Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: như lai »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: như lai








KẾT QUẢ TRA TỪ


như lai:

(如來) Phạm, Pàli: Tathàgata. Hán âm: Đa đà a già đà, Đa tha a già độ, Đa đà a già độ, Đát tát a kiệt, Đát tha nga đa, Đa a kiệt. Cũng gọi Như khứ. Từ ngữ tôn xưng đức Phật, là 1 trong 10 hiệu của Phật. Tiếng Phạm Tathàgata có thể được chia làm 2 là:Tathà-gata(Như khứ)và Tathà-àgata(Như lai). Nếu theo cách thứ nhất thì có nghĩa là noi theo đạo Chân như mà đến quả Phật Niết bàn, cho nên gọi là Như khứ; còn nếu theo cách thứ 2 thì có nghĩa là từ chân lí mà đến (như thực mà đến)và thành Chính giác, cho nên gọi là Như lai. Vì đức Phật theo chân lí mà đến và từ chân như mà hiện thân, nên tôn xưng Ngài là Như lai. Kinh Thanh tịnh trong Trường a hàm quyển 12 (Đại 1, 75 hạ) nói: Từ khi thành đạo đến lúc vào Niết bàn, trong suốt khoảng thời gian ấy, đức Phật nói ra điều gì cũng đều như thực, cho nên gọi là Như lai. Lại nữa, những điều đức Như lai nói đều đúng lí Như, cho nên gọi là Như lai. Luận Đại trí độ quyển 55 (Đại 25, 454 hạ) nói: Tu hành 6 Ba la mật được thành Phật đạo (...) nên gọi là Như lai. Trí biết tất cả các pháp Như, từ trong Như đến, nên gọi là Như lai. Trường bộ kinh chú (Sumaígalavilàsinì) tiếngPàlinêu ra 9 nghĩa của từ Như lai; luận Thập trụ tì bà sa quyển 1 thì nêu 11 nghĩa. Còn kinh Đại bảo tích quyển 90, kinh Đại uy đức đà la ni quyển 13, phẩm Như lai tạng trong luận Phật tính quyển 2... cũng đều nêu ra nhiều nghĩa khác nhau. Lại theo luận Thành thực quyển 1 và Hành tông kí quyển thượng, thì người noi theo đạo chân như đến mà thành Chính giáo, là Chân thân Như lai, còn người theo đạo chân như đến để hóa độ chúng sinh trong 3 cõi, là Ứng thân Như lai. Ngoài ra, tông Thiên thai y cứ vào từ ngữ Thừa như thực đạo lai thành chính giác trong luận Thành thực quyển 1, để giải thích nghĩa Chân thân Như lai và Ứng thân Như lai, gọi là Nhị Như Lai. Cứ theo Pháp hoa văn cú quyển 9 thì: Thừa(trí như như)như thực(cảnh như như) đạo(nhân)lai thành Chính giác (quả), nghĩa là nhân, cảnh và trí khế hợp, công quả tròn đầy, đó là Chân thân Như lai; còn dùng trí như thực noi theo đạo như thực(cảnh và trí khế hợp)mà đến 3 cõi để thị hiện 8 tướng thành đạo thì là Ứng thân Như lai. Ngoài ra, tông Thiên thai còn y cứ vào từ ngữ Như pháp tướng giải, như pháp tướng thuyết trong luận Đại trí độ quyển 2 mà giải thích nghĩa Pháp thân, Báo thân và Ứng thân, gọi là Tam Như Lai. Theo Pháp hoa văn cú quyển 9 thì nghĩa Tam Như Lai là: Trùm khắp mọi nơi mà không sai khác là Như; không động mà ứng hiện đến khắp mọi nơi là Lai: Đây chỉ cho pháp thân Như lai. Từ lí gọi là Như, từ trí là Lai: Đây chỉ cho Báo thân Như lai. Cảnh và trí thầm hợp là Như, đi đến 3 cõi quay bánh xe pháp mà nói diệu pháp là Lai: Đây chỉ cho Ứng thân Như lai. [X. kinh Đại bát niết bàn Q.18 (bản Bắc); kinh Thập hiệu; kinh Tọa thiền tam muội Q.thượng; luận Đại trí độ Q.10, 21, 70, 72, 85; Vô lượng thọ Như lai quán hành cúng dường nghi quĩ; phẩm Bồ đề trong luận Du già sư địa Q.38; Đại nhật kinh sớ Q.1; Phiên dịch danh nghĩa tập Q.1]. (xt. Thập Hiệu).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Dược sư


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.63.236 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...