Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhân thập tứ quá »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhân thập tứ quá








KẾT QUẢ TRA TỪ


nhân thập tứ quá:

(因十四過) Tiếng dùng trong Nhân minh. Mười bốn lỗi của Nhân. Trong Tam chi tác pháp (luận thức 3 phần)của Nhân minh, do phần thứ 2 là Nhân (lí do)không chính xác mà tạo thành 14 lỗi, được chia làm 3 loại: 1. Bốn lỗi bất thành, gồm: Lưỡng câu bất thành, Tùy nhất bất thành, Do dự bất thành và Sở y bất thành, đều do Nhân thiếu tướng thứ 1 tạo ra. 2. Sáu lỗi bất định, gồm: Cộng bất định, Bất cộng bất định, Đồng phẩm nhất phần chuyển dị phẩm biến chuyển bất định, Dị phẩm nhất phần chuyển đồng phẩm biến chuyển bất định, Câu phẩm nhất phần chuyển bất định và Tương vi quyết định bất định, đều do Nhân thiếu tướng thứ 2 hoặc thứ 3 tạo nên. 3. Bốn lỗi tương vi, gồm: Pháp tự tướng tương vi, Pháp sai biệt tương vi, Hữu pháp tự tướng tương vi và Hữu pháp sai biệt tương vi, đều do Nhân cùng lúc thiếu cả tướng thứ 2 và tướng thứ 3 tạo nên. Lỗi thứ nhất: Lưỡng câu bất thành (Hai bên đều thấy Nhân này là sai). Cả người lập luận và người vấn nạn đều không thấy Nhân này có quan hệ với Tông pháp (danh từ trước của Tông). Như lập luận thức: Tông: Âm thanh là vô thường. Nhân: Vì con mắt thấy được. Trong trường hợp trên, ai cũng biết rằng cái Nhân (lí do) Vì là con mắt thấy được chẳng dính dáng 1 chút gì đến âm thanh cả. Tông nói 1 đường Nhân nói một nẻo, chuyện đầu Ngô mình Sở và cả đôi bên lập luận và địch luận đều thấy rõ lỗi ấy, cho nên gọi là Lưỡng câu bất thành. Lỗi thứ hai: Tùy nhất bất thành (Một bên không thừa nhận). Nghĩa là 1 bên thì cho là Nhân có quan hệ với Tông, còn 1 bên thì cho rằng Nhân không hoàn toàn có quan hệ với Tông. Chẳng hạn, đứng trước Thanh hiển luận sư mà Thắng luận sư lập luận: Tông: Âm thanh là vô thường. Nhân: Vì nó có tính cách được tạo ra. Nhưng chủ trương của Thanh hiển luận cho rằng âm thanh có trước khi phát âm, đến khi phát âm(nghĩa là có sự tác động) nó mới hiển rõ ra cho ta nghe thấy, chứ không phải lúc phát âm mới có, mới phát sinh. Do đó, âm thanh là thường có, không phải vô thường. Như thế, Nhân ở đây chỉ được người lập luận thừa nhận, còn đối phương thì không thừa nhận, cho nên gọi là Tùy nhất bất thành. Lỗi thứ ba: Do dự bất thành (Do dự). Trong trường hợp này Nhân có quan hệ với Tông hay không, chưa thể quyết định được, vì thế gọi là Do dự. Như có người từ xa xa trông thấy 1 đám gì đang bay lên, chưa rõ là mây, là khói hay sương mù, hoặc là bụi... mà lập luận thức. Tông: Đàng kia có lửa cháy. Nhân: Vì trông như có khói bay lên. Nhân trong luận thức này không thành lập được Tông, vì còn do dự không quyết, nên gọi là Do dự bất thành. Lỗi thứ tư: Sở y bất thành. Danh từ trước của Tông là chỗ dựa(sở y) của Nhân, nếu như danh từ trước không được đối phương thừa nhận thì Nhân này cũng