Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác.
(The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ.
(There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ.
(Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được.
(I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác.
(No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: pháp cú kinh
KẾT QUẢ TRA TỪ
pháp cú kinh:
(法句經) Pàli: Dhamma-pada. Cũng gọi Pháp cú tập kinh, Pháp cú tập, Pháp cú lục, Đàm bát kinh, Đàm bát kệ. Kinh, 2 quyển, 39 phẩm, 752 bài tụng (nay có 758 bài tụng), do ngài Pháp cứu, người Ấn độ soạn, ngài Duy kì nan, người nước Ngô dịch vào thời Tam quốc (có thuyết cho rằng do các ngài Chi khiêm và Trúc tướng diệm dịch vào năm 224), được thu vào Đại chính tạng tập 4. Nội dung thu chép những bài kệ do đức Phật nói trong các kinh mà biên tập thành. Nguyên bản của kinh này có nhiều loại: Loại 1.000 bài tụng, 900 bài tụng, 700 bài tụng, 500 bài tụng v.v... Năm Hòa vũ thứ 3 (224) đời vua Tôn quyền nước Ngô, ngài Duy kì nan đem về 26 phẩm, 500 bài tụng, sau lại thêm vào 13 phẩm, thành 39 phẩm, 752 bài tụng. Kinh này hiện còn 4 bản khác là: -Kinh Pháp cú (Pàli: Dhamma-pada). -Phẩm Ưu đà na (Phạm:Udàna-varga, cũng gọi Ô đà nam phẩm). -Ched-du brjod-pa#i tshoms (bản dịch Tây tạng). -Kinh Pháp tập yếu tụng, 4 quyển, do ngài Thiên tức tai dịch vào đời Tống (thuộc hệ tiếng Phạm, được thu vào Đại chính tạng tập 4). Trong các bản trên, bản Pàli gồm 26 phẩm, 423 bài tụng (1 bài trùng lắp), rất giống với bản do ngài Duy kì nan thỉnh về Trung quốc. Về kinh Pháp cú viết bằng tiếng Phạm, theo Câu xá luận quang kí quyển 1, thì Ấn độ lưu hành bản Ưu đà nam do ngài Pháp cứu sưu tập. Năm 1892, ông F.Grenard đã phát hiện 1 phần bản tiếng Phạm ở vùng Hòa điền tại Tân cương viết trên vỏ cây hoa bằng chữ Khư lô sắt tra. Theo sự nghiên cứu của học giả người Pháp là ông É.Senart, thì sách này có thể đã được viết từ thế kỉ II trở về trước, được xem là bản kinh Phật viết tay xưa nhất hiện còn. Về sau, những đoạn kinh Phật bằng tiếng Phạm cũng liên tục được tìm thấy ở các vùng Khố xa, Đôn hoàng... Những đoạn kinh này được ông N.P.Chakravarti biên tập thành sách, đề là L’Udanavarga Sanskrit (Phẩm Ưu đà na tiếng Phạm) ấn hành 21 phẩm trước vào năm 1930. Bản dịch Tây tạng và kinh Pháp tập yếu tụng giống nhau, đều có 33 phẩm. Hai bản này chỉ có hơn 200 bài kệ giống với bảnPàli mà thôi. Ngoài ra, vào thời Tây Tấn, ngài Pháp cự và Pháp lập cùng dịch kinh Pháp cú thí dụ 4 quyển (thuộc hệ Pàli, được thu vào Đại chính tạng tập 4). Kinh này cũng gọi: Pháp dụ kinh, Pháp cú dụ kinh, Pháp cú bản mạt kinh, cũng chia làm 39 phẩm. Tích truyện Thí dụ của mỗi phẩm nêu ra 1 số kệ tụng trong kinh này để giải thích nhân duyên của tích truyện, tất cả có 68 loại thí dụ. Ngài Phật âm (Pàli: Buddha-ghosa) soạn Pháp cú kinh chú (Pàli: Dhammapadaỉỉhakathà) để giải thích nghĩa của 422 bài tụng trong kinh Pháp cú bằng tiếngPàli, đồng thời nói rõ nhân duyên của kinh này, tổng cộng có 299 loại thí dụ. Còn Ưu đà na phẩm chú giải (Tạng: Ched-du-brjod-pa#i tshoms-kyi rnampar#grel-pa) được thu vào A tì đạt ma bộ (Tạng: Míon-pa) trong Đan châu nhĩ (Tạng: Bstan-#gyur) của Đại tạng kinh Tây tạng và bản Hán dịch kinh Xuất diệu 30 quyển (thuộc hệ tiếng Phạm, được thu vào Đại chính tạng tập 4) đều là sách giải thích về nhân duyên thí dụ của phẩm Ưu đà na. Kinh Pháp cú là tác phẩm phản ánh sự thể nghiệm sâu sắc, đầy đủ về đời sống thực tiễn của con người, là cuốn sách nhập môn hay nhất của Phật giáo. Năm 1855, nhà học giả Đan mạch là ông V. Fausbôll đã xuất bản nguyên vănPàli và phụ thêm bản dịch. Đây là lần đầu tiên Phật giáo được giới thiệu với phương Tây, sau đó, được dịch sang các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức. Rồi đến ông W. Rockhill dịch phẩm Ưu đà na tiếng Tây tạng sang tiếng Anh, ông Herman Beckh thì ấn hành nguyên văn Tây tạng, S.Beal dịch kinh Pháp cú thí dụ ra Anh văn. Tại Nhật bản thì năm 1915, phòng Nghiên cứu Triết học Ấn độ thuộc Văn khoa của trường Đại học Đế quốc ở Đông kinh ấn hành kinh Pháp cú đối chiếuPàli-Hán. [X. Thiện kiến luật tì bà sa Q.1; luận Đại tì bà sa Q.1; Xuất tam tạng kí tập Q.7; truyện Duy kì nan trong Lương cao tăng truyện Q.1, Khai nguyên thích giáo lục Q.2; Chí nguyên pháp bảo khám đồng tổng lục Q.9, 10; A History ofPàli Literature by B.C. Law; Le Manuscrit kharowỉhì du Dhammapada (Journal asiatique 1898) par E. Senart; Bemerkungen zu dem Kharowỉhì- Manuskript des Dhammapada, par H. Lüders; Zum Manuskript Dutreme de Rhins (Zeitsch. Morgenl. Gesell; LX. 3. 1906) par O.Franke].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2
Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa
An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục
Đừng bận tâm chuyện vặt
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...