Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc.
(Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích.
(Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: pháp giới
KẾT QUẢ TRA TỪ
pháp giới:
(法界) Phạm: Dharma-dhàtu. Pàli: Dhamma-dhàtu. Hán âm: Đạt ma đà đô. Chỉ cho tất cả đối tượng(cảnh sở duyên) của ý thức, 1 trong 18 giới. Cứ theo luận Câu xá quyển 1 thì 3 uẩn: Thụ, tưởng, hành, cùng với vô biểu sắc và vô vi pháp, gọi là Pháp giới. Trong 12 xứ thì Pháp giới được gọi là Pháp xứ. Còn trong 18 giới thì 17 giới kia cũng được gọi là Pháp. Bởi vậy, theo nghĩa rộng thì Pháp giới là chỉ cho tất cả các pháp hữu vi và vô vi. Theo Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển 18 thì Pháp giới có 3 nghĩa: 1. Nhân sinh ra các thánh pháp. 2. Thể tính chân thực của các pháp. 3. Các pháp đều có phần hạn của chúng, do đó mà phân biệt được tướng trạng của mỗi pháp. Pháp giới cũng chỉ cho chân như hoặc chỉ cho tất cả các pháp. Theo Phổ hiền hành nguyện thì Pháp giới có 5 môn: Pháp giới hữu vi, pháp giới vô vi, pháp giới vừa hữu vi vừa vô vi, pháp giới chẳng phải hữu vi chẳng phải vô vi và pháp giới vô chướng ngại, do đó mà lập ra 5 lớp Pháp giới khác nhau là: Pháp giới pháp, pháp giới nhân, pháp giới nhân pháp dung hợp, pháp giới nhân pháp đều vắng bặt và pháp giới không chướng ngại. Chủng loại của pháp giới tuy nhiều nhưng tất cả đều qui về Nhất chân pháp giới, đây chính là tâm thanh tịnh nguyên sơ của chư Phật và chúng sinh, cũng gọi là Nhất tâm pháp giới, Nhất chân vô ngại pháp giới. Nếu đứng về phương diện hiện tượng và bản thể mà nhận xét, thì Pháp giới có thể được chia làm 4 nghĩa, gọi là Tứ pháp giới. Đó là: 1. Sự pháp giới: Hiện tượng giới bao gồm muôn pháp thiên sai vạn biệt, mỗi pháp đều có tự thể riêng và phần hạn khác nhau. 2. Lí pháp giới: Hiện tượng các pháp tuy nhiều, nhưng thể tính chân thực của chúng thì thường trụ bất biến, bình đẳng nhất như, là cảnh giới tuyệt đối. 3. Lí sự vô ngại pháp giới: Giữa hiện tượng và bản thể có sự quan hệ nhất thể bất nhị, mỗi mỗi pháp tương tức tương nhập, viên dung vô ngại. 4. Sự sự vô ngại pháp giới: Tất cả mọi hiện tượng đều tác dụng hỗ tương, một tức tất cả, tất cả tức một, trùng trùng vô tận, sự sự vô ngại. Mật giáo lấy 6 yếu tố (6 đại): Đất, nước, lửa, gió, không, thức làm thể tính của pháp giới; 6 yếu tố này là thân Tam ma da của đức Đại nhật Như lai. Cung điện của Ngài là Pháp giới cung; định vị của Ngài là Pháp giới định, ấn khế của Ngài là Pháp giới định ấn, năng lực gia trì của Ngài gọi là Pháp giới gia trì. Trong 5 trí thì Đại nhật Như lai biểu thị Pháp giới thể tính trí. Ngoài ra, tông Thiên thai gọi chung 10 giới: Địa ngục, ngã quỉ, súc sinh, A tu la, người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát và Phật là Thập pháp giới. Đây là nói theo nghĩa phần hạn sai biệt của các tướng pháp giới. Lại nữa, Pháp giới cũng là 1 trong 12 tên của Thực tướng. Mười hai tên là: Chân như, Pháp giới, Pháp tính, Bất hư vọng tính, Bất biến dị tính, Bình đẳng tính, Li sinh tính, Pháp định, Pháp trụ, Thực tế, Hư không và Bất tư nghị giới. [X. kinh Tạp a hàm Q.16; hội Bị giáp trang nghiêm trong kinh Đại bảo tích Q.23; kinh Đại bát nhã Q.360; kinh Hoa nghiêm Q.1, 3 (bản dịch cũ); luận Đại tì bà sa Q.71; luận Đại thừa khởi tín; luận Biện trung biên Q.thượng; luận Bồ đề tâm].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
Hạnh phúc là điều có thật
Người chết đi về đâu
Có và Không
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...