bị lỗi. Nghĩa là nếu Tông phạm lỗi Sở biệt bất cực thành thì Nhân cũng bị luôn lỗi Sở y bất thành. Như Thắng luận sư đối với Vô không luận sư (người chủ trương không có hư không) mà lập luận thức: Tông: Hư không là thực có. Nhân: Vì là chỗ nương (sở y) của đức. Hư không là khái niệm được học phái Thắng luận công nhận là có thật, nhưng phái Vô không luận thì phủ nhận, cho là không có thực thể, bởi thế, Nhân ở đây không có chỗ dựa nên phạm lỗi Sở y bất thành. Bốn lỗi trên là do Nhân thiếu quan hệ với Tông, gọi là 4 lỗi Bất thành. Lỗi thứ năm: Cộng bất định (Có cả đồng phẩm và dị phẩm). Đây là trường hợp mà phạm vi của Tông quá rộng, bao hàm cả tính cách đồng phẩm và tính cách dị phẩm của Tông. Chẳng hạn như Thanh luận sư đối với đệ tử Phật mà lập luận: Tông: Âm thanh là thường còn. Nhân: Vì có tính cách đo lường được. Trong trường hợp này, cái Nhân (lí do) Vì có tính cách đo lường được có thể thành tựu cho đồng phẩm của Tông (như cái bình...), mà cũng có thể thành tựu cho dị phẩm của Tông (như hư không). Như vậy không thể xác định được rằng Tông đúng hay không đúng, nên gọi là Bất định. Lỗi thứ sáu: Bất cộng bất định (không có đồng phẩm cũng không có dị phẩm). Trong trường hợp này thì phạm vi của Nhân lại hẹp quá, chẳng liên quan gì đến tính cách đồng phẩm mà cũng không dính líu gì đến tính cách dị phẩm. Như lập luận thức: Tông: Âm thanh là thường còn. Nhân: Vì là cái nghe được vậy. Trong trường hợp này, những cái thường còn (đồng phẩm của Tông) và những cái vô thường (dị phẩm của Tông), không 1 cái gì có tính cách nghe được cả. Nói cách khác, ngoài âm thanh ra, trên thế giới này không còn có 1 cái gì có tính cách nghe được nữa. Như vậy, Nhân chẳng có liên quan gì với đồng phẩm hay dị phẩm và do đó không thể biện minh cho sự thành lập của Tông, mà cũng chẳng tìm đâu ra 1 ví dụ. Cho nên bị lỗi Bất định. Lỗi thứ bảy: Đồng phần, Dị toàn bất định (Có 1 phần đồng phẩm và toàn phần dị phẩm). Trong trường hợp này Nhân có 1 phần đồng phẩm và toàn phần dị phẩm. Như lập luận thức: Tông: Nguyễn văn A là đàn bà. Nhân: Vì không sinh con. Đàn ông không sinh con, đàn bà cũng có người không sinh con. Như vậy, đồng phẩm chỉ có một phần thôi và 1 phần không (nghĩa là chỉ có 1 số đàn bà không sinh con, chứ không phải toàn thể đàn bà không sinh con), còn dị phẩm lại hoàn toàn có (nghĩa là toàn thể Nguyễn văn A đều không sinh con). Trong trường hợp này, cái Nhân Vì không sinh con không thể xác định được Nguyễn văn A là đàn ông hay đàn bà, cho nên bị lỗi Bất định. Lỗi thứ tám: Dị phần, đồng toàn bất định(Có tính cách đồng phẩm mà lại bị xen vào 1 ít dị phẩm). Trong trường hợp này Nhân cũng bị lỗi Bất định. Như lập luận thức: Tông: Nguyễn văn A là đàn ông. Nhân: Vì không sinh con. Toàn thể đàn ông không sinh con đã đành, nhưng đàn bà cũng có người không sinh con, thế là Nhân bị xen vào 1 phần dị