Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhị đế »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhị đế








KẾT QUẢ TRA TỪ


nhị đế:

(二諦) Cũng gọi Chân tục nhị đế. Chỉ cho Chân đế và Tục đế. - Chân đế(Phạm: Paramàrtha-satya, Pàli: Paramattha-sacca), cũng gọi Thắng nghĩa đế, Đệ nhất nghĩa đế. Chỉ cho chân lí xuất thế gian. - Tục đế (Phạm:Saôvfti-satya, Pàli: Sammuti-sacca), cũng gọi Thế tục đế, Thế đế. Chỉ cho chân lí thế gian. Về ý nghĩa của Nhị đế thì các kinh luận Đại thừa và Tiểu thừa nói không giống nhau, nay nêu ra mấy điểm chính như sau: I. Thuyết của Tiểu thừa. 1. Trong các kinh điển của Phật giáo nguyên thủy, như kinh A hàm nói khá nhiều về Tứ đế (khổ, tập, diệt, đạo) nhưng rất ít bàn đến Nhị đế, chỉ có kinh Phân biệt thánh đế trong Trung a hàm quyển 7 nêu ra từ Chân đế, nhưng chưa dùng chung với Tục đế. Rồi trong kinh Tăng nhất a hàm quyển 3 có nói đến từ Nhị đế nhưng tiếc là nội dung không rõ ràng. 2. Luận Câu xá quyển 22 không những chỉ nêu lên danh từ Chân đế, Tục đế, mà còn trưng ra ví dụ nói rõ ý nghĩa của những từ này. Chẳng hạn các vật như cái bình, cái áo... 1 khi đã bị hủy hoại thì không thể gọi là cái bình, cái áo được nữa. Lại như nước, lửa... nếu dùng trí tuệ siêu đẳng mà phân tích thì thành các yếu tố sắc, hương, vị... nên cũng không thể gọi là nước, lửa được nữa. Đại khái những vật được đặt cho cái tên giả (có giả) như trên là những điều mà kiến thức thông thường ở thế gian đều công nhận thì gọi là Thế tục đế. Trái lại, sắc, hương, vị... là những yếu tố cấu thành sự tồn tại của muôn vật, cho dù hình thái của chúng có bị nghiền nát đến cực nhỏ nhiệm (cực vi) đi nữa, hoặc dùng trí tuệ siêu đẳng mà phân tích đi nữa, thì bản chất của chúng vẫn hằng tồn tại không thay đổi, thì gọi là Thắng nghĩa đế, là chân lí xuất thế gian.3. Phẩm Lập giả danh trong luận Thành thực quyển 1cho rằng các pháp sắc, hương, vị... và Niết bàn đều là Chân đế; trái lại, như cái bình, nước... do các yếu tố cơ bản sắc, hương... tạo thành, vì là nhân duyên hòa hợp, chỉ có cái tên giả chứ không có thực thể, cho nên gọi là Tục đế. Chẳng hạn như người là do 5 uẩn hòa hợp mà thành nên cũng thuộc về Tục đế. 4. Kinh bộ chủ trương các pháp do trí vô lậu xuất thế gian và chính trí thế gian hậu đắc công nhận, gọi là Thắng nghĩa đế; trái lại, các pháp do trí hữu lậu công nhận, gọi là Thế tục đế. 5. Theo thuyết của luận Đại tì bà sa quyển 77, những sự vật dùng kiến thức thông thường của thế gian mà hiểu biết được thì gọi là Thế tục đế; còn đạo lí chân thực do Thánh trí vô lậu thấu suốt, thì gọi là Thắng nghĩa đế. II. Thuyết của Đại thừa. 1. Cứ theo phẩm Thánh hạnh trong kinh Niết bàn quyển 13 (bản Bắc), thì điều mà mọi người thế gian đều hiểu, gọi là Thế đế; còn cái mà người xuất thế chứng biết, gọi là Đệ nhất nghĩa đế. Lại nữa, cái có tên có thực là Đệ nhất nghĩa đế, cái có tên không thực là Tục đế. Như lí của Tứ đế là Đệ nhất nghĩa đế; vòng lửa, dợn nắng, thành Càn thát bà, lông rùa, sừng thỏ... là Thế tục đế. 2. Theo phẩm Quán tứ đế trong Trung luận quyển 4, tất cả sự vật không có tính cố định bất biến (tức thực thể, tự tính),mà chúng là cái không, không sinh không diệt, biết rõ cái lí không này là Đệ nhất nghĩa đế. Còn cái tác dụng bảo trì tính không ấy lại phải dựa trên những sự vật giả hiện để hiển bày và do mối quan hệ hỗ tương đối đãi mà sinh ra tác dụng nhận thức; rõ biết được pháp giả danh ấy, gọi là Thế tục đế. Thế tục đế tuy không phải là pháp cùng tột, nhưng có thể nhờ đó mà tìm hiểu để tiếp cận với Thắng nghĩa đế. Chẳng hạn như ngôn ngữ, tư tưởng, quan niệm... của người ta đều thuộc Thế tục đế, nhưng không nhờ những thứ đó thì cũng không có cách nào tìm hiểu được Đệ nhất nghĩa đế. Mà đã không hiểu rõ Đệ nhất nghĩa đế thì cũng không thể chứng được Niết bàn. 3. Phẩm Nhị đế trong kinh Nhân vương bát nhã quyển thượng lại tiến thêm bước nữa mà nêu ra thuyết Nhị đế tương tức, Chân tục bất nhị. Tức là nếu đứng về phương diện đế lí mà nhận xét, thì có Chân đế và Tục đế khác nhau, nhưng nếu dùng trí tuệ chân thực mà quán chiếu thì 2 đế chỉ là 1, lí ấy rất rõ ràng. Ngoài ra, còn có thuyết Tứ trùng nhị đế (4 lớp nhị đế) của Tì đàm, Thành thực và Đại thừa được thuyết minh như sau: a) Lớp thứ 1 chủ trương có là Tục đế, không là Chân đế, đây là thuyết của các nhà Tì đàm. b) Lớp thứ 2 cho rằng có, không là Tục đế, chẳng phải có chẳng phải không là Chân đế, đây là thuyết của các nhà Thành thực.c) Lớp thứ 3 chủ trương có không, chẳng có chẳng không là 2, chẳng 2, là Tục đế, cho chẳng có chẳng không, chẳng phải chẳng có, chẳng phải chẳng không, là chẳng 2, chẳng phải chẳng 2, là Chân đế (thuyết của Đại thừa). d) Lớp thứ 4 cho 3 lớp trước là Tục đế, còn lớp thứ 4 này là cảnh giới tuyệt đối, dứt bặt nói năng, suy nghĩ, là Chân đế (thuyết của Đại thừa). [X. kinh Bồ tát bản nghiệp anh lạc Q.thượng; luận Du già sư địa Q.55; luận Biện trung biên Q.trung; luận Hiển dương thánh giáo Q.6; Đại thừa trang nghiêm kinh luận Q.2; phẩm Vô tướng luận Thành thực Q.2; phẩm Kiến nhất đế luận Thành thực Q.15; luận Tạp a tì đàm tâm Q.10].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Học Phật Đúng Pháp


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Ai vào địa ngục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.146.37.35 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (81 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...