Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phạm bái »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phạm bái








KẾT QUẢ TRA TỪ


phạm bái:

(梵唄) Phạm: Bhàwà. Cũng gọi Thanh bái, Tán bái, Kinh bái, Phạm khúc, Phạm phóng, Thanh minh. Gọi tắt: Phạm. Dùng điệu nhạc để tụng kinh, tán vịnh, ca tụng công đức của Phật. Bái, gọi đủ là Bái nặc, là dịch âm từ tiếng PhạmBhàwànghĩa là ngợi khen. Vì dựa theo nhạc điệu tán vịnh của Phạm độ (Ấn độ) nên gọi Phạm bái. Tuy đức Thế tôn cấm chỉ không được đọc tụng văn kinh bằng giọng điệu giống như thanh điệu Bà la môn, nhưng vì thanh bái có công dụng làm giảm bớt sự mỏi mệt của thân tâm và giúp nhớ dai, vì thế đức Phật cũng cho phép xướng tụng. Sau khi đức Phật nhập diệt thì Phạm bái được lưu hành khắp nơi. Khi Phật giáo truyền vào Trung quốc, các nhà truyền dịch kinh văn thì nhiều, nhưng các nhà truyền tụng Thanh bái thì hiếm. Bởi vì tiếng Phạm là tiếng đa âm, mà tiếng Hán là tiếng đơn âm, nếu dùng tiếng Phạm để vịnh tiếng Hán thì tiếng dài mà vần hụt; còn nếu dùng nhạc khúc tiếng Hán mà vịnh tiếng Phạm thì vần ngắn, lời dài. Cho nên dùng nhạc khúc Hán để ca vịnh tiếng Phạm hoặc ngược lại, đều không dễ dàng. Tương truyền, nguồn gốc tán bái của Trung quốc là do Trần tư vương Tào thực đời Tào Ngụy đến du ngoạn núi Ngư sơn (thuộc huyện Đông a, tỉnh Sơn đông), nghe lời tán của Phạm thiên trong hư không, thâm hiểu ý nghĩa, ông bèn mô phỏng âm tiết của lời tán ấy mà viết thành Phạm bái. Sau đó, ông dựa theo kinh Thái tử thụy ứng bản khởi, soạn lời tạo âm mà viết thành bài Thái tử tụng, tiếp theo, ông soạn khúc Bồ tát thiểm tử tụng: Đây là khúc Phạm bái Phạm Hán hỗn hợp đầu tiên. Về sau, các ngài Chi khiêm, Khang tăng hội đời Ngô cũng ứng dụng Phạm bái và chế tác các bài: Tán bồ tát liên cú Phạm bái và Nê hoàn Phạm bái... Từ đó về sau Phạm bái mới được lưu hành rộng rãi. Lương cao tăng truyện quyển 13 nêu tên 11 vị, từ ngài Bạch pháp trở xuống, rất giỏi về Phạm bái. Từ đời Đông Tấn về sau, Phạm bái khá thịnh hành ở miền Nam, Trung quốc. Cánh lăng vương Tiêu tử lương đời Nam Tề tận lực cổ xúy Phạm bái, ông sáng tác rất nhiều về bộ môn này. Đến đời Đường, Phạm bái dần dần thịnh hành trong dân gian, trong số 9 chức vị ở Đạo tràng dịch kinh, Phạm bái được dành cho 1 chức. Phạm bái chủ yếu được dùng trong 3 trường hợp: 1. Trong nghi thức giảng kinh: Thông thường được cử hành trước và sau khi giảng kinh.2. Lục thời hành đạo: Tức thực hành trong các khóa tụng kinh vào lúc sáng sớm và chiều tối. 3. Đạo tràng sám pháp: Nhằm mục đích giáo hóa, dắt dẫn quần chúng, nghi thức Phạm bái trong trường hợp này đặc biệt chú trọng ca hát, ngâm vịnh, tán thán... Về sau, tùy theo địa phương mà âm điệu Phạm bái có khác nhau, chủ yếu chia ra 2 miền Nam và Bắc, mỗi miền có đặc trường riêng. Từ đời Đường trở về trước, Phạm bái lưu hành gồm có: 1. Như lai bái: Cũng gọi Như lai phạm, Hành hương phạm(xướng lúc dâng hương tán Phật). Tức những câu kệ: Như lai diệu sắc thân, Thế gian vô dữ đẳng; Vô tỉ bất tư nghị, Thị cố kim kính lễ. Như lai sắc vô tận, Trí tuệ diệc phục nhiên; Nhất thiết pháp thường trụ, Thị cố ngã qui y.