Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhiếp đại thừa luận thích »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhiếp đại thừa luận thích








KẾT QUẢ TRA TỪ


nhiếp đại thừa luận thích:

(攝大乘論釋) Sách chú thích luận Nhiếp đại thừa của ngài Vô trước. I. Nhiếp Đại Thừa Luận Thích. Phạm: Mahàyàna-saôgraha-bhàwya. Tác phẩm, do ngài Thế thân soạn, có 3 bản Hán dịch: 1. Bản do ngài Chân đế dịch vào đời Trần, gồm 12 quyển, có thuyết nói 15 quyển. Cũng gọi Lương dịch Nhiếp đại thừa luận thích, Nhiếp luận thích, Lương thích luận, được dịch vào năm Thiên gia thứ 4 (563) ở chùa Chế chỉ tại Quảng châu do ngài Tuệ khải ghi chép. 2. Bản do ngài Đạt ma cấp đa và Hành cự cùng dịch vào năm Khai hoàng thứ 10 (590) đời Tùy, gồm 10 quyển, tựa đề là Nhiếp đại thừa luận thích luận, cũng gọi Tùy dịch Thế thân Nhiếp luận. 3. Bản do ngài Huyền trang dịch vào năm Trinh quán 21 đến 23 (647-649) đời Đường, gồm 10 quyển. Người đời gọi là Đường dịch Thế thân Nhiếp luận. Cả 3 bản dịch trên đây đều được thu vào Đại chính tạng tập 31. Trong đó, bản dịch của ngài Chân đế chỉ rõ thể của 8 thức là 1, chủng tử và hiện hành cùng 1 thể và có nói về tên khác của thức A đà na thứ 7. Những điểm này không thấy có trong 2 bản dịch đời Tùy và Đường. Còn những chỗ khác nhau cũng rất nhiều. Điều này là vì giữa các đệ tử của ngài Thế thân có những kiến giải bất đồng, bèn căn cứ vào Thích luận của Ngài mà thêm bớt, cho nên giữa các nguyên bản dịch cũ và mới tất có chỗ khác nhau. Chính ngài Chân đế khi phiên dịch, muốn cho nghĩa lí được sáng tỏ hơn, nên cũng từng có chỗ bổ sung. Bộ sách chú thích này chủ yếu được tông Nhiếp luận sử dụng. Còn các nhà Pháp tướng đời Đường thì chuyên dùng bản dịch của ngài Huyền trang. Ngài Pháp tạng thuộc tông Hoa nghiêm thì căn cứ theo bản dịch (cũ)của ngài Chân đế mà phối hợp với thuyết Thủy giáo và Chung giáo trong Ngũ giáo.Trong các bản chú sớ về sách này hiện còn thì có: Nhiếp luận chương, Nhiếp đại thừa luận sao, Nhiếp đại thừa luận sớ, Nhiếp đại thừa luận nghĩa kí, Nhiếp đại thừa luận Thiên thân thích lược sớ... [X. Lịch đại tam bảo kỉ Q.13; Pháp kinh lục Q.5; Ngạn tông lục Q.2; Đại đường nội điển lục Q.5; Khai nguyên thích giáo lục Q.7, 8]. II. Nhiếp Đại Thừa Luận Thích. Phạm: Mahàyàna-saôgrahopani= bandhana. Cũng gọi Vô tính Nhiếp đại thừa luận thích, Vô tính Nhiếp luận. Tác phẩm, 10 quyển, do ngài Vô tính soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường, được thu vào Đại chính tạng tập 31. Bộ sách này có lẽ đã được biên soạn đồng thời với Nhiếp đại thừa luận thích của ngài Thế thân, nhưng rành rọt hơn. Đối với các tiền đề như: Đại ý về Thù thắng ngữ của Thập tướng thù thắng trong phần Tổng tiêu cương yếu, lí do tại sao Thanh văn thừa không nói về thức A lại da trong phần Sở tri y, các thuyết khác nhau về thức A lại da của các vị Luận sư, 21 thứ công đức và 16 nghiệp sai biệt của Phật trong phần Sở tri tướng, 11 thứ khác nhau về hiện quán của Thanh văn Bồ tát trong phần Nhập sở tri tướng và công đức của Pháp thân trong phần Quả đoạn v.v... và v.v... đều được giải thích 1 cách rõ ràng, tỉ mỉ. Trong luận Thành duy thức có rất nhiều chỗ căn cứ theo bộ sách này. Trong Thành duy thức luận thuật kí, ngài Khuy cơ cũng thường viện dẫn tác phẩm này để giải thích ý nghĩa. Về chú sớ thì có: Vô tính thích luận sớ, 4 quyển, của ngài Trí nghiễm, Vô tính Thích luận cổ tích kí, 1 quyển, của ngài Đại hiền (người Nhật)... nhưng rất tiếc là đều đã thất lạc. [X. Tục cao tăng truyện Q.13; Đại đường nội điển lục Q.5; Khai nguyên thích giáo lục Q.8].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chắp tay lạy người


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Đừng đánh mất tình yêu


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 34.204.52.16 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...