Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng.
(We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác.
(The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn.
(Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phân chư thừa
KẾT QUẢ TRA TỪ
phân chư thừa:
(分諸乘) Đối lại: Dung bản mạt. Chia các thừa. Tức lấy pháp thể của Nhất thừa làm gốc mà chia giáo pháp của đức Phật thành các thừa để thích nghi với các căn cơ của chúng sinh. Trong Hoa nghiêm ngũ giáo chương, ngài Pháp tạng dùng Dung bản mạt (dung hòa gốc và ngọn với nhau) để giải thích danh nghĩa của Nhất thừa đồng giáo và dùng Phân chư thừa (chia ra các thừa) để làm sáng tỏ pháp thể của Nhất thừa đồng giáo. Danh nghĩa của Đồng giáo lấy Nhất thừa làm gốc (bản), Tam thừa làm ngọn(mạt), dung hợp hòa đồng Tam thừa, Nhất thừa, gốc và ngọn với nhau, vì thế mà giải thích danh nghĩa của Đồng giáo là Dung bản mạt. Nhưng, pháp thể của Nhất thừa đồng giáo là vì phương tiện dẫn dắt mà chia làm Nhị thừa, Tam thừa, cho đến vô lượng thừa, hoặc đem Nhất thừa chia ra làm Nhị thừa, Tam thừa, cho đến vô lượng thừa để dẫn dụ, vì thế, các thừa được chia ra ấy chính là pháp thể của Nhất thừa đồng giáo. Phân chư thừa còn được chia làm 6 lớp là: Nhất thừa, Nhị thừa, Tam thừa, Tứ thừa, Ngũ thừa và Vô lượng thừa. Nhất thừa của lớp thứ nhất có 7 nghĩa: Ước pháp tướng giao tham, Ước nhiếp phương tiện, Ước sở lưu biện, Ước thù thắng môn, Ước giáo sự thâm tế, Ước bát nghĩa ý thú và Ước thập nghĩa phương tiện. Sự phân biệt 6 lớp, 7 nghĩa trên đây chính là 3 nghĩa: Sở lưu, Sở mục và Nhiếp phương tiện của Hoa nghiêm khổng mục chương. Trong đó, 7 nghĩa Nhất thừa của lớp thứ nhất nương vào 2 nghĩa Sở lưu và Nhiếp phương tiện, còn Nhị thừa của lớp thứ 2 trở xuống cho đến Vô lượng thừa của lớp thứ 5... thì nương vào 1 nghĩa Sở mục.Sở lưu có nghĩa là pháp môn của Tam thừa là từ biển Nhất thừa chảy ra. Nhiếp phương tiện có nghĩa là pháp môn Tam thừa nhập vào phương tiện của Nhất thừa. Nói cách khác, pháp môn Tam thừa là từ Nhất thừa mà ra, lại chính là phương tiện của Nhất thừa, cho nên gọi là Nhất thừa đồng giáo. Đó là điểm trọng yếu của 7 nghĩa Nhất thừa. Còn Sở mục thì có nghĩa là khi nói về pháp Tam thừa thì không phải lấy các nghĩa Sở lưu và Nhiếp phương tiện làm Nhất thừa, mà lấy ngay cái đương thể vốn có của Tam thừa làm Nhất thừa. [X. Hoa nghiêm nhất thừa giáo nghĩa phân tề chương Q.1].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Hai Gốc Cây
Phật Giáo Yếu Lược
Kinh nghiệm tu tập trong đời thường
Quy Sơn cảnh sách văn
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...