Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngũ chi tác pháp »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngũ chi tác pháp








KẾT QUẢ TRA TỪ


ngũ chi tác pháp:

(五支作法) Phạm: Paĩca-avayava-vàkya. Cũng gọi Ngũ phần tác pháp. Tiếng dùng của Nhân minh cũ. Phương thức suy luận được cấu tạo nên bởi 5 chi, tức là: Tông (Phạm:Pratijĩà), Nhân (Phạm: Hetu), Dụ (Phạm: Udàharaịa), Hợp (Phạm: Upanaya) và Kết (Phạm: Nigamana). Phương thức lập luận của các bậc Đại sư thuộc Nhân minh cũ như các ngài Di lặc, Vô trước, Thế thân v.v... đều không nhất định. Luận Du già sư địa của ngài Di lặc và luận Hiển dương thánh giáo của ngài Vô trước, đều nói rằng khi nghị luận, có thể thành lập 8 pháp, đó là: Lập tông, biện nhân, dẫn dụ, đồng loại, dị loại, hiện lượng, tỉ lượng và chính giáo lượng. Trong đó, 5 pháp trước thông thường được gọi là luận thức Ngũ chi tác pháp, cũng tức là luận thức Ngũ phần được nói trong luận Như thực của ngài Thế thân. Phương pháp luận chứng 5 chi hoặc 5 phần như sau: 1. Lập tong (mệnh đề): Trên núi kia đang có lửa cháy. 2. Biện nhân (lí do): Vì thấy có khói trên núi. 3. Dẫn dụ (thí dụ chứng minh) chia làm 2 loại: Đồng dụ và Dị dụ. Đồng dụ: Có khói ắt có lửa, như trong nhà bếp; Dị dụ: Không có lửa thì chẳng có khói, như trong hồ nước. 4. Hợp (dùng sau mệnh đề khẳng định): Núi đó cũng như thế. 5. Kết (phần kết luận, tức lập lại Tông): Vì thế biết trên núi đó đang có lửa cháy. Ngũ chi tác pháp nói trên, ngoài các vị Luận sư của Phật giáo ra, cũng được các học phái khác ứng dụng. Như ông Kiều đạt ma (Phạm: Gotama) của học phái Ni da dã (Phạm: Nyàya) trong 6 pháiTriết học ở Ấn độ cũng từng lập luận thức hệt như luận thức 5 phần nói trên. Lại nữa, trong tác pháp 5 chi, khi thuộc tính của 2 đối tượng giống nhau về 1 mặt nào đó, thì đi đến kết luận là thuộc tính của các mặt khác cũng giống nhau. Nhưng kết luận này có thể đúng mà cũng có thể sai, vì nó thuộc về phương pháp loại suy. Đối với tác pháp 5 chi, trong bộ Chính lí kinh chú, ông Phiệt sa diễn na đã có sự phát triển quan trọng, trong chi Dụ (đồng dụ và dị dụ) ông đều thêm 1 mệnh đề Toàn xưng, làm cho chi Dụ gần giống như Tam đoạn luận pháp (syllogism). Qua sự cải tạo của ông, tác pháp 5 chi đã từ phương pháp loại suy tiến đến phương thức diễn dịch suy lí và kết luận có tính logic tất nhiên. Chẳng hạn như tác pháp 5 chi trong Chính lí kinh chú sau đây: 1. Tông: Âm thanh là vô thường. 2. Nhân: Vì nó được tạo ra. 3. Đồng dụ: Phàm những cái được tạo ra đều là vô thường, như cái chậu, cái dĩa v.v... -Dị dụ: Phàm những cái không phải do tạo ra mà có thì đều là thường trụ, như thần ngã... 4. Hợp: Âm thanh lời nói cũng như thế, vì là cái được tạo ra (hợp đồng dụ); Âm thanh không giống như thần ngã, không thuộc về cái không phải do tạo ra mà có (hợp dị dụ). 5. Kết: Vì thế biết âm thanh là vô thường. Ngũ chi tác pháp của ông Phiệt sa diễn na chỉ có 3 danh từ (trừ thí dụ chứng minh), nếu bỏ Hợp, Kết thì 3 chi Tông, Nhân, Dụ đại khái tương đương với kết luận, Tiểu tiền đề và Đại tiền đề của Tam đoạn luận pháp. Còn nếu bỏ Tông, Nhân thì 3 chi Dụ, Hợp và Kết đại khái giống với Tam đoạn luận pháp. Tuy nhiên, đứng về phương diện logic mà nói, thì Toàn xưng phán đoán được sử dụng trong phần Dị dụ chưa được chặt chẽ. Mãi đến thế kỉ VI, Đại luận sư Nhân minh là ngài Trần na (Phạm: Dignàga), trong Tập lượng luận đề ra Tam chi tác pháp(luận thức 3 phần): Lập tông, Biện nhân, Dẫn dụ với sự cải cách lớn lao thì luận lí Nhân minh mới được hoàn chỉnh và cũng từ đó luận chứng Nhân minh được chia thành Cựu Nhân minh (Ngũ chi tác pháp), và Tân Nhân minh (Tam chi tác pháp) khác nhau. [X. luận Du già sư địa Q.15; luận Hiển dương thánh giáo Q.11; luận Đại thừa a tì đạt ma Q.16; phẩm Đọa phụ xứ luận Như thực; Nhân minh nhập chính lí luận sớ Q.thượng, phần đầu; Du già sư địa luận lược toản Q.5; Nhân minh nhập chính lí luận sớ Q.1 (Văn quĩ); History of Indian Logic, Calcutta, 1921 by S.C. Vidvabhùsana; Indian Logic in the Early School, Oxford, 1930 by H.N. Randle; Ấn độ triết học nghiên cứu 5; Phật giáo luận lí học (Vũ tỉnh Bá thọ)]. (xt. Tam Chi Tác Pháp, Nhân Minh).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Di giáo


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Gió Bấc


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...