Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhập tạng »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhập tạng








KẾT QUẢ TRA TỪ


nhập tạng:

(入藏) I. Nhập Tạng. Loại sách biên tập tất cả kinh điển Hán dịch và soạn thuật của các nhà tập pháp Trung quốc và Nhật bản, gọi là Nhập tạng. Bắt đầu vào cuối đời Đông Tấn, ngài Đạo an đã chỉnh lí tất cả kinh điển đang được lưu hành lúc bấy giờ, biên thành bộ Tông lí chúng kinh mục lục.Đến đời Nam Tề, ngài Tăng hựu soạn Xuất tam tạng kí tập, biên tập Mục lục các kinh được dịch vào các đời Đông Tấn, Lưu Tống và Nam Tề. Hai sách trên chỉ là các bộ Mục lục có trước Đại tạng kinh, vẫn chưa phân biệt Đại thừa, Tiểu thừa hoặc Kinh, Luật, Luận. Việc các triều vua qui định Đại tạng kinh bắt đầu từ năm Thiên giám 17 (518) đời Lương, ngài Bảo xướng ở chùa Trang nghiêm, vâng sắc chỉ soạn Lương thế chúng kinh mục lục, 4 quyển. Trong năm Vĩnh hi (532-533) đời Ngụy, cư sĩ Lí khuếch soạn Ngụy thế chúng kinh mục lục, 1 quyển. Trong năm Vũ bình (570-575) đời Cao Tề, ngài Pháp thượng soạn Tề thế chúng kinh mục lục, 1 quyển. Đến đây thì đại khái kinh điển đã được phân loại: - Lương thế chúng kinh mục lục gồm có kinh Đại thừa 262 bộ, 674 quyển; kinh Tiểu thừa 285 bộ, 400 quyển, được chia làm 12 loại: Những bản dịch các kinh đã có từ trước,Thiền kinh, Giới luật, Nghi kinh, Chú kinh, Số luận, Nghĩa kí, Tùy sự biệt danh, Tùy sự cộng danh, Thí dụ, Phật danh và Thần chú... tất cả có 1433 bộ, 3741 quyển. - Nguyên Ngụy chúng kinh mục lục chia thành 10 loại: Đại thừa kinh, Đại thừa luận, Đại thừa kinh tử chú, Kinh luận Đại thừa chưa dịch, Tiểu thừa kinh, Tiểu thừa luận, Có tên mà chưa thấy bản kinh, không phải kinh thật, không phải luận thật, kinh do người đời giả tạo... tất cả 427 bộ, 2053 quyển. - Tề thế chúng kinh mục lụcchia làm 8 loại: Tạp tạng, Tu đa la, Tì ni, A tì đàm, Biệt, Chúng kinh sao, Chúng, Nhân tác, gồm có 787 bộ, 2334 quyển. Ngoài ra, cứ theo Quảng hoằng minh tập quyển 22, vào năm Bảo định thứ 3 (563) đời Bắc Chu, có Đại tạng kinh được biên tập do triều đình qui định. Đến năm Khai hoàng 14 (594) đời Tùy, ngài Pháp kinh vâng sắc xét định kinh mục, biên thành Chúng kinh mục lục. Năm Khai hoàng 17 (597), cư sĩ Phí trường phòng biên soạn Lịch đại tam bảo kỉ, 15 quyển, trong đó, Đại lục 9 quyển, Nhập tạng lục 2 quyển, tương đương với biên soạn Kinh mục lục trong Tạng kinh. Năm Nhân thọ thứ 2 (602) đời Tùy, ngài Ngạn tông phụng chiếu biên soạn Chúng kinh mục lục. Từ đây về sau, qua các triều đại, tiếp tục có những bộ Kinh lục lần lượt xuất hiện như: Đời Đường, năm Khai nguyên 18 (730), ngài Trí thăng soạn Khai nguyên thích giáo lục, 20 quyển. Năm Trinh nguyên thứ 10 (794), ngài Viên chiếu vâng sắc biên soạn Đại đường trinh nguyên tục Khai nguyên thích giáo lục, 3 quyển. Năm Bảo đại thứ 3 (945) đời Nam Đường, ngài Hằng an vâng sắc biên soạn Tục trinh nguyên thích giáo lục, 1 quyển. Đây là bản Kinh lục viết tay cuối cùng. Nghĩa là từ cuối đời Lục triều đến cuối đời Ngũ đại, kinh điển Phật chỉ viết tay để lưu truyền. Đến đời Triệu Tống, sau khi kĩ thuật ấn loát được phát minh thì từ đó kinh sách mới được khắc in. Bản khâm định (do nhà vua qui định) Đại tạng được khắc in đầu tiên là bản đời Bắc Tống, cũng gọi Thục bản, in xong vào năm Thái bình hưng quốc thứ 8 (983). Về sau, các bản Đại tạng kinh đều căn cứ vào bản in này mà được biên tập và ấn hành. Đời Nam Tống có các bản Đại tạng kinh chùa Pháp bảo Tư phúc tại Tư khê, Đại tạng kinh Viên giác Thiền viện tại Tư khê, Đại tạng kinh Thích sa Diên thánh viện... Đời Nguyên có khâm định Đại tạng kinh bản chùa Hoằng pháp, bản tư nhân thì Đại tạng kinh bản chùa Đại phổ ninh ở Hàng châu (bản này hiện được Nhật bản bảo tồn). Đến đời Minh, khâm định Đại tạng kinh tuy có chia ra Nam tạng và Bắc tạng, nhưng ngoại trừ sự tổ chức biên tập khác nhau, còn nội dung thì chỉ xê dịch chút ít. Đến đời Thanh thì vào năm Càn long thứ 3 (1738), vua Cao tông hoàn thành khâm định Đại tạng kinh. Đây là bản Đại tạng kinh cuối cùng do triều đình ấn hành. Về phía Nhật bản thì vào thời đại Đức xuyên (1603-1867), Đại tạng kinh đầu tiên do ngài Thiên hải căn cứ vào bản đời Tống, Trung quốc, mà khắc in; sau lại có Đại tạng kinh do ngài Thiết nhãn ấn hành dựa theo bản đời Minh. Đến thời Minh trị (1868- 1911), có Đại Nhật bản hiệu đính súc khắc Đại tạng kinh (gọi tắt: Súc khắc tạng kinh: Đại tạng rút gọn), Đại Nhật bản hiệu đính tạng kinh (Tạng kinh chữ Vạn..) được ấn hành. Thời Đại chính (1912-1925) thì có Đại chính tân tu Đại tạng kinh (Đại chính tạng kinh). [X. Xuất tam tạng kí tập; Lịch đại tam bảo kỉ; Nhân thọ chúng kinh mục lục; Khai nguyên thích giáo lục; chương 4, bộ 3 trong Phật thư giải thuyết đại từ điển Phật điển tổng luận (Tiểu dã Huyền diệu)]. (xt. Đại Tạng Kinh, Trung Văn Đại Tạng Kinh). II. Nhập Tạng. Tức là người đi vào nước Tây tạng hoặc đồ vật được vận chuyển vào xứ này. Như sự kiện Công chúa Văn thành nhà Đường được gả cho vua Khí tông lộng tán (Tạng: Sroíbtsan sgam-po) là việc nhập Tạng đầu tiên được ghi chép rõ ràng trong lịch sử. Từ đó, văn hóa Trung quốc và Ấn độ cũng nối nhau nhập Tạng và người nhập Tạng theo đó cũng nhiều. (xt. Tây Tạng Phật Giáo).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Đừng đánh mất tình yêu


Cho là nhận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.200.26.112 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...