Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó.
(Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn.
(Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua.
(The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm.
(Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó.
(If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
(五味) Phạm: Paĩca rasà.I. Ngũ Vị. Chỉ cho 5 vị: Nhũ (Phạm: Kwìra, sữa), lạc (Phạm: Dadhi, váng sữa), sinh tô (Phạm: Navanìta, sữa đặc), thục tô (Phạm: Ghfta, bơ), đề hồ (Phạm: Sarpirmaịđa, phó mát). Năm vị này đều được chế biến từ sữa.Các kinh luận thường dùng 5 vị này để ví dụ sự sai khác về căn cơ hoặc giáo pháp. Như kinh Niết bàn quyển 10 (bản Bắc) nói: Thanh văn như sữa, Duyên giác như lạc, Bồ tát như sinh tô, thục tô, chư Phật Thế tôn như đề hồ. Đây là ví dụ về căn cơ (người), còn ví dụ về giáo pháp (pháp) thì như kinh Niết bàn quyển 14 (bản Bắc), phẩm Thánh hạnh (Đại 12, 449 thượng) nói: Ví như từ bò vắt ra nhũ (sữa), từ nhũ có lạc (váng sữa), từ lạc có sinh tô (sữa đặc), từ sinh tô có thục tô (bơ), từ thục tô có đề hồ (phó mát). Đề hồ là thức ăn ngon nhất, có nhiều dược chất, có thể chữa khỏi các bệnh. Này các thiện nam tử! Phật cũng như thế, từ Phật có 12 thể tài kinh, từ 12 thể tài kinh có Tu đa la, từ Tu đa la có kinh Phương đẳng, từ kinh Phương đẳng có Bát nhã ba la mật, từ Bát nhã ba la mật có Đại niết bàn; cũng như đề hồ, nói đề hồ là ví dụ Phật tính, Phật tính tức là Như lai. Đoạn văn kinh trên đây từ ngài Tuệ quán đời Lưu Tống và cư sĩ Lưu cầu đời Tiêu Tề đến nay đều được dùng để ví dụ thứ tự thuyết giáo của 1 đời đức Phật, nhưng sự giải thích của các nhà thì có nhiều điểm dị đồng. Đại phẩm kinh du ý của ngài Cát tạng (Đại 33, 66 hạ) nói: Bàn về vị tương sinh của 5 nhà, nhà thứ 1 nói rằng, 12 thể tài phối hợp với A hàm, Tu đa la phối với Thiền kinh. Tại sao? Vì định hay phát sinh trí nên Tu đa la được phối với Thiền kinh. Phương đẳng phối với Bát nhã, Tư ích..., Bát nhã phối với Pháp hoa, Đề hồ phối với Niết bàn. Ngài Thiên thai Trí khải thì dựa theo thứ tự thời gian thuyết giáo của 1 đời đức Phật mà lập thành 5 thời, rồi dùng 5 vị phối hợp với 5 thời, ví dụ cho sự phát sinh dần dần của 5 thời giáo, gọi là Ước giáo tương sinh, lại dùng tính đậm, lạt của 5 vị ví dụ cho sự lợi, độn của căn cơ, gọi là Ước cơ nùng đạm. Năm vị: 1. Nhũ vị: Vị sữa từ bò mà có, cho nên được dùng để ví dụ 12 thể tài kinh từ đức Phật nói mà có. Đầu tiên, đức Phật tuyên thuyết giáo pháp Hoa nghiêm viên đốn, chỉ dành cho hàng Bồ tát đại cơ, không chung cho hàng Thanh văn, Duyên giác. Vì kinh Hoa nghiêm được nói ra trước tiên, sâu cạn lẫn lộn nên ví như vị sữa. 2. Lạc vị: Vị váng sữa từ sữa mà có, cho nên được dùng để ví dụ 9 thể tài kinh là từ 12 thể tài kinh mà ra. Thời thứ 2, đức Phật ở vườn Lộc dã nói kinh A hàm, dắt dẫn hàng Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác, dứt trừ Kiến, Tư hoặc, chứng lí chân không là từ đốn bày ra tiệm, nên ví dụ như vị váng sữa. 3. Sinh tô vị: Vị sữa đặc có từ váng sữa, cho nên được dùng để ví dụ những kinh Phương đẳng Đại thừa được nói ra tiếp sau 9 thể tài kinh. Ở thời thứ 3, đức Phật tuyên thuyết các kinh Đại thừa như Lăng già, Lăng nghiêm... khen ngợi Đại thừa, quở trách Tiểu thừa, khiến hàng Tiểu thừa chán Tiểu mến Đại, cho nên ví dụ như sữa đặc. 4. Thục tô vị: Vị bơ từ sữa đặc mà có, cho nên dùng để ví dụ kinh Bát nhã được nói ra tiếp sau kinh Phương đẳng. Ở thời thứ 4, đức Phật tuyên thuyết các môn không tuệ, quét sạch nghi chấp của hàng Nhị thừa, trao cho giáo pháp Đại thừa, khiến cho tâm họ dần dần thông suốt, nên ví như vị thục tô. 5. Đề hồ vị: Vị phó mát từ bơ mà có, cho nên dùng để ví dụ kinh Pháp hoa và kinh Niết bàn được nói tiếp sau kinh Bát nhã. Ở thời thứ 5, trên hội Linh sơn, đức Phật tuyên thuyết kinh Pháp hoa xóa bỏ Quyền giáo Tam thừa của 4 vị trước để qui về Thực giáo Nhất thừa viên diệu, khiến cho chúng sinh đều được thành Phật; lại nói kinh Niết bàn, đề cao giới luật và bàn về lí thường trụ, cho nên ví dụ như vị đề hồ tối thượng. [X. Pháp hoa huyền nghĩa thích tiêm Q.1, phần đầu; Pháp hoa kinh văn cú Q.6, phần cuối; Tam luận du ý nghĩa; Đại thừa huyền luận Q.5 (phần Giáo tích nghĩa); Niết bàn kinh nghĩa kí Q.10 (Tịnh ảnh); Niết bàn kinh hội sớ Q.13]. (xt. Ngũ Thời Bát Giáo). II. Ngũ Vị. Chỉ cho 5 vị: Chua, đắng, ngọt, cay, mặn.
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở
Dưới cội Bồ-đề
Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng
Quy Sơn cảnh sách văn
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...