phẩm, cho nên phạm lỗi Bất định. Lỗi thứ chín: Câu phần bất định (Có 1 ít đồng phẩm và 1 ít dị phẩm). Nhân có 1 phần đồng phẩm và cũng có 1 phần dị phẩm, nhưng không đủ tính cách quan hệ với Tông, do đó không xác định sự thành lập Tông. Như Thanh luận sư đối với Thắng luận sư mà lập luận thức: Tông: Âm thanh là thường còn. Nhân: Vì không có tính chất ngại. Trong trường hợp này, thường còn lấy hư không, cực vi... làm đồng phẩm, như thế thì Vì không có tính chất ngại chỉ đúng với hư không chứ không đúng với cực vi (bởi lẽ cực vi cũng còn là vật chất, vẫn có tính chất ngại). Hoặc lấy cái bình, niềm vui... làm đồng phẩm thì Vì không có tính chất ngại đúng với niềm vui mà không đúng với cái bình... Như vậy, Nhân đồng thời cùng quan hệ 1 phần với đồng phẩm và 1 phần với dị phẩm, không xác định được Tông là thường còn hay vô thường, cho nên bị lỗi bất định. Từ lỗi thứ 5 đến lỗi thứ 9, là do thiếu tính cách đồng phẩm hoặc bị xen lẫn tính cách dị phẩm mà có, gọi là 5 lỗi Bất định về Nhân. Lỗi thứ mười: Tương vi quyết định bất định, cũng gọi Tương vi quyết định. Đây là 1 lỗi đặc biệt trong 33 lỗi Nhân minh. Trong 5 lỗi (từ lỗi thứ 5 đến lỗi thứ 9) được trình bày ở trên, đều do Nhân thiếu mất tướng thứ 2 hoặc tướng thứ 3 mà gây ra, do đó, không quyết định được sự thành lập Tông, nên là những lỗi Bất định. Nhưng lỗi thứ 10 không thuộc vào loại Bất định trên, vì, đứng về mặt lập luận mà nói thì Nhân trong trường hợp này đầy đủ cả 3 tướng, có thể chứng minh cho Tông, chứ không phải bất định như 5 trường hợp nói trên. Vấn đề ở đây là: Người lập luận chủ trương âm thanh là vô thường, kẻ đối phương thì chủ trương ngược lại: Âm thanh là thường còn. Tông nghĩa của 2 bên trái nhau, nhưng Nhân của 2 bên đều có đủ điều kiện thành lập Tông (nghĩa là đủ cả 3 tướng), nên không thể quyết định ai phải ai trái, để đến nỗi bị lỗi này. Trường hợp có thể gọi là bất phân thắng bại, nhưng theo luận lí Nhân minh thì 2 bên bại cả, vì luận thức của đôi bên đều sai nên mới đến nỗi như thế. Cũng như trên đã nói, phái Thắng luận chủ trương Âm thanh là vô thường, đứng trước phái Thanh sinh luận chủ trương Âm thanh là thường còn mà lập luận thức: Tông: Âm thanh là vô thường. Nhân: Vì là do sự động tác mà có ra. Dụ: Như cái bình... Đó là 1 luận thức mà phần Nhân hoàn toàn đầy đủ, không thiếu 1 điều kiện nào trong 3 tướng. Nhưng, vì phái Thanh sinh luận cùng với phái Thắng luận đều thừa nhận là tính chất của âm thanh có thể nghe được, có thể là thường còn, cho nên phái Thanh sinh luận lại đối với Thắng luận mà lập: Tông: Âm thanh là thường còn. Nhân: Vì là cái nghe được. Dụ: Ví như tính chất của âm thanh. Vì cả 2 phái đều thừa nhận tính chất âm thanh có thể nghe thấy, có thể thường còn nên luận thức sau vẫn đầy đủ 3 điều kiện (phái Thanh sinh luận liệt tính chất âm thanh vào đồng phẩm với Tông). Luận thức của 2 bên đều đầy