Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: pháp tạng »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: pháp tạng








KẾT QUẢ TRA TỪ


pháp tạng:

(法藏) I. Pháp Tạng. Cũng gọi Phật pháp tạng, Như lai tạng. Pháp là pháp tính, Tạng là hàm chứa. Pháp tạng chỉ cho vô lượng diệu đức hàm chứa trong Như lai tạng. II. Pháp Tạng. Chỉ cho giáo pháp của đức Phật. Vì giáo pháp hàm chứa nhiều nghĩa, cho nên gọi là Pháp tạng(kho giáo pháp). Hoặc chỉ cho Thánh giáo, kinh điển chứa đựng những giáo pháp ấy. Vì kinh điển chứa đựng nhiều pháp môn, nên gọi Pháp tạng. III. Pháp Tạng. Cũng gọi Bảo tạng, Kinh tạng, Luân tạng, Kinh đường. Chỉ cho nơi cất chứa kinh điển. (xt. Kinh Tạng). IV. Pháp Tạng. Phạm: Dharmàkara. Hán âm: Đàm ma ca, Đàm ma ca lưu. Hán dịch: Pháp bảo xứ, Pháp xứ, Pháp tính, Tác pháp. Cũng gọi Pháp tạng tỉ khưu. Chỉ cho pháp danh của đức Phật A di đà khi chưa thành đạo. Cứ theo kinh Vô lượng thọ quyển thượng, đã nhiều kiếp lâu xa trong quá khứ, vào thời đức Thế tự tại vương Như lai, có 1 vị Quốc vương nghe đức Như lai nói pháp, liền phát tâm vô thượng bồ đề và bỏ ngôi vua xuất gia, hiệu là Pháp tạng. Chưa bao lâu, Ngài đã thấy được 2 trăm 10 ức cõi nước của chư Phật, nên phát 48 thệ nguyện lớn. Vì giáo pháp mà Ngài nghe từ đức Thế tự tại vương Như lai nói, Ngài giữ gìn không mất và tích tụ ngày càng nhiều, cho nên kinh Vô lượng thọ dịch là Pháp tạng (Phạm: Dharmàkara). Hội Vô lượng thọ Như lai trong kinh Đại bảo tích đời Đường dịch là Pháp xứ; kinh Đại thừa Vô lượng thọ trang nghiêm đời Tống dịch là Tác pháp; còn luận Đại trí độ thì dịch là Pháp tích. (xt. A Di Đà Phật). V. Pháp Tạng (546-629). Thiền sư Trung quốc, sống vào đời Bắc Chu và Tùy, Đường, người Dĩnh âm, Dĩnh xuyên, họ Tuân. Sư xuất gia năm 22 tuổi. Nhờ thông thạo ngôn ngữ của bộ tộc Tiên ti, nên được vua Vũ đế nhà Bắc Chu biết đến. Sau, sư vào ngọn Tử cái núi Chung nam cất am riêng tu thiền. Khoảng năm Kiến đức (572- ?), Vũ đế hủy diệt Phật pháp. Đến khi Tuyên đế lên ngôi, sư về kinh đô xin khôi phục Phật pháp, vua hạ lệnh cho sư để tóc, làm tăng Bồ tát và trụ trì chùa Trắc trĩ, sư phản đối kịch liệt. Từ đó, sư lại về núi ẩn tu. Đến đời Tùy, vua Văn đế phục hưng Phật pháp, sư mới lại xuất hiện, làm Thượng tọa ở chùa Thái bình cung. Năm Trinh quán thứ 3 (629) đời Đường, sư thị tịch, thọ 84 tuổi. [X. Tục cao tăng truyện Q.19]. VI. Pháp Tạng (643-712). Cao tăng Trung quốc, sống vào đời Đường, là Tổ thứ 3 của tông Hoa nghiêm, tự là Hiền thủ, hiệu Quốc nhất Pháp sư, cũng gọi Hương tượng đại sư, Khang tạng quốc sư. Ngài họ Khang, tổ tiên gốc người Khang cư, đến đời ông nội cả họ mới dời đến Trung quốc, sinh sống tại Trường an. Thủa nhỏ, sư thờ ngài Trí nghiễm làm thầy, nghe giảng kinh Hoa nghiêm, thâm nhập được huyền chỉ của kinh. Sau khi ngài Trí nghiễm thị tịch, sư mới y vào ngài Bạc trần xuống tóc xuất gia lúc 28 tuổi. Sư thông thạo ngôn ngữ các nước Tây vực và kinh sách tiếng Phạm, nên sư vâng sắc chỉ tham dự trường dịch kinh của ngài Nghĩa tịnh. Sư lần lượt phiên dịch hơn 10 bộ kinh như Hoa nghiêm (bản dịch mới), Đại thừa nhập lăng già... Sư