(Kinh Thắng man). 2. Vân hà bái: Cũng gọi Vân hà phạm. Tức những câu kệ: Vân hà đắc trường thọ, Kim cương bất hoại thân? Phục dĩ hà nhân duyên, Đắc đại kiên cố lực? Vân hà ư thử kinh, Cứu cánh đáo bỉ ngạn? Nguyện Phật khai vi mật, Quảng vị chúng sinh thuyết. (Kinh Niết bàn quyển 3, bản Nam). 3. Xử thế bái: Cũng gọi Xử thế phạm. Tức bài kệ: Xử thế gian như hư không, Nhược liên hoa bất trước thủy; Tâm thanh tịnh siêu ư bỉ, Khể thủ lễ Vô thượng thánh. (Kinh Siêu nhật nguyệt minh quyển thượng). Thông thường, Phạm bái được chia làm 3 tiết:Sơ bái: Phần văn kệ được xướng lúc bắt đầu pháp sự, tức câu kệ đầu: Như lai diệu sắc thân trong Như lai bái.Trung bái: Văn kệ được xướng khi đang cử hành pháp sự, tức câu đầu Như lai sắc vô tận của bài kệ thứ 2 trong Như lai bái.Hậu bái: Bài kệ của Xử thế bái được xướng khi pháp sự kết thúc. Những bài kệ Phạm bái này được gọi là Phạm âm kệ. Nội dung Phạm bái cóLục cú tán và Bát cú tán. Lục cú tán chủ yếu là bài Hương tán: Lô hương sạ nhiệt, pháp giới mông huân v.v... được xướng vào lúc bắt đầu pháp sự để cung thỉnh chư Phật. Còn Bát cú tán thì như các bài Tam bảo tán, A di đà Phật tán, Dược sư Phật tán v.v... thường được xướng lúc pháp sự đang diễn tiến và sau khi tụng kinh. Khi xướng Phạm bái có dùng các thứ pháp khí như chuông, mõ, thanh la, tiêu, cảnh, linh... hòa theo âm điệu trầm bổng du dương, tạo thành nhạc khúc đặc biệt của Phật giáo. Phạm bái được truyền đến Nhật bản vào đầu thời đại Nại lương, là 1 trong 4 pháp yếu của Phật giáo xứ Phù tang. Đến thời đại Bình an thì có 2 dòng lớn là Tiến lưu và Đại nguyên lưu rất thịnh hành. Tiến lưu thuộc hệ thống tông Chân ngôn và Đại nguyên lưu thuộc hệ thống tông Thiên thai. [X. phẩm Thọ mệnh kinh Niết bàn (bản Bắc); Căn bản tát bà đa bộ luật nhiếp Q.9; Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao Q.thượng, phần 4; Tống cao tăng truyện Q.3, 25; thiên Bái tán trong Pháp uyển châu lâm Q.36; Sắc tu Bách trượng thanh qui Q.5; Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.4; Thích thị yếu lãm Q.thượng; truyện Lặc na ma đề trong Khai nguyên thích giáo lục Q.6; Nhập đường cầu pháp tuần lễ hành kí Q.2].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bhutan có gì lạ


Em Là Vì Sao Sáng


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Người chết đi về đâu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.159.195 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (54 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...