Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhân »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhân








KẾT QUẢ TRA TỪ


nhân:

(因) Phạm: Hetu. I. Nhân. Nguyên nhân dẫn sinh ra kết quả. Nói theo nghĩa hẹp thì nguyên nhân bên trong trực tiếp dẫn sinh ra kết quả, gọi là Nhân (nội nhân = nhân bên trong), còn nguyên nhân bên ngoài gián tiếp giúp đỡ thì gọi là Duyên(ngoại duyên=duyên bên ngoài). Nhưng, nói theo nghĩa rộng, tất cả những điều kiện góp phần vào việc dẫn sinh ra kết quả và giúp cho vạn vật sinh tồn, biến hóa, thì đều được gọi là Nhân. Tức là Nhân theo nghĩa rộng bao gồm cả Nội nhân và Ngoại duyên. Về chủng loại của Nhân thì có các thuyết: Hai nhân, Năm nhân, Sáu nhân, Mười nhân, trình bày sơ lược như sau: 1. Hai loại nhân: Gồm có: Năng sinh nhân và Phương tiện nhân, Chính nhân và Liễu nhân, Chính nhân và Duyên nhân, Tập nhân (cũng gọi Đồng loại nhân) và Báo nhân (cũng gọi Dị thục nhân), Dẫn nhân (cũng gọi Khiên dẫn nhân, là Nghiệp chủng tử gián tiếp dẫn sinh quả báo trong đời vị lai lâu xa) và Sinh nhân (cũng gọi Sinh khởi nhân, là Nghiệp chủng tử trực tiếp dẫn sinh quả báo trong đời vị lai gần kề), Thông nhân (Nhân chung cho nhiều quả báo) và Biệt nhân (Nhân riêng cho 1 quả báo đặc biệt). 2. Năm loại nhân: Gồm: Sinh nhân, Y nhân, Lập nhân, Trì nhân và Dưỡng nhân. Nếu lấy 4 đại (đất, nước, lửa, gió) tạo ra muôn vật làm Nhân và muôn vật được tạo ra làm Quả, thì 4 đại đối với muôn vật có đủ ý nghĩa của 5 Nhân trên đây. Tức là: Sinh nhân, chỉ cho 4 đại là Nhân sinh ra muôn vật; Y nhân, chỉ cho 4 đại là Nhân làm chỗ nương tựa cho muôn vật; Lập nhân, chỉ cho 4 đại là Nhân bảo tồn muôn vật; Trì nhân, chỉ cho 4 đại là Nhân tiếp tục duy trì muôn vật; còn Dưỡng nhân, chỉ cho 4 đại là Nhân nuôi lớn muôn vật. Hai thuyết trên là do luận Đại tì bà sa quyển 111 và luận Câu xá quyển 7 lập ra. Kinh Đại bát niết bàn quyển 21 (bản Bắc) thì chia tất cả Nhân làm 5 loại là: Sinh nhân, Hòa hợp nhân, Trụ nhân, Tăng trưởng nhân và Viễn nhân. 3. Sáu loại nhân: Tông Hữu bộ chia Nhân ra làm 6 loại: a) Năng tác nhân: Trừ tự thể ra, tất cả các pháp hữu vi, vô vi khác đều có khả năng trở thành Nhân sinh ra tự thể. Loại này lại được chia làm 2 thứ là Hữu lực năng tác nhân và Vô lực năng tác nhân. b) Câu hữu nhân: Pháp đồng thời tồn tại, làm Nhân lẫn cho nhau. Cũng được chia làm 2 thứ là Hỗ vi quả câu hữu nhân vàĐồng nhất quả câu hữu nhân. c) Đồng loại nhân: Khi các pháp cùng loại liên tục sinh ra thì pháp trước là nhân đồng loại của pháp sau. d) Tương ứng nhân: Sự quan hệ hỗ tương giữa tâm và tâm sở trong nhân Câu hữu. e) Biến hành nhân: Sức mạnh của phiền não (tức Biến hành hoặc) trong Đồng loại nhân có thể ảnh hưởng đều khắp tất cả các pháp nhiễm ô. f) Dị thục nhân: Ác nghiệp và thiện nghiệp hữu lậu chiêu cảm quả báo vô kí. Ngoài ra còn có thuyết 6 loại nhân:Đương hữu nhân, Tương tục nhân, Tướng nhân, Năng tác nhân, Hiển liễu nhân và Đãi nhân. 4. Mười loại nhân: Do tông Duy thức thành lập. - Tùy thuyết nhân: Ngôn ngữ (năng thuyết) là Nhân miêu tả sự vật (sở thuyết), nên ngôn ngữ là Tùy thuyết nhân. - Quan đãi nhân (cũng gọi Dĩ hữu nhân). Quan đãi chỉ cho tính tương đối, tính điều kiện. Tương đối với 1 vật nào đó mà nói, cái điều kiện có thể dẫn sinh ra 1 yêu cầu nhất định là Quan đãi nhân, như đói khát là Quan đãi nhân của việc ăn uống, tay là Quan đãi nhân của sự cầm vật, chân là Quan đãi nhân của sự đi lại... - Khiên dẫn nhân: Chủng tử là Nhân dẫn sinh ra tự quả trong vị lai lâu xa.