Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: như thị ngữ kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: như thị ngữ kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


như thị ngữ kinh:

(如是語經) Như thị ngữ, Pàli: Itivuttaka. Hán âm: Y đế phật đa già. Kinh, gồm 4 thiên (Pàli: Nipàta, tập), tổng cộng 11 chương (Pàli: Vagga, phẩm), 112 kinh, là kinh thứ 4 trong Kinh tạng tiểu bộ (Khuddaka-nikàya) tiếngPàli. Thiên thứ 1 có 3 chương 27 kinh, thiên thứ 2 có 2 chương 22 kinh, thiên thứ 3 có 5 chương 50 kinh và chương thứ 4 có 1 chương 13 kinh. Như thị ngữ nghĩa là nói như thế. Ở cuối mỗi kinh đều có lời kết iti(... như thị) hoặc Ayam pi attho vutto bhagavatà iti me sutan ti (Tôi nghe đức Thế tôn nói nghĩa này). Ở đầu kinh thì mở đầu bằng Vuttam(từng nói như vầy) hoặcVuttaô hetaô bhagavatà vuttam arahatà ti me sutaô (Tôi nghe đức Thế tôn Ứng cúng từng nói như vầy). Trong các kinh, câu văn định hình iti vuccati (Như thị ngôn, nói như vầy) cũng thường được sử dụng, do đó có thể biết nguyên do về cái tên của kinh này.Các kinh đều do văn trường văn mở đầu và văn kết thúc theo 1 hình thức nhất định. Như văn kết thúc của văn xuôi thường là câu: Đức Thế tôn ở đây nói như vậy, sau đó là văn vần được dùng để lập lại nội dung của văn xuôi đã trình bày. Sự kết hợp giữa văn xuôi và văn vần là đặc trưng quan trọng của kinh này. Nhưng trong chương 4, chương 5 của thiên thứ 3 và thiên thứ 4 cũng thiếu câu văn mở đầu, kết thúc và văn vần lập lại. Còn ở cuối mỗi chương đều phụ thêm văn vần tóm tắt. Nói về nội dung thì kinh này theo hình thức trùng tụng(lập lại)trong các kinh, thu tập từ 1 pháp đến 4 pháp có liên quan đến pháp số, tức từ thiên thứ 1 đến thiên thứ 4, lần lượt nói rõ từ 1 pháp đến 4 pháp. Nội dung toàn kinh rộng rãi và khác nhau, nhưng cũng bao hàm về tư tưởng trọng yếu, trong đó, phần chính là giáo lí về người xuất gia, cũng bao gồm cả giáo thuyết về người tại gia. Giáo pháp được trình bày 1 cách đơn giản, phần nhiều còn mang phong cách của kinh cổ xưa. Cứ theo sự suy đoán của các học giả hiện đại thì: 1. Về lịch sử thành lập: Thời đại thành lập thiên thứ 1, thiên thứ 2 tương đối sớm hơn. Trong thiên thứ 3 và thứ 4 có nhiều chỗ bị xem là do người đời sau thêm vào. 2. Về hình thức nguyên thủy của Tiểu bộPàli: Thời kì đầu tiên hình thành Phật giáo bộ phái đã bao gồm kinh này rồi. Trong các kinh điển Hán dịch, tương đương với kinh này có kinh Bản sự, do ngài Huyền trang dịch vào niên hiệu Vĩnh huy năm đầu (650), gồm 7 quyển, 138 kinh, từ phẩm Tam pháp mà thành. Đem bản dịch chữ Hán của kinh này đối chiếu với kinh Như thị ngữ tiếngPàli, thì rõ ràng hệ thống của 2 kinh khác nhau, nhưng thực ra chúng đã phát xuất từ cùng 1 nguồn gốc. Tên tiếng Phạm của kinh Bản sự là Itivfttaka, hàm ý là: Sinh khởi như thế, sự việc phát sinh từ quá khứ, so sánh với Nói như thế (Như thị ngữ)trong bản kinh tiếngPàlithì ngữ ý rất khác nhau. Nhưng nếu so sánh bảnPàli với bản Hán dịch trong hệ thống kinh điển truyền thừa thì phải công nhận rằng bản Pàligần với hình thái nguyên thủy nhất. Ngoài ra, kinh này hiện nay có bản nguyên văn được ấn hành và bản dịch tiếng Anh (Sayings of Buddha, New York, 1908), cùng với bản dịch tiếng Nhật (Nam truyền Đại tạng kinh tập 23). [X. Thiện kiến luật tì bà sa Q.1; A History ofPàliLiterature by B. C. Law; Dictionary of Pàli Proper Names by Malalasekera; A Chinese Collection of Itivuttaka by K. Watanabe (Journal of P. T. S. 1906-1907); A History of Indian Literature, vol. II, by M. Winternitz; Nam Bắc lưỡng truyền đích Bản sự kinh (Độ biên Hải húc, Hồ nguyệt toàn tập thượng quyển); Nguyên thủy Phật giáo thánh điển đích thành lập sử nghiên cứu (Tiền điền Huệ học)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng đánh mất tình yêu


Cảm tạ xứ Đức


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.205.67.119 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...