Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phạm thư »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phạm thư








KẾT QUẢ TRA TỪ


phạm thư:

(梵書) I. Phạm Thư. Phạm: Brahmaịa. Hán âm: Bà la môn na. Sách giải thích thánh điển Phệ đà (Phạm: Fg-veda) của Bà la môn giáo. Phệ đà, nói theo nghĩa hẹp là chỉ cho Bản tập (Phạm: Saôhità) của Phệ đà; còn nói theo nghĩa rộng thì bao gồm cả Bản tập và Phạm thư(nghĩa rộng), gọi chung là Phệ đà. Phạm thư là bộ sách đặt nền tảng vững chắc cho 3 giềng mối cốt yếu của Bà la môn giáo là: Phệ đà thiên khải, Tế tự vạn năng và Bà la môn chí thượng. Phệ đà bản tập ghi chép các bài ca tán, lời tế và lời chú được xướng tụng khi cúng tế. Phạm thư cũng được chia ra 2 phần là phần nghĩa rộng và phần nghĩa hẹp. Phần nghĩa rộng bao gồm các qui định về cách thực hành nghi thức cúng tế, hoặc giải thích ý nghĩa của các bài ca tán, các lời tế, thuyết minh nguồn gốc và nghĩa sâu xa của sự cúng tế. Nội dung của Phạm thư nghĩa rộng lại được chia làm 3 phần: Phạm thư (nghĩa hẹp), Sâm lâm thư (Phạm: Àraịyaka) và Áo nghĩa thư (Phạm: Upaniwad). Trong đó, Phạm thư(nghĩa hẹp) cũng lại chia làm 2 phần là: Nghi quĩ (Phạm: Vidhi) và Thích nghĩa (Phạm: Artha-vàda). Nghi quĩ qui định thứ tự của sự cúng tế và cách sử dụng các bài ca tán; còn Thích nghĩa thì giải thích ý nghĩa các bài ca tán, nguồn gốc và ý nghĩa của sự cúng tế cũng như nguồn gốc của các lời tế... Sâm lâm thư và Áo nghĩa thư thì cùng khảo xét về ý nghĩa của việc cúng tế và đời sống con người, cho nên rất trọng phương diện lí luận. Trong đó, Áo nghĩa thư đặc biệt đi sâu vào lĩnh vực tìm hiểu triết lí, nên còn có cái tên riêng là Phệ đàn đa (Phạm: Vedànta). Phạm thư được viết theo hình thức văn xuôi, trong sách sử dụng rất nhiều thần thoại và truyền thuyết. Về niên đại thành lập Phạm thư thì ước chừng vào khoảng 1.000 đến 600 năm trước Tây lịch, tức là khoảng thời gian mà trung tâm văn hóa của người Aryans từ lưu vực sông Ấn độ dời về phía đông đến đồng bằng sông Hằng. Đây là sản phẩm của thời kì mà hệ thống nghi thức cúng tế phức tạp của Phệ đà được chỉnh lí hoàn bị. Phạm thư có thể là sách về thần học, nhưng đồng thời cũng là tư liệu quí giá để tìm hiểu các vấn đề của xã hội Ấn độ đương thời như: Chế độ chủng tính, chủ nghĩa Bà la môn chí thượng, sự biến đổi thần thoại, tập đại thành tư tưởng Triết học, Nhất nguyên manh nha trong Áo nghĩa thư... Nhưng rất tiếc là những vấn đề ấy chỉ được ghi chép 1 cách vụn vặt có giới hạn mà thôi. Hiện nay còn 50 bộ, trong đó, chủ yếu là Ái đạt la thị Phạm thư (41 chương) phụ thuộc Lê câu Phệ đà và Bách đạo Phạm thư (100 chương) phụ thuộc Dạ nhu phệ đà. (xt. Phệ Đà). II. Phạm Thư. Phạm: Bràhmì, Bràhmì-lipi. Cũng gọi Phạm mị thư. Một trong những thể chữ xưa nhất được dân tộc Aryan sử dụng tại Ấn độ cổ đại từ sau thế kỉVI trước Tây lịch. Những Pháp sắc của vua A dục được khắc trên các cột đá và vách núi, những đồng tiền cổ (khoảng 300 năm trước Tây lịch) được đào thấy ở vùng Sagar của Ấn độ, đều được viết bằng thể chữ này. Trong những di vật của thế kỉ IV Tây lịch, người ta cũng phát hiện không ít thể chữ này. Loại văn tự này tuy Ấn độ đã vốn có từ xưa, nhưng theo sự nghiên cứu của các nhà khảo cổ cận đại thì loại chữ này cùng 1 ngữ hệ với văn tự của dân tộc Semitic, do những thương gia Ấn độ đem về truyền bá, đến khoảng năm 500 trước Tây lịch thì hoàn thành được 47 chữ cái. Lúc đầu, văn tự này vẫn theo tập quán của dân tộc Semitic viết ngay từ phải sang trái, lối viết này được thấy trên các đồng tiền cổ đào được ở Sagar, nhưng trong các Pháp sắc của vua A dục thì lại được viết từ trái sang phải và đặc biệt được gọi là Cổ đại khổng tước vương triều văn tự(văn tự của triều đại Khổng tước đời xưa). Loại văn này được lưu hành trên toàn cõi Ấn độ và truyền đến cả Tích lan. (xt. Phạm Tự).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Học Phật Đúng Pháp


Bức Thành Biên Giới


Đức Phật và chúng đệ tử


Em Là Vì Sao Sáng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 52.14.130.13 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (63 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...