Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhị thân »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhị thân








KẾT QUẢ TRA TỪ


nhị thân:

(二親) I. Nhị Thân. Chỉ cho 2 loại Phật thân. 1. Sinh thân và Hóa thân: a) Sinh thân: Thân Phật giáng sinh trong cung vua, xuất gia tu hành thành đạo. b) Hóa thân: Các loại thân như trời, người, rồng, quỉ... do Phật dùng sức thần thông biến hóa ra để độ sinh. 2. Sinh thân và Pháp thân: a) Sinh thân: Theo thuyết Tiểu thừa là thân giáng sinh trong cung vua, còn theo thuyết Đại thừa thì là thân ứng hóa tùy cơ hiện sinh. b) Pháp thân: Theo thuyết Tiểu thừa là công đức giới, định, tuệ; còn theo Đại thừa thì là chân thân lí và trí thầm hợp. Tức trong 3 thân thì Pháp thân và Báo thân hợp chung lại làm Pháp thân, còn Ứng thân là Sinh thân.[X. kinh Đại niết bàn Q.34 (bản Bắc); luận Đại trí độ Q.9; Đại thừa nghĩa chương Q.19]. 3. Pháp thân và Giải thoát thân: a) Pháp thân: Thân có vô lượng công đức thù thắng. b) Giải thoát thân: Thân xa lìa sự trói buộc của các phiền não. [X. kinh Giải thâm mật Q.5; luận Du già sư địa Q.78]. 4. Pháp tính thân và Ứng hóa pháp thân, cũng gọi Nhị chủng pháp thân. a) Pháp tính thân: Thực trí từ pháp tính lưu xuất. b) Ứng hóa pháp thân: Tất cả thân từ pháp tính ứng hiện. Hai loại thân này chung cho cả Phật và hàng Bồ tát Thập địa. [X. kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp Q.thượng]. 5. Tịch tĩnh pháp giới thân và Nhân thân. 6. Pháp tính thân và Phụ mẫu sinh thân, cũng gọi Pháp tính sinh thân và Tùy thế gian thân, Pháp tính sinh thân Phật và Tùy chúng sinh ưu liệt hiện hóa Phật, Chân thân và Hóa thân. a) Pháp tính thân: Thân tướng hảo trang nghiêm, có vô lượng ánh sáng và âm thanh. b) Phụ mẫu sinh thân: Thân vì chúng sinh mà chịu các tội báo. [X. luận Đại trí độ Q.9]. 7. Ngôn thuyết pháp thân và Chứng đắc pháp thân: a) Ngôn thuyết pháp thân: Pháp thân vốn vô tướng, lìa các ngôn thuyết, nhưng nếu không nhờ ngôn thuyết thì không hiển bày, vì thế nên gọi là Ngôn thuyết pháp thân. b) Chứng đắc pháp thân: Pháp thân vốn đầy đủ, nhưng vì các phiền não vô minh che lấp nên không hiển hiện, nhờ có tu hành mới chứng được, nên gọi là Chứng đắc pháp thân.[X. Kim cương bát nhã kinh luận Q.thượng]. 8. Chân Phật và Phi chân Phật: Chỉ cho Pháp thân và Ứng hóa thân. Pháp thân là Phật gốc, Ứng hóa thân là Phật ngọn, vì thế chia ra Chân và Phi chân. [X. Kim cương bát nhã kinh luận Q.thượng]. 9. Như lưu tinh thân và Như nhật thân: a) Như lưu tinh thân: Thân như sao băng, đi đến thế giới ở các phương khác. b) Như nhật thân: Thân như mặt trời ở giữa hư không, đồng thời chiếu sáng khắp tất cả mọi nơi. [X. Thập địa kinh luận Q.1]. 10. Pháp tính pháp thân và Phương tiện pháp thân: a) Pháp tính pháp thân: Thân từ Phương tiện pháp thân sinh ra. b) Phương tiện pháp thân: Thân từ Pháp tính pháp thân sinh ra. [X. Vãng sinh luận chú]. 11. Thực tướng thân và Vị vật thân: a) Thực tướng thân: Thân do đức Phật tự chứng. b) Vị vật thân: Thân vì hóa độ chúng sinh mà thị hiện. [X. Vãng sinh luận chú]. (xt. Thực Tướng Thân Vị Vật Thân). 12. Chân thân và Ứng thân: a) Chân thân: Trí đức của chính mình, tức là Pháp thân. b) Ứng thân, cũng gọi Cộng thế gian thân: Thân vì độ thoát chúng sinh mà hóa hiện.[X. Đại thừa nghĩa chương Q.19; Hoa nghiêm kinh sớ sao huyền đàm Q.3]. 13. Lí pháp thân và Trí pháp thân: a) Lí pháp thân: Lí là tính đức, tức thể tính trong sáng xưa nay vốn lìa niệm, cũng như hư không, chư Phật và chúng sinh đều cùng 1 tướng, gọi là Lí pháp thân. b) Trí pháp thân: Trí là tu đức, tức trí thủy giác cứu cánh khế hợp với lí của bản giác thanh tịnh, lí và trí dung hòa, sắc và tâm chẳng hai, nên gọi là Trí pháp thân. [X. Đại minh tam tạng pháp số Q.4]. II. Nhị Thân. Chỉ cho Phần đoạn thân và Biến dịch thân.Phần đoạn thân là thân phần đoạn sinh tử; Biến dịch thân là thân biến dịch sinh tử. (xt. Sinh Tử).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vua Là Phật, Phật Là Vua


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Các tông phái đạo Phật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...