Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: pháp khí »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: pháp khí








KẾT QUẢ TRA TỪ


pháp khí:

(法器) I. Pháp Khí. Người có khả năng tu hành Phật đạo. Phẩm Đề ba đạt đa trong kinh Pháp hoa (Đại 9, 35 hạ) nói: Thân người nữ ô uế, không phải là pháp khí.Trong Sơn đường tứ khảo cũng chép: Nhị tổ Tuệ khả hầu ngài Đạt ma đã lâu nhưng không được nghe ngài dạy bảo, sư liền chặt tay mình để cầu pháp, ngài Đạt ma biết đó là bậc pháp khí, nên đem áo bát truyền cho. [X. kinh Đại bảo tích Q.38; kinh Đại tập Q.10; Thích thị yếu lãm Q.hạ]. II. Pháp Khí. Cũng gọi Phật khí, Phật cụ, Đạo cụ. Nói theo nghĩa rộng thì tất cả những dụng cụ dùng cho các loại Phật sự như trang hoàng Phật đàn, pháp hội, tu pháp, cầu nguyện, cúng dường, hoặc đem theo bên mình như tràng hạt, tích trượng v.v... đều được gọi chung là Pháp khí. Nói theo nghĩa hẹp thì Pháp khí đặc biệt được chỉ cho những dụng cụ đặt ở bàn thờ Phật, nhất là những khí cụ được dùng trong các tu pháp của Mật giáo; có rất nhiều loại, về cách dùng, cỡ lớn nhỏ và hình dáng đều khác nhau. Tức cùng có tên là Pháp khí nhưng tùy theo nguyên liệu, phương pháp chế tạo, hoặc do tông phái, thời đại khác nhau, mà hình thức của các Pháp khí cũng rất khác nhau. Thông thường, mĩ thuật Phật giáo lấy Pháp khí làm tiêu chuẩn. Nếu phân loại theo cách sử dụng thì Pháp khí có thể được chia làm 8 loại: 1. Trang nghiêm cụ: Những thứ dùng để trang hoàng điện Phật, đạo tràng như: Phan, phướn, lọng, màn che, tràng hoa, khám thờ Phật, bình cắm hoa, lò hương v.v... 2. Cúng Phật khí: Những khí cụ cúng Phật như: Hương hoa, lò hương, chân đèn, lồng đèn, bát đựng cơm cúng, bình trà, bình nước (tịnh bình, quân trì) lẵng hoa, mâm, bàn v.v...3. Báo thời khí: Dụng cụ thông báo giờ giấc,cử hành các pháp sự cúng dường như: Chuông lớn, trống, khánh, chiêng, thanh la, não bạt, chuông lắc, mõ, mộc bản v.v... Những Pháp khí này được chế tạo rất đẹp, đặc biệt có giá trị mĩ thuật cao. Ngoài nghệ thuật chế tạo, còn khắc tên, niên đại, văn khắc, về mặt sử liệu, có ý nghĩa rất phong phú. 4. Dung trí khí: Những khí vật để cất chứa hoặc trang trí các đạo cụ như: Bình đựng xá lợi, hòm(rương) chứa kinh, hòm đựng ca sa, hộp để giới điệp... 5. Huề hành khí: Những khí vật tăng sĩ mang theo mình như: Tràng hạt (xâu chuỗi), bát, tích trượng, như ý(vật dùng để gãi ngứa ở những chỗ tay không với tới), phất trần v.v... 6. Mật giáo pháp cụ: Cũng gọi Đại đàn cụ, dùng trong các pháp tu của Mật giáo như: Luân bảo (bánh xe báu), Yết ma kim cương, Kim cương chử (chày kim cương), Kim cương linh (chuông kim cương), Kim cương bàn (mâm kim cương), Lục khí (6 thứ: Lò hương, bát đựng nước thơm, hộp đựng hương, lẵng đựng hoa, chân đèn và bát đựng cơm cúng) cùng 4 cây cọc dùng để kết giới... Về cách sử dụng, hình dáng, chủng loại của các pháp cụ Mật giáo đều do giáo nghĩa trong nghi quĩ của Mật giáo qui định. Thông thường, so với Pháp khí của Hiển giáo, thì các pháp cụ của Mật giáo mang đậm tính cách thần bí và tượng trưng. Chẳng hạn như cây chày 1 chĩa là tượng trưng cho Nhất chân như, chày 3 chĩa tượng trưng cho Tam mật (thân mật, ngữ mật, ý mật), hoặc tượng trưng cho Tam thân(Pháp thân, Báo thân, Hóa thân), hoặc biểu thị Tam bộ (Phật bộ, Kim cương bộ, Liên hoa bộ); chày 5 chĩa tượng trưng cho Ngũ trí (Đại viên kinh trí, Bình đẳng tính trí, Diệu quan sát trí, Thành sở tác trí, Pháp giới thể tính trí), Ngũ Phật (thuộc Kim cương giới: Tì lô giá na Như lai, A súc Như lai, Bảo sinh Như lai, A di đà Như lai; thuộc Thai tạng giới: Đại nhật Như lai, Bảo chàng Như lai, Khai phu hoa vương Như lai, Vô lượng thọ Như lai, Thiên cổ lôi âm Như lai). Những loại pháp cụ này của Mật giáo phần nhiều được đúc bằng đồng, có mạ vàng, rất tinh vi, đẹp đẽ và, dĩ nhiên, giá trị nghệ thuật rất cao.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Quy Sơn cảnh sách văn


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.40.47 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (72 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...