an (794-1192). Giáo nghĩa của tông Pháp tướng được chia ra các hạng mục và lược thuật như sau: 1. Vạn pháp duy thức: Tông này y cứ vào luận Duy thức để thuyết minh tất thảy vũ trụ vạn vật đều là bóng dáng do tâm thức xao động mà hiện ra, trong tâm, ngoài tâm, vật chất, không phải vật chất, tất cả đều do tâm thức biến hiện; thức năng biến chỉ có 8, mà vật sở biến thì là muôn tượng la liệt. 2. Ngũ vị bách pháp: Năm vị trăm pháp. Pháp có nghĩa là Nhậm trì tự tính và quĩ sinh vật giải. Nghĩa là tất cả vạn hữu đều giữ gìn tự tính của chúng, khiến người nhìn vào là có thể nhận biết được chúng. Luận Du già sư địa qui nạp tất cả các pháp làm 660 pháp, còn luận Bách pháp minh môn thì lập 100 pháp, chia làm5 vị (5 nhóm)là Tâm pháp, Tâm sở pháp, Sắc pháp, Bất tương ứng hành pháp và Vô vi pháp. Năm vị 100 pháp này không lìa thức, tức là đều do thức biến hiện. 3. Chủng tử hiện hành: Từ hạt giống hiện khởi. Trong 100 pháp, trừ 6 pháp vô vi ra, còn lại đều là các pháp hữu vi duyên sinh, đều từ chủng tử sinh khởi. Chủng tử ở trong thức A lại da thứ 8 có công năng sinh ra muôn nghìn Sắc pháp, Tâm pháp, giống như những hạt giống của cây cỏ. 4. A lại da duyên khởi: Sinh khởi từ thức A lại da. Vũ trụ vạn vật đều do thức biến hiện, những sắc, thanh, hương, vị, pháp lần lượt do nhãn, nhĩ, tị, thiệt, ý thức biến hiện ra. Cho đến thức Mạt na thường xuyên lấy thức A lại da làm đối tượng mà biến hiện ra bóng dáng của ngã thật, pháp thật. Lại sự chuyển biến của các thức có 2 loại là Nhân năng biến và Quả năng biến. Nhân năng biến chỉ ở nơi thức thứ 8, chính là dựa vào đây mà lập tên A lại da duyên khởi. 5. Tứ phần: Bốn phần. Đó là: a) Tướng phần: Chỉ cho tất cả cảnh sở duyên (đối tượng nhận thức). b) Kiến phần: Chỉ cho tác dụng năng duyên của các thức. c) Tự chứng phần: Chỉ cho tác dụng chứng biết Kiến phần. d) Chứng tự chứng phần: Chỉ cho tác dụng xác nhận lại Tự chứng phần. 6. Tam loại cảnh: Ba loại cảnh. Tức Tính cảnh, Độc ảnh cảnh và Đới chất cảnh. a) Tính cảnh: Khi tâm năng duyên đối trước cảnh sở duyên, chỉ dùng hiện lượng (các giác quan) để nhận biết tự tướng của cảnh ấy 1 cách đúng như nó, không xuyên tạc. b) Độc ảnh cảnh: Cảnh giới do tâm năng duyên vọng tưởng phân biệt mà biến hiện ra. c) Đới chất cảnh: Tâm chủ quan duyên theo cảnh khách quan, tuy có bản chất sở y, nhưng không phải là tự tướng của cảnh ấy. 7. Tam tính: Biến kế sở chấp, Y tha khởi và Viên thành thực. 8. Ngũ tính các biệt: Năm tính đều khác nhau. Tất cả hữu tình đều có 5 chủng tính: Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Bất định và Vô tính. Tông này còn căn cứ vào phẩm Vô tự tính trong kinh Giải thâm mật mà lập 3 thời giáo là Hữu giáo, Không giáo và Trung đạo giáo. Hai thời trước là giáo phương tiện tạm thời, chưa thấu suốt nghĩa lí chân thực, chỉ thiên chấp về Hữu và Không. Còn thời thứ 3 là giáo pháp viên mãn rốt ráo, là Trung đạo chân thực, sâu xa mầu nhiệm chẳng thể nghĩ bàn, vượt trên tất cả các giáo pháp khác. (xt. Tam Tính, Ngũ Tính, Duy Thức).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật pháp ứng dụng


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Giai nhân và Hòa thượng


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.200.66 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (81 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...