- Nhiếp thụ nhân: Tất cả các duyên ngoài chủng tử có thể trợ giúp lẫn nhau để sinh ra quả.- Sinh khởi nhân: Chủng tử là Nhân dẫn sinh ra tự quả trong vị lai gần.- Dẫn phát nhân: Khi chủng tử khởi hiện hành, có khả năng dẫn sinh ra quả cùng loại.- Định biệt nhân: Tất cả các pháp hữu vi đều có thể dẫn sinh ra tự quả mà không làm cho nhau hỗn loạn.- Đồng sự nhân: Nhân và quả hòa hợp làm một.- Tương vi nhân: Nhân tạo ra sự trái ngược khi các pháp sinh thành.- Bất tương vi nhân: Nhân tạo ra sự thuận lợi cho các pháp sinh thành. Ngoài ra, luận Phật tính quyển 2 nêu 3 nhân Phật tính là: Ứng đắc, Gia hạnh và Viên mãn. Kim quang minh kinh huyền nghĩa quyển thượng và Tứ giáo nghĩa cũng nêu 3 nhân Phật tính là: Chính nhân, Liễu nhân và Duyên nhân. Còn kinh Pháp hoa và kinh Trí ấn thì nêu lên các thuyết 7 loại nhân, 11 loại nhân... Kinh Ưu bà tắc giới quyển 1 lại nêu ra thuyết 12 loại nhân... Ngoài các thuyết nói trên đây, còn có thuyết 10 tập nhân, tức chỉ cho 10 thứ ác nghiệp chìm mê chẳng ngộ, nên đời vị lai đã sinh vào địa ngục. Hết thảy các pháp đều do nhân duyên mà sinh khởi, có nhân ắt có quả, như lấylúa mì làm ví dụ: Hạt lúa mì là nhân, còn mưa, nắng, gió, sức người, đất đai, phân bón... là duyên. Có đủ các nhân duyên như vậy mới sinh ra được hạt lúa mì. Thuyết Nhân quả tương ứng tương thù này là lí luận cơ bản của Phật giáo để giải thích rõ mối quan hệ giữa hết thảy sự vật trong thế giới.[X. kinh Đại bát niết bàn Q.28, 29 (bản Bắc); luận A tì đạt ma phát trí Q.1; luận Đại tì bà sa Q.16; luận Câu xá Q.6; luận Đại trí độ Q.32; luận Du già sư địa Q.5, 38; luận Hiển dương thánh giáo Q.18; luận Thành duy thức Q.2, 8].II. Nhân. Tiếng dùng trong Nhân minh. Chỉ cho lí do mà người lập luận dựa vào để thành lập Tông(mệnh đề), là 1 trong 5 chi tác pháp(tác pháp 5 phần) của Cổ nhân minh; 1 trong 3 chi tác pháp của Tân nhân minh. Trong đối luận Nhân minh, Nhân (lí do) là căn cứ mà người lập luận dựa vào để biện luận và chứng minh cho chủ trương của mình, khiến đối phương phải thừa nhận. Nhân được chia làm 2 loại: 1. Chính nhân: Có đủ 3 điều kiện: Phải hoàn toàn có quan hệ với Tông, phải quyết định có tính cách của đồng phẩm, tuyệt đối không được có tính cách của dị phẩm. Đây là Nhân đúng, hoàn toàn chính xác, có thể bênh vực được cho Tông. 2. Tự nhân: Tự là sai, nghĩa là dường như đúng mà kì thực là sai. Tức là Nhân (lí do) không có đủ 3 điều kiện nói trên, là Nhân sai lầm, hoàn toàn không chứng minh được cho Tông. Tự nhân còn được chia làm 3 loại: Bất thành, Bất định và Tương vi.[X. luận Nhân minh nhập chính lí; Nhân minh nhập chính lí luận sớ Q.thượng; Nhân minh nhập chính lí luận minh đăng sao Q.1, phần cuối; Đông phương luận lí học (Nhất hạnh]. (xt. Bất Thành Nhân, Bất Định Nhân, Nhân Tam Tướng, Nhân Minh, Tương Vi).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Di giáo


Phát tâm Bồ-đề


Gõ cửa thiền


Những tâm tình cô đơn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.184.237 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...