từng giảng nghĩa sâu xa của Hoa nghiêm thập huyền duyên khởi cho Hoàng hậu Vũ tắc thiên nghe, chỉ vào con sư tử bằng vàng trong nội điện làm ví dụ, Võ hậu nhờ đó hiểu rõ. Sau, sư cũng nhân sự kiện này mà soạn thành Kim sư tử chương. Sư cả đời tuyên giảng kinh Hoa nghiêm hơn 30 lượt, dốc sức vào việc tổ chức hoàn bị giáo học Hoa nghiêm. Ngoài ra, sư còn chú thích các kinh luận như: Lăng già, Mật nghiêm, Phạm võng, luận Đại thừa khởi tín... đồng thời sư phỏng theo pháp thức của tông Thiên thai, đem phân loại các hệ thống tư tưởng Phật giáo làm Ngũ giáo và Thập tông. Sư cho rằng tư tưởng Hoa nghiêm là cao nhất, triết học Hoa nghiêm là thực hiện thế giới lí tưởng ngay trong thế giới hiện thực. Tháng 11, niên hiệu Tiên thiên năm đầu (712), sư thị tịch ở chùa Đại tiến phúc, hưởng thọ 70 tuổi. Sư để lại các tác phẩm: Hoa nghiêm kinh thám huyền kí 20 quyển, Hoa nghiêm liệu giản, Hoa nghiêm ngũ giáo chương, Đại thừa mật giáo kinh sớ 4 quyển, Phạm võng kinh sớ, Đại thừa khởi tín luận sớ, Hoa nghiêm cương mục, Hoa nghiêm huyền nghĩa chương. Các vị đệ tử nổi tiếng của sư gồm có: Hoành quán, Văn siêu, Trí quang, Tông nhất, Tuệ uyển... [X. Hiền thủ đại sư bi truyện; Tống cao tăng truyện Q.5; Phật tổ thống kỉ Q.29; Phật tổ lịch đại thông tải Q.15]. VII. Pháp Tạng (1573-1635). Thiền sư Trung quốc thuộc tông Lâm tế, sống vào đời Minh, người Lương khê (nay là huyện Vô tích, tỉnh Giang tô), họ Tô, hiệu Hán nguyệt, tự Ư mật. Sư xuất gia năm 15 tuổi, lớn lên, sư thích tu thiền, đọc Cao phong ngữ lục sinh ngờ, chuyên tâm tham cứu, trải hơn 10 năm. Một hôm, sư nghe tiếng tre gãy mà đại ngộ. Năm Thiên khải thứ 4 (1624), sư đến chùa Kim túc tham vấn ngài Mật vân Viên ngộ, được ngài truyền tâm ấn. Sau đó, sư giảng pháp ở Thiền viện Tam phong trong núi Ngu sơn tại Tô châu, người đời gọi sư là Tam phong Tạng công. Sư đã từng trụ ở các ngôi chùa nổi tiếng như chùa Đại từ Bắc thiền, chùa An ẩn ở Hàng châu, chùa Thánh ân ở Tô châu... Sư cực kì thông minh, học thông cả Nho và Phật, chuyên tâm tu thiền, tham cứu nhiều năm, nhưng kiến giải có khác, nên đề xướng thuyết mới. Sư biên soạn Ngũ tông nguyên ¤©v •½, chỉ trích tông Tào động đương thời và phê bình tông chỉ của Ngũ gia, chỉ truyền mỗi 1 sự kiện là Thích ca cầm hoa mà thôi. Thuyết này đã làm cho mọi người kinh ngạc và gây ra nhiều cuộc tranh luận. Ngài Mật vân Viên ngộ đã gửi thư răn bảo sư, nhưng không khiến được sư thay đổi ý kiến. Tháng 7 năm Sùng trinh thứ 8 (1635), sư thị tịch, thọ 62 tuổi. Đến đời Thanh, khoảng năm Ung chính (1723-1735), vua ra chính lệnh cho rằng thuyết mới của sư là ma nói, đồng thời, tiêu hủy hết sách của sư và đuổi hết đồ đệ, dòng Tam phong từ đó tuyệt tích.Sư có các tác phẩm: Quảng lục 30 quyển, Hoằng giới pháp nghi 3 quyển, Ngữ lục 30 quyển. [X. Ngũ đăng nghiêm thống Q.24; Ngũ đăng toàn thư Q.65].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giai nhân và Hòa thượng


Hạnh phúc khắp quanh ta


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.8.42 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (67 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...