Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhiếp luận tông »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhiếp luận tông








KẾT QUẢ TRA TỪ


nhiếp luận tông:

(攝論宗) Tông phái dựa theo luận Nhiếp đại thừa mà được thành lập, là 1 trong 13 tông phái của Phật giáo Trung quốc, tôn ngài Chân đế làm Tổ khai sáng. Năm Thái thanh thứ 2 (548) đời Lương, ngài Chân đế nhận lời thỉnh của vua Vũ đế vào Kiến khang, rồi vì chiến loạn nên ngài phải lưu lạc các nơi. Năm Thiên gia thứ 4 (563), ngài trụ ở chùa Chế chỉ tại Quảng châu, phiên dịch luận Nhiếp đại thừa 3 quyển của ngài Vô trước và Nhiếp đại thừa luận thích 12 quyển của ngài Thế thân. Đồng thời soạn Nghĩa sớ 8 quyển, biệt dịch Quyết định tạng luận, Tam vô tính luận, Chuyển thức luận và soạn Cửu thức nghĩa kí... tạo thành học thuyết của 1 tông. Ngoài ngài Chân đế, các nhà truyền dịch luận Nhiếp đại thừa và Nhiếp đại thừa luận thích, còn có các ngài: Phật đà phiến đa đời Bắc Ngụy, Đạt ma cấp đa và Hành cự đời Tùy, Huyền trang đời Đường và còn có bản dịch Tây tạng. Nhưng tông Nhiếp luận chỉ dùng bản dịch của ngài Chân đế là chỗ y cứ chính mà thôi. Về môn nhân của ngài Chân đế thì có các vị Tuệ khải, Tào tì, Pháp thái, Tăng tông, Đạo ni, Pháp hoài, Tuệ khoáng... đều nối tiếp nhau hoằng dương Nhiếp luận tại miền Nam. Kịp đến đệ tử của ngài Đạo ni là các vị Đạo nhạc, Trí quang, Tuệ hưu... vào năm Khai hoàng thứ 10 (590), vâng sắc chỉ của vua theo thầy vào Trường an thì từ đó về sau ở miền Nam không còn ai chủ giảng Nhiếp luận. Trước đó, vào năm Khai hoàng thứ 7 (587), ngài Đàm thiên đã vào Trường an để tuyên giảng luận Nhiếp đại thừa. Về sau, vua Văn đế xây chùa Thiền định, thỉnh ngài Đàm thiên trụ trì, ngài lần lượt soạn Nhiếp luận sớ 10 quyển, Cửu thức chương... chùa Thiền định bèn trở thành trung tâm của tông Nhiếp luận. Sau khi thầy trò ngài Đạo ni lên miền Bắc thì phong trào học tập nghiên cứu Nhiếp luận lại càng thịnh, rất nhiều nhân tài xuất hiện. Kể từ Trần qua Tùy đến Đường, lần lượt có các vị: Pháp thường, Trí nghiễm, Tuệ hưu, Linh phạm, Thần chiếu, Đạo kiệt, Tăng vinh, Tuệ tiến, Tĩnh tung, Trí ngưng, Pháp hộ, Đạo nhân, Tăng biện, Trí tắc, Đạo tích, Đạo cơ, Thiện tuệ... đều tận lực hoằng truyền giáo nghĩa Nhiếp luận, hưng thịnh 1 thời. Đến đời Đường, ngài Huyền trang tuyên dương Du già Duy thức, đem luận Nhiếp đại thừa xếp vào làm 1 trong 11 bộ luận được luận Thành duy thức viện dẫn, từđó tông Nhiếp luận dần dần suy vi, cuối cùng, không còn là 1 tông phái độc lập nữa mà bị nhiếp thuộc vào tông Pháp tướng. Luận Nhiếp đại thừa lập 10 loại Thắng tướng, lấy thức A lại da làm chỗ nương của các pháp, thuyết minh tướng của tất cả các pháp đều có 3 tính: Biến kế sở chấp, Y tha khởi và Viên thành thực. Từ đó nhập vào Duy thức quán, tu Lục ba la mật, chứng Thập địa Bồ tát, vào Vô trụ xứ Niết bàn được trí Vô phân biệt, hiển hiện 3 thân Phật. Giáo nghĩa chủ yếu của tông Nhiếp luận là nhằm thuyết minh quan điểm của luận Nhiếp đại thừa. Ngoài 8 thức ra, ngài Chân đế còn dựa vào kinh Lăng già, Quyết định tạng luận... mà đề xướng nghĩa 9 thức, tức ngoài thức A lại da thứ 8 lại lập thêm thức A ma la thứ 9, cho rằng thức A lại da thứ 8 là hữu lậu tùy miên thức, thức A ma la thứ 9 mới là chân thường tịnh thức. [X. Pháp hoa huyền nghĩa Q.5; Duy ma kinh huyền sớ Q.2, 3, 5; Tứ phần luật sớ sức tông nghĩa kí Q.3, phần đầu; Nhiếp đại thừa luận sớ Q.5; Nhiếp đại thừa luận sao; Nhiếp đại thừa luận chương Q.1; Nhiếp luận chương Q.1; Nhiếp đại thừa nghĩa chương Q.4; Tục cao tăng truyện Q.1-4, 10-15, 17, 18, 22, 24-29; Tống cao tăng truyện Q.2; Khai nguyên thích giáo lục Q.7, 8] .(xt. Cửu Thức Nghĩa, A Ma La Thức).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Hát lên lời thương yêu


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Vầng sáng từ phương Đông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...