Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngũ nghiệp »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngũ nghiệp








KẾT QUẢ TRA TỪ


ngũ nghiệp:

(五業) I. Ngũ Nghiệp. Năm loại nghiệp. Cứ theo luận Đại tì bà sa quyển 114 thì tùy theo sự mau hay chậm của việc chịu báo mà nghiệp được chia làm 5 loại: 1. Thuận hiện pháp thụ nghiệp: Đời này gây nghiệp chịu báo ngay ở đời này. 2. Thuận thứ sinh thụ nghiệp: Gây nghiệp ở hiện tại đời sau mới chịu báo. 3. Thuận hậu thứ thụ nghiệp: Từ đời thứ 3 trở về sau mới chịu báo. 4. Thời phận bất định dị thục định nghiệp: Chỉ biết quả mà không biết lúc nào chịu báo. 5. Thời phận bất định dị thục bất định nghiệp: Không biết quả mà cũng không biết lúc nào chịu báo. [X. luận Câu xá Q.15; luận Thuận chính lí Q.40; Câu xá luận quang kí Q.15]. II. Ngũ Nghiệp. Cứ theo thuyết của luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập quyển 7, 5 nghiệp là: 1. Thủ thụ nghiệp: Như mắt có thể thấy sắc v.v... 2. Tác dụng nghiệp: Như đất có khả năng giữ gìn, nâng đỡ ... hoặc tạo ra tự tướng các pháp, nghĩa là các sắc chất ngại, biến hoại... 3. Gia hạnh nghiệp: Trước hết ý hiểu biết rồi đưa đến thân tạo nghiệp... 4. Chuyển biến nghiệp: Như những người thợ kim hoàn làm ra các đồ trang sức... 5. Chứng đắc nghiệp: Tu Thánh đạo, chứng Niết bàn... [X. luận Đại thừa a tì đạt ma tập Q.4; Tạp tập luận thuật kí Q.8]. III. Ngũ Nghiệp. Năm hạnh nghiệp của chư Phật đối với chúng sinh nói trong Nhiếp đại thừa luận bản, quyển hạ(do ngài Huyền trang dịch). Đó là: 1. Lấy việc cứu giúp hết thảy chúng sinh trong khổ nạn làm nghiệp: Chúng sinh tạo các nghiệp ác, phải chịu những tật não như mù, điếc, điên cuồng... sống trong khổ nạn, nếu khi được gặp Phật cứu giúp thì người mù được thấy, người điếc được nghe, người điên được tỉnh. 2. Lấy việc cứu giúp các cõi ác làm nghiệp: Chúng sinh vì tạo nghiệp chẳng lành bị rơi vào các cõi ác, Phật mở lòng đại từ bi cứu giúp họ ra khỏi 3 đường ác(địa ngục, ngã quỉ, súc sinh)khiến được yên vui trong cõi người, cõi trời. 3. Lấy việc cứu giúp những người tu theo phi phương tiện làm nghiệp: Phi phương tiện nghĩa là phương pháp không đưa đến giải thoát; ngoại đạo tu các hạnh khổ như giữ giới bò(bắt chước bò ăn cỏ), giới chó(bắt chước chó ăn phân) v.v... không thể ra khỏi 3 cõi, gọi là Phi phương tiện. Đức Phật dạy các ngoại đạo lìa bỏ phi phương tiện mà cầu hạnh giải thoát, sống trong giáo pháp của Như lai. 4. Lấy việc cứu giúp Tát ca da kiến làm nghiệp: Tát ca da kiến tức là thân kiến (thấy có thân ta), chúng sinh trôi lăn trong 3 cõi, nhận lầm thân ngũ uẩn giả hòa hợp là cái ta thường hằng bất biến. Đức Phật muốn cứu giúp chúng sinh chấp ngã, nên chỉ cho con đường chính vô ngã có thể vượt khỏi 3 cõi, làm cho chúng sinh phá trừ thân kiến giả dối không thực. 5. Lấy việc cứu giúp các thừa làm nghiệp: Thừa ở đây chỉ cho 2 hạng người tu hành đạo Phật. Một là người đối với đạo Bồ tát muốn trở lui; hai là hàng Thanh văn có chủng tính quanh co giữa Đại thừa và Tiểu thừa, không biết đi đường nào. Hạng người thứ nhất thấy chúng sinh khó độ, hạnh Bồ tát khó làm nên muốn rút lui khỏi đạo Bồ tát Đại thừa, mà tu đạo Tiểu thừa; hạng người thứ 2 tuy có chủng tính Đại thừa nhưng lại phát tâm nhỏ hẹp. Đức Phật thương xót 2 hạng người này, nên nói pháp Nhất thừa khiến cho Bồ tát muốn trở lui không còn thoái tâm, mà Thanh văn bất định thì bỏ Tiểu thừa về Đại thừa. [X. luận Nhiếp đại thừa Q.hạ (bản dịch đời Lương); Nhiếp đại thừa luận thích Q.10 (bản dịch đời Đường)]. IV. Ngũ Nghiệp. Năm nghiệp nói trong luận Vãng sinh của bồ tát Thế thân. Tức là: 1. Nghiệp thân: Lễ lạy. 2. Nghiệp khẩu: Nói lời khen ngợi. 3. Nghiệp ý: Khởi tâm phát nguyện 4. Nghiệp trí: Phát khởi trí quán. 5. Nghiệp trí phương tiện: Phát tâm hồi hướng. Năm nghiệp trên đây là pháp môn tu hành cầu sinh về Tịnh độ của đức Phật A di đà. [X. Vãng sinh luận chú Q.hạ; Vãng sinh luận chú kí Q.5].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gõ cửa thiền


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 35.168.113.248 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (118 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...