Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời.
(Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp.
(Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi.
(We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời.
(Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: như lai tạng kinh
KẾT QUẢ TRA TỪ
như lai tạng kinh:
(如來藏經) Kinh, 1. Có 2 bản dịch ra chữ Hán. 1. Đại phương đẳng Như lai tạng kinh, do ngài Phật đà bạt đà la (Phạm: Buddhabhadra, Giác hiền – 359-429) dịch vào năm Nguyên hi thứ 2 (420) đời Đông Tấn, được thu vào Đại chính tạng tập 16. 2. Đại phương quảng Như lai tạng kinh, do ngài Bất không Kim cương (Phạm: Amoghavajra, 705-774) dịch vào khoảng năm Đại lịch (746-771), đời Đường, được thu vào Đại chính tạng tập 16. Hai bản dịch trên đây chỉ khác nhau chút ít, nhưng nội dung bản dịch của ngài Bất không tương đối phong phú và rõ ràng hơn bản dịch của ngài Phật đà bạt đà la. Ngoài ra, hiện còn có bản dịch Tây tạng. Kinh này có 4 lần được dịch ra chữ Hán, nhưng hiện nay chỉ còn bản dịch thứ 3 và thứ 4. Bản đầu tiên do ngài Pháp cự dịch vào đời Tây Tấn, cứ đó suy ra ta có thể biết kinh Như lai tạng đã được truyền vào Trung quốc khoảng thế kỉ III Tây lịch. Vì kinh này giải thích rõ về Như lai tạng (Phạm: Tathàgata-garbha) nên gọi là Như lai tạng kinh. Nội dung nói rõ mặc dù chúng sinh sống trong phiền não khổ đau, nhưng Như lai tạng cũng không vì thế mà bị nhiễm ô; đồng thời, dùng 9 thứ thí dụ để thuyết minh tự tính thanh tịnh của Như lai tạng. Phần thí dụ này chiếm phần lớn bộ kinh. Về hình thức thì sau mỗi đoạn văn trường hàng(văn xuôi)đều có kệ trùng tụng (văn vần lập lại ý chính trong đoạn văn xuôi). Nội dung kinh chỉ nhấn mạnh đến Như lai tạng chứ không nói rõ về mối quan hệ giữa Như lai tạng và thức A lại da. Cứ theo hình thức nội dung và niên đại phiên dịch mà suy đoán, thì kinh này là tác phẩm xuất hiện sớm nhất trong số các kinh luận nói về Như lai tạng. Ý chỉ nòng cốt: Như lai tạng của hết thảy chúng sinh là thường trụ bất biến trong kinh này sau được kinh Niết bàn kế thừa và triển khai thành thuyết Hết thảy chúng sinh đều có Phật tính.
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Sen búp dâng đời
Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn
Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)
Nguồn chân lẽ thật
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...