Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngũ phần pháp thân »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngũ phần pháp thân








KẾT QUẢ TRA TỪ


ngũ phần pháp thân:

(五分法身) Cũng gọi Vô lậu ngũ uẩn, Vô đẳng đẳng ngũ uẩn (Phạm: Asamasama-paĩcaskandha). Năm thứ công đức đầy đủ trong tự thể của Phật và A la hán. Có hai cách giải thích. A. Theo cách giải thích của Tiểu thừa: Câu xá luận quang kí quyển 1, phần cuối, nêu và giải thích 5 phần pháp thân là: 1. Giới thân (Phạm: Zìla-skandha), cũng gọi Giới uẩn, Giới chúng, Giới phẩm. Tức là thân nghiệp và ngữ nghiệp vô lậu. 2. Định thân (Phạm: Samàdhiskandha), cũng gọi Định uẩn, Định chúng, Định phẩm. Tức là 3 Tam muội không, vô nguyện và vô tướng của bậc Vô học. 3. Tuệ thân (Phạm:Prajĩà-skandha), cũng gọi Tuệ uẩn, Tuệ chúng, Tuệ phẩm. Tức là chính kiến, chính tri của bậc Vô học.4. Giải thoát thân (Phạm: Vimuktiskandha), cũng gọi Giải thoát uẩn, Giải thoát chúng, Giải thoát phẩm. Tức là thắng giải tương ứng với chính kiến. 5. Giải thoát tri kiến thân (Phạm: Vimukti-jĩàna-darzana-skandha), cũng gọi Giải thoát sở kiến thân, Giải thoát tri kiến uẩn, Giải thoát tri kiến chúng, Giải thoát tri kiến phẩm. Tức là tận trí, vô sinh trí của bậc Vô học. Trong đó, Giải thoát thân và Giải thoát tri kiến thân hợp lại gọi chung là Giải tri kiến. Bởi vì tận trí và vô sinh trí của bậc Vô học Tiểu thừa là giải thoát tri kiến. Trong giáo đoàn Phật giáo, điều này vốn được coi là pháp môn ngăn dứt những dục vọng của nhục thể và tinh thần, giúp cho tâm tĩnh lặng, trí tuệ sáng suốt để ngay từ trong tất cả sự trói buộc mà được giải thoát. B. Theo cách giải thích của Đại thừa. Trong Đại thừa nghĩa chương quyển 20, phần đầu, ngài Tuệ viễn giải thích năm phần pháp thân như sau: 1. Giới thân: Chỉ cho Giới pháp thân Như lai đã xa lìa hết thảy lỗi lầm của 3 nghiệp thân, khẩu, ý. 2. Định thân: Trong Định pháp thân của Như lai, chân tâm vắng lặng, tự tính không động, xa lìa tất cả vọng niệm. 3. Tuệ thân: Tuệ pháp thân của Như lai thể chân tâm tròn sáng, tự tính sáng tỏ, quán xét thấu suốt hết thảy pháp tính, tức chỉ cho trí căn bản. 4. Giải thoát thân: Giải thoát pháp thân của Như lai tự thể không bị câu thúc, giải thoát khỏi tất cả sự trói buộc. 5. Giải thoát tri kiến thân: Giải thoát tri kiến pháp thân của Như lai tự thể chứng biết xưa nay vốn thanh tịnh vô nhiễm, đã thực sự giải thoát. Về danh nghĩa của Ngũ phần pháp thân thì sách đã dẫn trên giải thích rằng : Phần tức là nhân, vì 5 thứ nói trên là nhân để thành thân, nên gọi là phần; Pháp là tự thể, vì 5 thứ trên là tự thể của bậc Vô học nên gọi là pháp; lại nữa, pháp nghĩa là khuôn phép, mà 5 thứ trên là khuôn phép để thành thân nên gọi là pháp; Thân tức là thể, 5 thứ trên là thể của chư Phật, cho nên gọi là thân; thân cũng có nghĩa là chỗ tích tụ mọi công đức, vì thế gọi là thân. Về thứ tự của Ngũ phần pháp thân thì rất rõ ràng, từ giới sinh định, từ định phát tuệ, do tuệ mà được giải thoát, do giải thoát mà có giải thoát tri kiến. Giới, định, tuệ là căn cứ theo nhân mà đặt tên, còn giải thoát và giải thoát tri kiến thì căn cứ theo quả mà đặt tên, tuy nhiên, cả 5 thứ đều là công đức của Phật. Theo luận Câu xá quyển 1, thì giới uẩn thuộc về sắc uẩn, 4 uẩn còn lại thuộc về hành uẩn. Thỉnh quan âm kinh sớ của ngài Trí khải thì cho rằng: Nếu chuyển được 5 ấm sắc, thụ, tưởng, hành, thức thì lần lượt có thể được Ngũ phần pháp thân: Giới thân, định thân... Ngoài ra, trong Ngũ phần pháp thân của Mật giáo, thì Giới chỉ cho Tam muội da giới: Chúng sinh và Phật không hai, 6 đại vô ngại; Định chỉ cho tâm đại quyết định, an trụ trong chúng sinh và Phật không hai; Tuệ chỉ cho trí tuệ tự giác rõ suốt lí 6 đại vô ngại; Giải thoát chỉ cho địa vị tự ngộ, rõ suốt lí 6 đại vô ngại, xa lìa mọi chấp trước mà được giải thoát; Giải thoát tri kiến chỉ cho sự thấy biết sau khi chứng ngộ không còn bị các chấp trước trói buộc. [X. kinh Tạp a hàm Q.24, 47; kinh Trường a hàm Q.9; kinh Tăng nhất a hàm Q.2, 18, 29; kinh Tăng già la sát sở tập Q.hạ; kinh Quán Phổ hiền hành pháp; kinh Bồ tát anh lạc Q.thượng; Phật địa kinh luận Q.4].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Những Đêm Mưa


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.152.77.92 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...