Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: pháp hoa kinh thập thất danh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: pháp hoa kinh thập thất danh








KẾT QUẢ TRA TỪ


pháp hoa kinh thập thất danh:

(法華經十七名) Mười bảy tên của kinh Pháp hoa. Trong tác phẩm Pháp hoa kinh luận của mình, ngài Thế thân có nêu ra 17 tên gọi khác nhau của kinh Pháp hoa để hiển bày ý nghĩa sâu xa mầu nhiệm không thể nghĩ bàn của kinh này. Đó là: 1. Vô lượng nghĩa kinh (Phạm: Mahànirdeza): Đức Phật muốn nói về lí Nhất thực tướng của Pháp hoa, nên trước hết Ngài nói Vô lượng nghĩa xứ, đem vô lượng nghĩa này qui về lí Nhất thực tướng. 2. Tối thắng tu đa la (Phạm:Sùtrànta): Kinh Pháp hoa chỉ nói về lí Nhất thừa thực tướng, là diệu pháp hơn hết trong Tam tạng, không có kinh nào sánh bằng. 3. Đại phương quảng kinh (Phạm: Mahà-vaipulya): Kinh Pháp hoa chỉ bàn về lí Nhất thừa thực tướng, đầy đủ 3 nghĩa: Đại (rộng lớn), Phương (chính lí) và Quảng (trùm khắp). 4. Giáo bồ tát pháp (Phạm: Bodhisattvàvavàda): Kinh Pháp hoa chỉ bàn về lí Nhất thừa thực tướng mà đức Như lai dùng để giáo hóa tất cả Bồ tát đã thành tựu thiện căn, tùy thuận pháp khí, khiến chứng được quả vị Phật. 5. Nhất thiết chư Phật sở hộ niệm (Phạm: Sarva-buddha-parigraha): Kinh Pháp hoa chỉ nói về lí Nhất thừa thực tướng mà đức Phật đã tự chứng đắc và được hết thảy chư Phật hộ niệm. Tuy muốn mở bày cho chúng sinh, nhưng vì căn cơ của họ còn thấp kém, nên Ngài tạm thời im lặng không vội nói ra. 6. Nhất thiết chư Phật bí mật pháp (Phạm: Sarva-buddha-rahasya): Kinh Pháp hoa chỉ nói về lí Nhất thừa thực tướng, pháp này rất sâu xa, huyền nhiệm, là pháp bí mật của hết thảy chư Phật và chỉ có chư Phật chứng biết được. 7. Nhất thiết chư Phật chi tạng(Phạm: Sarva-buddha-nigùđha): Kinh Pháp hoa chỉ nói về lí Nhất thừa thực tướng, công đức Tam muội của tất cả các đức Như lai đều bao hàm trong kinh này. 8. Nhất thiết chư Phật bí mật xứ (Phạm: Sarva-buddha-guhya-sthàna): Kinh Pháp hoa chỉ nói về lí Nhất thừa thực tướng, đó là tạng bí mật của hết thảy chư Phật. Vì thiện căn của chúng sinh chưa chín mùi, chưa đủ khả năng để lãnh nhận diệu pháp, nên đức Phật không vội diễn nói cho họ. 9. Năng sinh nhất thiết chư Phật kinh (Phạm: Sarva-buddha-jàti): Kinh Pháp hoa chỉ bàn về lí Nhất thừa thực tướng, chư Phật trong 3 đời (quá khứ, hiện tại, vị lai) đều nhờ pháp này mà thành tựu đạo quả Đại bồ đề. 10. Nhất thiết chư Phật chi đạo tràng (Phạm: Sarva-buddha-bodhi-maịđa): Kinh Pháp hoa chỉ nói về lí Nhất thừa thực tướng, đó là đạo tràng của tất cả chư Phật; người nghe pháp này thì có thể thành tựu được đạo quả Bồ đề. 11. Nhất thiết chư Phật sở chuyển pháp luân (Phạm: Sarva-buddhadharma-cakra-pravartana): Kinh Pháp hoa chỉ nói về lí Nhất thừa thực tướng, chư Phật ra đời đều dùng pháp môn này để quay bánh xe pháp diệt trừ phiền não chướng cho hết thảy chúng sinh, làm cho họ được giải thoát. 12. Nhất thiết chư Phật kiên cố xá lợi (Phạm: Sarva-buddhaika-ghana-zarìra): Kinh Pháp hoa chỉ nói về lí Nhất thừa thực tướng, đó là xá lợi của Pháp thân Phật mà từ xa xưa đến nay không đổi dời, không hư hoại.13. Nhất thiết chư Phật đại xảo phương tiện kinh (Phạm: Sarvopàyakauzalya): Kinh Pháp hoa chỉ nói về lí Nhất thừa thực tướng, chư Phật nhờ pháp môn này mà đã thành tựu Đại bồ đề, trở lại dùng phương tiện thiện xảo rộng lớn diễn nói pháp Nhân, Thiên, Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát khiến chúng sinh ngộ nhập cảnh giới Phật. 14. Thuyết nhất thừa kinh (Phạm: Ekayàna-nirdeza) Kinh Pháp hoa chỉ nói về lí Nhất thừa thực tướng, hiển bày thể tính bồ đề rốt ráo của chư Phật, chẳng phải là chỗ mà hàng Thanh văn, Duyên giác có thể chứng được. 15. Đệ nhất nghĩa trụ (Phạm: Paramàrtha-nirhàra-nirdeza): Kinh Pháp hoa chỉ nói về lí Nhất thừa thực tướng, đó là chỗ an trụ tột cùng của Pháp thân Như lai. 16. Diệu pháp liên hoa kinh (Phạm: Saddharma-puịđarìka): Kinh Pháp hoa chỉ nói về lí Nhất thừa thực tướng. Kinh này dùng hoa sen làm thí dụ, bởi vì Diệu pháp tức là quyền thực nhất thể, mà hoa sen thì hoa quả đồng thời. 17. Tối thượng pháp môn (Phạm: Dharma-paryàya): Kinh Pháp hoa chỉ nói về lí Nhất thừa thực tướng, vô lượng pháp nghĩa được hiển bày trong các kinh đều chứa đựng trong kinh này, vì thế kinh này là thù thắng hơn hết trong các kinh.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giọt mồ hôi thanh thản


Người chết đi về đâu


Đức Phật và chúng đệ tử


Lược sử Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...