Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhị không »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhị không








KẾT QUẢ TRA TỪ


nhị không:

(二空) Hai thứ không. Về tên gọi cũng như cách giải thích trong các kinh luận có khác nhau. I. Nhân không và Pháp không, gọi chung là Nhân pháp nhị không, Sinh pháp nhị không. Nhân không cũng gọi Ngã không, Sinh không, tức là chân lí nhân ngã không vô. Người phàm phu vọng chấp 5 uẩn(sắc thụ tưởng hành thức)là ngã, cho ngã là chủ tể, sinh ra phiền não, tạo ra các nghiệp. Để phá trừ cái vọng chấp ấy nên đức Phật nói lí 5 uẩn vô ngã, cho rằng ngã chỉ là sự hòa hợp giả tạm của 5 uẩn, hoàn toàn không có chủ tể thường nhất. Hàng Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác nghe lời Phật dạy mà vào được lí vô ngã, gọi là Nhân không. Pháp không, tức là chân lí các pháp không vô. Hàng Nhị thừa khi chưa đạt được lí pháp không thì vẫn còn chấp 5 uẩn là thực có, vì phá trừ vọng chấp này nên Phật nói Bát nhã thâm tuệ, khiến họ thấy suốt tự tính 5 uẩn đều không. Hàng Bồ tát nghe lời dạy ấy của Phật mà vào được lí các pháp đều không, gọi là Pháp không. [X. luận Đại trí độ Q.93; luận Thành duy thức Q.1]. II. Đãn không và Bất đãn không. Có 2 nghĩa: a) Trong 4 giáo Tạng, Thông, Biệt, Viên thì Tạng giáo và Thông giáo không thấu rõ 3 đế Không, Giả, Trung, mà quán xét tất cả pháp thảy đều hư ảo, cứ theo lí không ấy mà dẫn đến lí tột bực là chỉ thấy không chứ chẳng thấy bất không, cho nên gọi là Đãn không. Còn cái không của Biệt giáo và Viên giáo là cái không của 3 đế tương tức, chẳng những chỉ thấy không mà còn thấy cả bất không, bất không tức trung đạo, cho nên gọi là Bất đãn không. b) Đứng về phương diện Tạng giáo và Thông giáo mà nói, thì Tích không quán của Tạng giáo là Đãn không, còn Thể không quán của Thông giáo là Bất đãn không. Đó là vì trong Thể không có bao hàm lí trung đạo.[X. Ma ha chỉ quán Q.3; Thất thiếp kiến văn Q.2, phần cuối]. III. Tính không và Tướng không, gọi chung là Tính tướng nhị không. Các pháp không có thực tính, gọi là Tính không; các pháp đã không có thực tính, mà chỉ có cái tướng giả danh, nhưng tướng này cũng chẳng phải thực có, nên gọi là Tướng không. [X. Ma ha chỉ quán Q.5]. IV. Như thực không và Như thực bất không: Trong thể chân như không có tất cả vọng nhiễm, nhưng hiển bày cái thực 1 cách hoàn toàn, vì thế gọi là Như thực không. Tuy nhiên, trong thể chân như có đầy đủ tất cả công đức vô lậu, cho nên gọi là Như thực bất không. [X. luận Đại thừa khởi tín]. V. Quyền không và Thực không, gọi chung là Quyền thực nhị không. Nghĩa là lí Sinh không mà hàng Nhị thừa ngộ nhập là Quyền không; còn lí Sinh pháp nhị không mà hàng Bồ tát ngộ nhập là Thực không. [X. luận Bảo tính; luận Biện trung biên Q.thượng; Đại thừa huyền luận Q.4]. Ngoài ra, trong Mật giáo, khi kết ấn khế, dùng 5 ngón tay phối hợp với 5 luân mà gọi đất là ngón út, nước là ngón vô danh, lửa là ngón giữa, gió là ngón trỏ và không là ngón cái, bởi thế, khi nói Nhị không tức là chỉ cho 2 ngón tay cái vậy.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.120.133 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (56 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...