Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: niệm châu »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: niệm châu








KẾT QUẢ TRA TỪ


niệm châu:

(念珠) Cũng gọi Sổ châu, Châu sổ, Tụng châu, Chú châu, Phật châu. Chuỗi tràng hạt dùng lúc niệm Phật để ghi số danh hiệu đã xưng niệm. Niệm châu, trong nguyên văn tiếng Phạm gồm có 4 nghĩa: 1. Pàsaka-màlà, Hán âm: Bát tắc mạc, nghĩa là đếm xâu chuỗi(Sổ châu). 2. Akwa-màlà, Hán âm: A xoa ma la, nghĩa là tràng hạt châu. 3. Japa-màlà: Niệm tụng tràng hạt. 4. Akwa-sùtra: Sợi chỉ xâu tràng hạt. Tiếng Phạm Màlà (hoặc Màlya) có nghĩa là tràng, chuỗi. Người Ấn độ đời xưa có tập tục đeo chuỗi anh lạc, từ đó diễn biến thành niệm châu, như phái Tì thấp nô trong Bà la môn giáo cổ đại đã có thói quen đeo niệm châu rất sớm. Gần đây, ở vùng Tây bắc Ấn độ, 1 số tượng điêu khắc Long vương qui Phật, trong đó có 1 pho tượng Bà la môn đầu mang niệm châu. Tượng khắc này được suy định là tác phẩm ở khoảng thế kỉ II, như vậy đủ biết thời đó niệm châu đã rất phổ biến trong giới Bà la môn. Nhưng thời đại niệm châu được sử dụng trong Phật giáo có lẽ đã muộn hơn, tức phải từ sau thế kỉ II trở đi. Trong các kinh điển Phật giáo nói về nguồn gốc của niệm châu, thì phần nhiều lấy thuyết của kinh Mộc hoạn tử trong đó đức Phật chỉ dạy cách dùng niệm châu cho vua Ba lưu li làm tiêu biểu chung. Kinh Mộc hoạn tử (Đại 17, 726 thượng) ghi: Phật bảo vua rằng: Nếu muốn diệt trừ phiền não chướng, báo chướng, thì nên xâu 108 hạt mộc hoạn, thường mang theo bên mình, khi đi, đứng, ngồi, nằm, phải chuyên tâm nhất ý, xưng niệm Phật, Pháp, Tăng, khi niệm xong 1 câu thì lần 1 hạt mộc hoạn, cứ như thế dần dần lần đến 10, 20, 30, 100, 1.000, cho đến trăm nghìn vạn hạt. Ngoài ra, cũng có thuyết cho rằng nguồn gốc niệm châu bắt đầu từ việc các vị tỉ khưu dùng 30 hạt châu màu đen trắng để tính số ngày Bố tát mà có. Về con số hạt của niệm châu, các kinh nói cũng không giống nhau. Ở đây nêu 1 cách sơ lược về phép dùng thường thấy để so sánh như sau: 1. Kinh Mộc hoạn tửqui định 108 hạt. 2. Phẩm Tác sổ châu pháp tướng trong Đà la ni tập quyển 2nêu 4 loại niệm châu: Loại 108 hạt, loại 50 hạt, loại 42 hạt và loại 21 hạt. 3. Kinh Sổ châu công đức cũng nêu 4 loại: Loại 108 hạt, loại 50 hạt, loại 27 hạt và loại 14 hạt. 4. Kinh Kim cương đính du già niệm châulấy 1.080 hạt làm thượng phẩm, 108 hạt làm tối thắng, 54 hạt làm trung phẩm và 27 hạt làm hạ phẩm. 5. Phẩm Sổ châu nghi tắc trong kinh Văn thù nghi quĩcho tối thượng phẩm là 1080 hạt, thượng phẩm là 108 hạt, trung phẩm 54 hạt và hạ phẩm 27 hạt. Ngoài ra cũng có loại 36 hạt, 18 hạt. Trong các loại niệm châu nói trên, loại 108 hạt được dùng phổ biến hơn cả. Vì số hạt được dùng khác nhau nên ý nghĩa tiêu biểu cũng bất đồng: 1. 108 hạt: Biểu thị cầu chứng 108 Tam muội, dứt trừ 108 phiền não. 2. 