Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngũ trí »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngũ trí








KẾT QUẢ TRA TỪ


ngũ trí:

(五智) Phạm:Paĩca jĩànàni.I. Ngũ Trí. Năm trí thể của đức Đại nhật Như lai do Mật giáo thành lập.1. Pháp giới thể tính trí (Phạm: Dharma-dhàtu-svabhava-jĩàna): Tức là trí thể tính của các pháp thế gian và xuất thế gian. Trí này đạt được khi thức A ma la thứ 9 từ hữu lậu chuyển thành vô lậu; phối với Đại nhật Như lai ở Trung ương và Phật bộ. 2. Đại viên kính trí (Phạm: Adarzajĩàna): Tức trí hiển hiện muôn tượng trong pháp giới đều trong sạch tròn sáng. Trí này đạt được khi thức A lại da thứ 8 từ hữu lậu chuyển thành vô lậu; phối với đức A súc Như lai ở phương Đông và Kim cương bộ, vì thế cũng gọi là Kim cương trí.3. Bình đẳng tính trí (Phạm: Samatàjĩàna), cũng gọi Quán đính trí. Tức tríhiển hiện đầy đủ tính bình đẳng của các pháp. Trí này đạt được khi thức mạt na thứ 7 từ hữu lậu chuyển thành vô lậu; phối với đức Bảo sinh Như lai ở phương Nam và Bảo bộ.4. Diệu quan sát trí (Phạm: Pratyave= kwanà), cũng gọi Liên hoa trí, huyển pháp luân trí. Tức trí xem xét căn cơ chúng sinh mà nói pháp 1 cách tự tại. Trí này đạt được khi ý thức thứ 6 từ hữu lậu chuyển thành vô lậu; phối với đức Phật A di đà ở phương Tây và Liên hoa bộ.5. Thành sở tác trí (Phạm: Kftyà= nuwỉhàna-jĩàna), cũng gọi Yết ma trí. Tức trí thành tựu sự nghiệp của mình và người. Trí này đạt được khi 5 thức trước từ hữu lậu chuyển thành vô lậu; phối với đức Phật Bất không thành tựu ở phương Bắc và Yết ma bộ. Trên đây là nói về Kim cương giới; nếu nói về Thai tạng giới thì năm trí theo thứ tự được phối hợp với: Đại nhật Như lai, Bảo chàng Như lai, Khai phu hoa Như lai, Vô lượng thọ Như lai và Thiên cổ lôi âm Như lai. Năm trí này lại có 2 nghĩa: Biệttướng và Các cụ. Biệt tướng là phối hợp riêng 5 trí với 5 đức Phật và 5 bộ. Còn Các cụ là tất cả chư Phật đều có đủ 5 trí. Đó là ý chỉ đặc biệt sâu xa Nhị nhi bất nhị, Tức li bất mậu(hai mà không hai, tức, lìa không lầm) của Mật giáo.[X. kinh Đại bi không trí kim cương đại giáo vương nghi quĩ Q.2; Kim cương đính du già lược thuật tam thập thất tôn tâm yếu; Lược thuật kim cương đính du già phân biệt thánh vị pháp môn; Kim cương đính kinh nhất tự đính luân vương du già nhất thiết thời xứ niệm Phật thành Phật nghi quĩ; Tức thân thành Phật nghĩa].II. Ngũ Trí. Chỉ cho 5 thứ trí mà đức Phật đã chứng được nói đến trong kinh Vô lượng thọ quyển hạ và trong Lược luận an lạc tịnh độ nghĩa.Đó là: 1. Phật trí: Gọi chung tất cả trí của Phật.2. Bất tư nghị trí: Trí Phật không thể nghĩ bàn, có thể lấy ít làm nhiều, lấy gần làm xa, lấy nhẹ làm nặng, lấy dài làm ngắn và ngược lại.3. Bất khả xưng trí: Trí Phật dứt bặt nói năng, không phải tướng chẳng phải hình, vượt ngoài đối đãi.4. Đại thừa quảng trí: Trí Phật biết tất cả, dứt sạch phiền não, đầy đủ thiện pháp, độ hết chúng sinh.5. Vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí: Trí Phật chân thực chẳng hư dối, được Tam muội như thực, thường ở trong định mà chiếu soi khắp muôn pháp, không có gì so sánh được, không thể suy lường được.Vô lượng thọ kinh tông yếu (bản 2 quyển) phối hợp Bất tư nghị trí với Thành sở tác trí, phối hợp Bất khả xưng trí với Diệu quan sát trí, phối hợp Đại thừa quảng trí với Bình đẳng tính trí và phối hợp Vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí với Đại viên kính trí.[X. Vô lượng thọ kinh nghĩa sớ Q.hạ (Tuệ viễn); Vô lượng thọ kinh nghĩa sớ (Cát tạng); Vô lượng thọ kinh liên nghĩa thuật văn tán Q.hạ].III. Ngũ Trí.Năm thứ trí do bậc Thánh chứng được nói trong luận Thành thực quyển 16:1. Pháp trụ trí: Trí biết rõ các pháp sinh khởi.2. Nê hoàn trí: Trí biết rõ các pháp diệt hết.3. Vô tránh trí: Trí không tranh cãi với người khác.4. Nguyện trí: Trí ở trong các pháp không bị chướng ngại.5. Biên tế trí: Trí tối thượng, được sức tự tại đối với sự thêm bớt của mệnh sống.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Quy Sơn cảnh sách văn


Sống đẹp giữa dòng đời


Tôi đọc Đại Tạng Kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.223.123 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...