Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhất thừa tam thừa »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhất thừa tam thừa








KẾT QUẢ TRA TỪ


nhất thừa tam thừa:

(一乘三乘) Một thừa ba thừa. Giáo pháp duy nhất của Phật giáo có công năng làm cho tất cả chúng sinh đều thành Phật, nên gọi là Nhất thừa. Nhưng vì căn cơ, trình độ của chúng sinh không đều nhau, vì phải thích ứng để giáo hóa mang lại lợi ích cho tất cả chúng sinh, cho nên giáo pháp Nhất thừa được chia làm 3, gọi là Tam thừa. Danh từ Nhất thừa có xuất xứ từ các kinh như: Phẩm Minh nan trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phương tiện trong kinh Pháp hoa, chương Nhất thừa trong kinh Thắng man... Nhất thừa cũng gọi là Phật thừa, Nhất Phật thừa, Nhất thừa giáo, Nhất thừa cứu cánh giáo, Nhất thừa pháp, Nhất đạo. Bộ kinh tuyên dương giáo pháp Nhất thừa được gọi là Nhất thừa kinh, còn người tin nhận và tu học theo giáo pháp Nhất thừa thì gọi là Nhất thừa cơ. Giáo pháp sâu rộng của Nhất thừa được ví dụ như biển cả, gọi là Nhất thừa hải. Vì Nhất thừa là giáo nghĩa cao nhất của Đại thừa, nên trong sách Phật có từ ngữ Nhất thừa cực xướng. Còn như kinh Pháp hoa là bộ kinh điển thuyết minh lí Nhất thừa, nên được gọi là Nhất thừa diệu điển, văn kinh của kinh Pháp hoa được gọi là Nhất thừa diệu văn. Cứ theo luận Cứu cánh Nhất thừa bảo tính quyển 2 và Đại thừa trang nghiêm kinh luận uyển 4, thì Thanh văn thừa thuộc Tiểu thừa, Hạ thừa; Duyên giác thừa thuộc Bích chi phật thừa, Độc giác thừa, Trung thừa; Bồ tát thuộc Đại thừa, Phật thừa, Như lai thừa, Thượng thừa. Bởi thế, giáo pháp của Tam thừa gọi là Tam thừa giáo. Thanh văn thừa và Duyên giác thừa không tin nhận giáo pháp Đại thừa, cho nên gọi là Ngu pháp nhị thừa; còn như hàng Bồ tát nhị thừa hồi tiểu hướng đại, thì gọi là Bất ngu pháp nhị thừa. Trong pháp Đại thừa, tông Pháp tướng chia chúng sinh làm 5 chủng tính, trong đó hàng Định tính Thanh văn, Định tính Duyên giác và Định tính Bồ tát tín thụ Tam thừa giáo, chỉ có hàng Bất định tính Bồ tát mới có thể tín thụ Nhất thừa giáo và chứng quả Phật, vì thế mới chọn lấy lập trường Tam thừa chân thực, Nhất thừa phương tiện. Nhưng tông Thiên thai và tông Hoa nghiêm thì ngược lại, xem Nhất thừa là Phật giáo chân thực, cho nên đều chủ trương Nhất thừa chân thực, Tam thừa phương tiện. Còn tông Tam luận thì cho Bồ tát thừa trong Tam thừa là chân thực, Nhị thừa là phương tiện. Ngoài Tam thừa ra, tông Thiên thai và tông Hoa nghiêm còn lập riêng Phật thừa. Vì vậy mà tông Pháp tướng và tông Tam luận được gọi là Tam xa gia; còn tông Thiên thai và tông Hoa nghiêm thì được gọi là Tứ xa gia. Sự khác nhau giữa Tam xa và Tứ xa có căn cứ trong phẩm Thí dụ kinh Pháp hoa, đoạn thuyết minh về mối quan hệ giữa Tam thừa và Nhất thừa mà ra. Sau hết, tông Hoa nghiêm gọi nền giáo lí cùng tột là Nhất thừa Viên giáo mà cho các tông nghĩa khác là Biệt giáo. [X. phẩm Phương tiện trong kinh Pháp hoa Q.1; kinh Giải thâm mật Q.2; luận Hiển dương thánh giáo Q.20; Nhiếp đại thừa luận thích Q.10 (ngài Huyền trang dịch)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đức Phật và chúng đệ tử


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Vào thiền


Truyện cổ Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...