Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nguyệt thị »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nguyệt thị








KẾT QUẢ TRA TỪ


nguyệt thị:

(月氏) Kuwana. Cũng gọi Nguyệt chi, Nguyệt để, Nhục chi. Một chủng tộc sinh sống ở khoảng thế kỉ III trước Tây lịch đến thế kỉ V Tây lịch ở các vùng tây Bắc Trung quốc, Tây vực, giữa Trung quốc và Ấn độ, tây bắc Ấn độ, lưu vực sông Hằng, lưu vực Ngũ hà v.v... Giữa các học giả có nhiều thuyết về chủng tộc Nguyệt thị, hoặc cho rằng họ thuộc chủng tộc Tây tạng, hoặc chủng tộc Mông cổ, chủng tộc Đột quyết, Ấn độ Tây đề á (Indo-cythians), Để khương... Tập tục của chủng tộc này giống với tập tục của tộc Hung nô. Theo Sử kí và Hán thư thì tộc Nguyệt thị sống ở khoảng giữa Đôn hoàng và núi Kì liên thuộc vùng Tây bắc Trung quốc. Vào đầu đời Hán, vì tránh Hung nô ở phía bắc, nên họdời sang phía tây, sau cướp lấy đất của tộc Tắc (Saka) và Ô tôn, hàng phục Đại hạ (Bactria), chiếm cứ 1 vùng từ song Qui (nay là sông A mẫu) trở về phía bắc, gọi là Đại nguyệt thị. Số còn lưu lại ở Đôn hoàng thì chiếm cứ vùng Nam sơn (tức núi Kì liên), gọi là Tiểu nguyệt thị, cũng gọi Hoàng trung nguyệt thị (Hoàng trung tức vùng phụ cận Tây ninh ngày nay), Hoàng trung nguyệt thị hồ. Sau khi định cư, Đại nguyệt thị đóng đô ở thành Lam tử (thuộc Bắc bộ A phú hãn hiện nay) về phía nam sông Qui, đem vùng đất của Đại hạ chia cho Ngũ hấp hầu (năm chư hầu)trấn giữ: Hưu mật hấp hầu cai quản thành Hòa mặc (Sarik-chaupan), Song mi hấp hầu cai quản thành Song mi (Mastoj), Quí sương hấp hầu cai quản thành Hộ táo (tây bộ Wakhan), Hật đốn hấp hầu cai quản thành Bạc mao (Badaxshan) và Đô mật (Cao phụ) hấp hầu cai quản thành Cao phụ (Jamgan). Ngũ hấp hầu đều trực thuộc Đại nguyệt thị. Hơn 100 năm sau, Quí sương Hấp hầu là Khưu tựu khước (Kujura adphises I) đánh dẹp hết 4 Hấp hầu kia, tự lập làm vua, đặt quốc hiệu là Quí sương (Kushàn) thay cho địa vị của Đại nguyệt thị, rồi chinh phục An tức, thôn tính vùng đất Cao phụ (Kabul, thủ đô của nước Afghanistan ngày nay), đồng thời diệt Bộc đạt, Kế tân (Dardisthan), chiếm vùng đất tỉnh Bàng già phổ (Panjab) của Ấn độ... Từ đó về sau, Đại nguyệt thị lẽ ra phải được gọi là Vương triều Quí sương, nhưng Trung quốc vẫn cứ gọi là Đại nguyệt thị. Sau khi Khưu tựu khước mất, con là Diêm cao trân Wema Kadphises II) lên thay, lại đánh chiếm lấy nước Kiện đà la ở Bắc Ấn độ, để tướng quân lại trấn giữ, đó là thời kì toàn thịnh của Đại nguyệt thị. Thời kì Diêm cao trân tại vị, ông ra sức phát triển giao thông đối ngoại, đặc biệt là trao đổi sứ thần với La mã, dùng vàng đúc tiền để mở mang kinh tế. Cũng nhờ sự dung hợp văn hóa Đông Tây mà nền mĩ thuật Phật giáo kiểu Hi lạp được hình thành, tức là mĩ thuật Kiện đà la mà đối với nền mĩ thuật Phật, giáo châu Á nói chung, đã có ảnh hưởng rất sâu đậm. Đến thời vua Ca nị sắc ca thì biên cương lại được mở rộng thêm, thế lực của Đại nguyệt thị vượt qua dãy núi Thông lãnh sang phía đông, đến sông Qui ở