54 hạt: Biểu thị 54 giai vị trong quá trình tu hành của Bồ tát: Thập tín, Thập trụ, Thập hành, Thập hồi hướng, Thập địa và Tứ thiện căn nhân địa. 3. 42 hạt: Biểu thị 42 giai vị trong quá trình tu hành của Bồ tát: Thập trụ, Thập hành, Thập hồi hướng, Thập địa,Đẳng giác và Diệu giác. 4. 27 hạt: Biểu thị 27 Hiền vị thuộc 4 hướng, 4 quả của Tiểu thừa, tức là 18 vị Hữu học của 4 hướng 3 quả trước và 9 vị Vô học của quả A la hán. 5. 21 hạt: Biểu thị 21 giai vị: Thập địa, Thập ba la mật và Phật quả. 6. 14 hạt: Biểu thị 14 thứ vô úy của bồ tát Quan âm. 7. 1.080 hạt: Biểu thị 10 cõi, mỗi cõi đều có 108 hạt nên cộng lại là 1.080 hạt. 8. Ý nghĩa của 36 hạt và 18 hạt: Thông thường cho rằng giống với 108 hạt, nhưng để tiện mang theo nên chia 108 làm 3 là 36 hạt hay chia làm 6 là 18 hạt, chứ không có ý nghĩa riêng. Nhưng sự sai khác về số hạt cũng như ý nghĩa tượng trưng ghi trên chỉ là do Tổ sư các đời vì sự nghiệp giáo hóa mà phương tiện phối hợp, chứ không phải từ nguyên văn kinh điển nêu ra. Về nguyên liệu của niệm châu thì các kinh ghi chép như sau: 1. Kinh Đà la ni tập quyển 2: Hạt niệm châu có thể làm bằng: Vàng, bạc, đồng đỏ, thủy tinh, hạt mộc hoạn, hạt bồ đề, hạt sen... 2. Kinh Thủ hộ quốc giới chủ đà la ni quyển 9 nêu: Hạt bồ đề, hạt kim cương, chân châu, hạt hoa sen, vàng, bạc... 3. Kinh Chư Phật cảnh giới nhiếp chân thực quyển hạ nêu: Hương mộc, thâu thạch (1 thứ đá quí), đồng, sắt, thủy tinh, chân châu, hạt hoa sen, hạt kim cương, hạt bồ đề và các thứ kim loại hỗn hợp. Niệm châu thường phụ thêm Mẫu châu, Sổ thủ, Kí tử, Kí tử lưu; nếu niệm châu được xâu bằng 108 hạt, thêm 1 hạt Mẫu châu và 2 loại hạt nữa thì Mẫu châu được gọi là Đạt ma châu. Sổ thủ cũng gọi là Tứ thiên châu, là 4 hạt châu nhỏ thêm vào khoảng giữa 108 hạt. Niệm châu của Mật giáo, thông thường ở hạt thứ 7(bắt đầu tính từ Mẫu châu)và sau hạt thứ 21 thì xâu thêm hạt Sổ thủ vào. Kí tử cũng gọi là Đệ tử châu, thông thường có 10 hạt, 20 hạt, hoặc 40 hạt, xâu vào 1 dây nhỏ riêng ở đầu Mẫu châu, gồm 10 hạt, tượng trưng 10 Ba la mật, khi lần tràng niệm Phật đủ 108 biến thì đẩy 1 Kí tử để tính số. Nếu ở phần trên của Kí tử có thêm 1 hạt châu nhỏ trong suốt (thường là thủy tinh), thì gọi là Trợ minh, Tịnh minh, Duy ma, Bổ xứ bồ tát. Kí tử lưu là hạt châu được thêm vào ở đầu cuối của mỗi xâu Kí tử. Cứ theo kinh Kim cương đính du già niệm châu thì các hạt châu tượng trưng Quan âm, Mẫu châu tượng trưng Vô lượng thọ hay tu hành thành tựu quả Phật, cho nên, khi lần tràng lúc đến hạt Mẫu châu thì không được vượt qua mà phải quay ngược trở lại, nếu không sẽ phạm tội Việt pháp. Lần tràng hạt mà tụng chú và niệm Phật thì thường sinh ra công đức. Cứ theo kinh Mộc hoạn tử, nếu niệm danh hiệu Phật, Pháp, Tăng, đủ 20 vạn biến mà thân tâm không loạn, không có các tà