đủ, không ai thuyết phục được ai, như vậy, trên lập trường Nhân minh đều bị lỗi bất định. Lập luận đúng, nhưng không tìm thấy lỗi của đối phương nên cũng bị lỗi. Trong trường hợp như thế thì phải dùng 1 thứ Nhân hoàn toàn hơn để thuyết phục đối phương. Lỗi thứ mười một: Pháp tự tướng tương vi (Trái với chủ trương của Tông). Pháp là danh từ sau (hậu trần) của Tông, trái với ý nghĩa của Tông. Như lập luận thức: Tông: Anh A sẽ không phải chết. Nhân: Vì anh ta là 1 sinh vật. Không một sinh vật nào mà sẽ không chết, như vậy rõ ràng sinh vật đã mâu thuẫn với ý nghĩa sẽ không phải chết, nên phạm lỗi Pháp tự tướng tương vi. Lỗi thứ mười hai:Pháp sai biệt tương vi (Trái với chủ trương của Tông). Lỗi này do Nhân trái với ý nghĩa ẩn tàng trong Tông. Như muốn chứng minh sự tồn tại của 1 nguyên lí duy nhất sáng tạo ra muôn vật mà lập luận thức: Tông: Muôn vật phải là do 1 cái gì khác tạo ra. Nhân: Vì tự mình không thể tạo ra mình được. Dụ: Ví như đồ vật nhân tạo. Đứng về phương diện ngôn ngữ mà nhận xét, thì luận thức trên đây không có 1 lỗi nào có thể chỉ trích hay bác bỏ được. Thiên chúa giáo chủ trương Thần tạo ra muôn vật và ở ngoài vòng muôn vật. Và câu do 1 cái gì khác tạo ra ấy không phải là 1 nguyên nhân khác, 1 điều kiện khác mà chính là muốn nói do 1 vị thần duy nhất tạo ra. Chỉ vì sợ bị lỗi bất cực thành nên phải nói gián tiếp như thế. Tại sao? Vì cái Nhân tự mình không thể tạo ra mình được đã là mâu thuẫn hẳn với ý nghĩa của Tông rồi. Vì nếu mình không thể tự tạo ra mình, thì vị thần duy nhất kia do ai tạo ra? Không lẽ vị thần ấy lại tự tạo ra mình? Lỗi thứ mười ba: Hữu pháp tự tướng tương vi (Trái với danh từ trước). Lỗi này là do Nhân trái với ý nghĩa trong danh từ trước (tiền trần) của Tông. Như Thắng luận sư lập luận thức: Tông: Tính có không phải là Thực, là Đức, là Nghiệp. Nhân: Vì có 1 Thực, vì có Đức, Nghiệp. Trong trường hợp này, Nhân dùng tính có(Hữu tính) để phủ định Thực, Đức, Nghiệp, nhưng đồng thời cũng lại phủ định luôn cả Tính có. Vì thế nên bị lỗi. Lỗi thứ mười bốn: Hữu pháp sai biệt tương vi(Mâu thuẫn với ý nghĩa ẩn tàng trong danh từ trước của Tông). Như lập luận thức: Tông: Có một đấng thường trụ. Nhân: Vì không có hình tướng. Ý của người lập luận là muốn lập 1 đấng Tạo hóa tạo ra muôn vật, nhưng nếu bị đối phương bác bỏ bằng luận thức: Tông: Đấng ấy của ông là thường trụ, nhưng không tạo ra được vật gì cả. Nhân: Vì không có hình tướng. Thì người lập luận sẽ bị lỗi mâu thuẫn với ý nghĩa ẩn tàng trong danh từ trước của Tông mà mình muốn thành lập. [X. luận Nhân minh nhập chính lí; Nhân minh đại sớ tư sao Q.4; Đông phương luận lí học (Nhất hạnh)]. (xt. Nhân Minh Tam Tướng, Nhân Minh).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.219.63.90 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (56 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...