phía Bắc, An tức ở phía tây và phía nam thì lưu vực Ngũ hà cho đến dãy núi Tần đà sơn (Vindhya). Vua đóng đô ở thành phố Bố lộ sa bố la (Phạm: Puruwapura), hết sức bảo hộ Phật pháp, xây cất chùa tháp, đồng thời, triệu thỉnh 500 vị A la hán đến nước Ca thấp di la để biên soạn luận Đại tì bà sa. Trong lịch sử Phật giáo Ấn độ, lòng chân thành kính tin và sự cống hiến của vua Ca nị sắc ca đối với Phật giáo chỉ đứng sau vua A dục (Phạm: Azoka) mà thôi. Các bậc Đại luận sư lừng danh như: Long thụ, Mã minh... đều sinh vào thời đại vua Ca nị sắc ca. Khoảng thế kỉ III trước Tây lịch, vua A dục của Ấn độ từng phái các vị Truyền giáo tăng sứ đến nước Đại hạ hoằng pháp, mà Đại hạ đương thời là căn cứ địa của Đại nguyệt thị, cho nên đương nhiên là giữa Đại nguyệt thị và Phật giáo đã có sự tiếp xúc. Lãnh thổ của Đại nguyệt thị lúc đó đã rất rộng: Từ Bắc Ấn độ cho đến phía nam dãy núi Hưng đô khố thập (Hindukush), vì thế, Đại nguyệt thị chẳng những chỉ trở thành môi giới của việc giao lưu văn hóa giữa Trung quốc và Ấn độ mà đối với việc truyền bá Phật pháp sang phía đông cũng có ảnh hưởng rất to lớn. Cứ theo Lí hoặc luận của Mâu tử và Hậu Hán thư quyển 42, thì trong năm Vĩnh bình (58-78) vua Minh đế nhà Hậu Hán từng sai các ông Thái hâm, Tần cảnh v.v... đến Đại nguyệt thị sao chép kinh Phật mang về Lạc dương. Các bậc Đại đức Tam tạng nổi tiếng như: Chi lâu ca sấm, Chi diệu, Chi cương lương tiếp v.v... của Nguyệt thị cũng nối tiếp nhau đến Trung quốc truyền pháp. Còn những vị mang họ Chi như: Chi lượng, Chi khiêm, Trúc pháp hộ, Chi pháp độ, Chi đạo căn, Chi thi luân... đại khái tổ tiên của các vị đều thuộc chủng tộc Nguyệt thị, trong đó, ngài Trúc pháp hộ vốn có tên là Nguyệt chi bồ tát, là người sống ở Đôn hoàng, con cháu đời sau của Tiểu nguyệt thị ở vùng Nam sơn còn sót lại. Ngoài ra, Đại đường tây vực kí của ngài Huyền trang và Vãng ngũ Thiên trúc quốc truyện của ngài Tuệ siêu người Triều tiên, thì các ngài Diệu âm, Pháp thắng, Đàm ma nan đề, Phù đà bạt ma, Di đà sơn, Đạt ma mạt ma... đều đã xuất thân từ Đại nguyệt thị. Sau khi vua Ca nị sắc ca băng hà, các vua: Ngõa tây sắc ca (Phạm:Vasiwka), Phất duy sắc ca (Phạm:Huviwka), Ngõa tô đề bà (Phạm:Vàsudeva).... lần lượt lên nối ngôi. Đến thời vua Ngõa tô đề bà, vương triều Tát san (Sàsan) của Ba tư và vương triều Cấp đa (Gupta) ở Trung Ấn độ kế tiếp nổi lên, còn ở phía bắc lại bị Hung nô xâm nhập, cho nên thế nước suy dần và đến khoảng thế kỉ thứ V (470-480) thì diệt vong. [X. Xuất tam tạng kí tập Q.2; Đại uyển liệt truyện thứ 63 trong Sử kí; Tây vực truyện 78 trong Hậu Hán thư; Đại nguyệt thị quốc chi Phật giáo (Vũ khê Liễu đế); Trung quốc biên cương dân tộc sử (Lưu nghĩa đường); Tây vực sử thượng chi tân nghiên cứu (Bạch điểu Khố cát); Đông dương học báo 2, phần 1].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Kinh Dược sư


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.147.252 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...