vạy, thì sau khi chết được sinh lên cõi trời Diệm ma thứ 3, ăn mặc tự nhiên có, thường yên vui. Còn theo phẩm Tác sổ châu pháp tướng trong kinh Đà la ni tập quyển 2, nếu dùng các thứ bảo vật như vàng, bạc, đồng đỏ, thủy tinh... để làm tràng hạt, thì khi lần tràng tụng kinh, niệm Phật sẽ được đầy đủ công đức của 10 Ba la mật, hiện thân chứng được quả Phật Vô thượng chính đẳng chính giác.Trong Mật giáo, tùy theo các bộ(3 bộ Thai tạng giới và 5 bộ Kim cương giới) mà niệm châu được sử dụng có khác nhau: Nói về 3 bộ: Cứ theo kinh Tô tất địa yết la thì Phật bộ dùng niệm châu hạt bồ đề, Quan âm bộ (Liên hoa bộ)dùng niệm châu hạt hoa sen và Kim cương bộ thì dùng niệm châu hạt Rô na la xoa. Về 5 bộ: Cứ theo kinh Thủ hộ và kinh Du già niệm châu thì Phật bộ dùng niệm châu hạt bồ đề, Kim cương bộ dùng niệm châu hạt kim cương, Bảo bộ dùng niệm châu bằng các thứ báu như vàng, bạc, lưu li v.v..., Liên hoa bộ dùng niệm châu hạt hoa sen, còn Yết ma bộ thì dùng niệm châu bằng các nguyên liệu hỗn hợp. Và trong tất cả các bộ, khi trì niệm xong, hành giả phải cất niệm châu trên 1 cái mâm bằng bạc, chứ không được để lung tung, lẫn lộn với các vật khác. Ngoài ra, lần niệm châu bằng ngón tay nào thì kinh điển Mật giáo cũng nói rất rõ. Về 5 bộ: Cứ theo kinh Nhiếp chân thực thì Phật bộ phải dùng ngón cái và ngón trỏ của tay phải để lần niệm châu; Kim cương bộ thì dùng ngón cái và ngón giữa của tay phải; Bảo bộ thì dùng ngón cái và ngón áp út của tay phải; Liên hoa bộ thì dùng ngón cái và ngón út của tay phải; Yết ma bộ thì dùng cả 5 ngón của tay phải. Về 3 bộ: Cứ theo kinh Tô tất địa thì Phật bộ dùng ngón cái và đầu ngón áp út của tay phải bấm vào nhau, ngón giữa và ngón út dựng thẳng, ngón trỏ hơi co và áp sát vào lóng giữa của ngón giữa mà lần niệm châu; Liên hoa bộ thì đầu ngón cái và ngón giữa bấm vào nhau, 3 ngón kia thì duỗi thẳng; Kim cương bộ thì đầu ngón cái và ngón trỏ bấm vào nhau, 3 ngón còn lại thì duỗi thẳng. Các vị tôn trong Mật giáo có rất nhiều vị tay cầm niệm châu, như Hỏa thiên, Phật mẫu Chuẩn đề, Quan âm Thiên thủ... của Ngoại kim cương bộ thuộc Thai tạng giới, đều cầm niệm châu, trong đó, 1 tay bên phải của bồ tát Quan âm Thiên thủ cầm niệm châu, gọi là tay Sổ châu. [X. phẩm Cụ duyên trong kinh Đại nhật Q.1; kinh Nhất tự Phật đính luân vương Q.4; phẩm Sổ châu nghi tắc trong kinh Đại phương quảng bồ tát tạng Văn thù sư lợi căn bản nghi quĩ Q.11; Thích thị yếu lãm Q.trung; Khai nguyên thích giáo lục Q.3; truyện Đạo xước trong Tục cao tăng truyện Q.20; Loại tụ danh vật khảo Q.255].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gió Bấc


Phù trợ người lâm chung


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.219.166 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (63 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...